THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CS QUẢN LÝ RỦI RO TT-TH TỰ NHIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2016 –

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ thực hiện CS quản lý RRTT TH tại tỉnh quảng bình (Trang 41 - 44)

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 2.1. Thực trạng thực thi chính sách rủi ro TT-TH tự nhiên

Trong những năm gần đây (2016 – 2020), tình hình thời tiết tại Quảng Bình diễn ra thất thường. Các hình thái thời tiết mang tính thiên tai, và thậm chí là thảm họa như nắng nóng, mưa lũ, bão lụt liên tục diễn ra. Ước tính tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra lớn hơn nguồn ngân sách thu được. Chỉ riêng trong năm 2017, tổng thiệt hại do thiên tai gây ra gấp đôi tổng thu ngân sách thu được. Đây chính là tình trạng thực tế của các CS quản lý RRTT-TH tại Quảng Bình. Quá trình này được diễn ra được xem xét dựa trên các bước thực hiện hay tổ chức thực hiện CS công hiện nay.

2.1.1. Về xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách

Việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện CS quản lý RRTT-TH tại Quảng Bình được xây dựng từ tầm vĩ mô đến vi mô, từ thường xuyên theo định kỳ đến khẩn cấp theo tình huống. Căn cứ các quan điểm, CS, pháp luật của Đảng, Nhà nước về quản lý RRTT-TH, việc xây dựng kế hoạch được thể hiện trong Quy hoạch tổng thể và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, sau đó được cụ thể hóa tiếp tục trong các chương trình, dự án của Quảng Bình giai đoạn 2016 - 2020.

Hàng năm, các kế hoạch triển khai cơng tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn do Chủ tịch UBND, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn kiêm Phòng thủ dân sự tỉnh chủ trì và có sự tham gia của các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn toàn tỉnh. Giai đoạn từ năm 2016 đến 2020, các kế hoạch thường xuyên được hoạch định hàng năm hay trước các thời kỳ diễn biến phức tạp của thiên tai. Trong các kế hoạch này, Quảng Bình đã xác định cơng tác PCTT và tìm kiếm cứu nạn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trách nhiệm của người đứng đầu địa phương và của toàn dân, toàn xã hội. Theo đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn kiêm Phòng thủ dân sự tỉnh; các sở, ngành, đơn vị, địa phương chủ động sẵn sàng phương án ứng phó với thiên tai theo phương châm bố tại chỗ. Trong các kế hoạch

hàng năm, các cấp ngành, địa phương đều kiện tồn Ban Chỉ huy PCTT và Tìm kiếm cứu nạn trước mùa mưa bão; phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên theo từng lĩnh vực, địa bàn; tổ chức công tác trực ban; chủ động kinh phí, phổ sung phương tiện trang bị PCTT.

Thêm vào đó, các kế hoạch được các cấp chính quyền tỉnh Quảng Bình xây dựng thường xuyên dựa trên các dự báo và tình hình xảy ra TT-TH trên địa bàn. Chẳng hạn như: Để chủ động quản lý, phòng chống sạt lở bờ sơng, bờ biển, UBND tỉnh Quảng Bình đã có Kế hoạch số 2157/KH-UBND về thực hiện Đề án Phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 phê duyệt tại Quyết định số 957/QĐ- TTg ngày 06/07/2020 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Đề án có mục đích chủ động quản lý, phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển tạo điều kiện ổn định và phát triển kinh tế - xã hội khu vực ven sông, ven biển; nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo giám sát sạt lở và quản lý bờ sông, lòng sông, bờ biển, giảm thiểu tác động là tăng nguy cơ sạt lở; phấn đấu đến năm 2030, các khu dân cư ven sông, ven biển ở vùng có nguy cơ sạt lở đều được cảnh báo kịp thời và được hướng dẫn kỹ năng ứng phó khi xảy ra sạt lở. Theo đó, UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như: (1) xây dựng cơ chế, CS nhằm khuyến khích, hỗ trợ công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và thu hút ng̀n lực ngồi ngân sách cho cơng tác phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn; tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của các tổ chức, người dân về phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển; đầu tư xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát và tổ chức quan trắc, giám sát, nghiên cứu và cảnh báo khu vực có nguy cơ sạt lở, cập nhật dữ liệu về sạt lở trên địa bàn theo chỉ đạo của Bộ NNPTNT; (2) kiểm sốt hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sơng, khu vực ven biển, ngăn chặn khai thác sỏi trái phép; quản lý chặt vùng đất ven sông, ven biển, không để xây dựng, nâng cấp nhà ở, cơng trình ven sơng, ven biển làm tăng nguy cơ sạt lở, bị rủi ro do sạt lở; bảo vệ rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển, đẩy mạnh xã hội hóa công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng gắn với ổn định sinh kế của người dân; (3) từng bước sắp xếp dân cư, di dời dân cư ra khỉ các khu vực có nguy cơ sạt lở cao, kết hợp với tái định cư, ổn định đời sống cho người dân;

(4) xây dựng cơng trình phòng, chống sạt lở bờ sơng, bờ biển; (6) cơng tác phòng, chống tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển phải được tiến hành chủ động, thường xuyên; tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh ứng phó với sạt lở bờ sông bờ biển.

Cùng với đó, các hoạt động về khắc phục môi trường sau thiên tai cũng được lên kế hoạch thực hiện, thể hiện trong Quyết định số 4211/QĐ-UBND ngày 4/11/2020 về phân bổ vac xin, hóa chất dự trữ Quốc gia hỗ trợ cho các địa phương để phục vụ công tác tiêm phòng, tiêu độc khử trùng, đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh động vật sau thiên tai...

Tại các địa phương trong tỉnh, trên cơ sở kế hoạch chung của tỉnh, các xã/

phường tiếp tục xây dựng kế hoạch quản lý RRTT-TH dựa trên các đặc điểm từng loại thiên tai hàng năm theo mức độ diễn biến. Theo đó, các phương án và hành động được xác định cho từng đối tượng và mục đích cụ thể. Các tổ chức được phân công thực hiện bao gồm có: Ban văn hóa thông tin phường và các tổ dân phố (nhiệm vụ: truyền tin cảnh báo đến cho người dân); Đội ứng phó cộng đồng, Hội chữ thập đỏ, dân quân tự vệ, ban bảo vệ dân phố, đồn thanh niên, bà con hàng xóm (nhiệm vụ: phân cơng nhiệm vụ sửa chữa nhà cửa); Đội ứng phó cộng đờng, Hội chữ thập đỏ, dân qn tự về, đồn thanh niên, y tế, y tá thôn (nhiệm vụ: sơ cứu người bị nạn); Lực lượng dân quân tại chỗ, Hội chữ thập đỏ, tở đội xung kích, Đồn thanh niên, toàn dân (nhiệm vu: thu dọn cây cối tại các trục đường, làm vệ sinh nhà cửa, cơ sở sản xuất).

Thêm vào đó, trong các kế hoạch quản lý RRTT-TH của tỉnh Quảng Bình khơng thể thiếu phương châm bốn tại chỡ: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ. Dựa trên Khoản 3 Điều 4, Luật PCTT năm 2013 và Luật sửa đổi bổ sung của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật đê điều năm 2020, phương châm bốn tại chỗ luôn là phương châm được quán triệt và xây dựng tốt hơn cả. Theo đó, các lực lượng tại chỗ như dân quân tự vệ và các cán bộ phường/ xã, tổ dân phố là lực lượng thường trực trong các phương án ứng phó thiên tai của địa phương. Quân đội nhân dân, công an nhân dân thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và lực lượng nòng cốt trong công tác sơ tán người, phương

tiện, tài sản, cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội. Một số lực lượng khác như các tổ chức, cá nhân tại địa phương. Các cán bộ, công chức nhà nước thực hiện nhiệm vụ trực chiến, nắm bắt lãnh đạo, điều phối các hoạt động phòng, chống thiên tai dựa trên các kế hoạch đã định sẵn.

Bên cạnh đó, các cơ quan, các tở chức đồn thể cũng lập và triển khai thực hiện nhiều kế hoạch, chương trình, mơ hình về quản lý rủi ro thiên tai như: Cảng vụ hàng hải Quảng Bình – Cục hàng hải Việt Nam thực hiện kiện toàn ban chấp hành và kế hoạch PCTT- tìm kiếm cứu nạn hàng năm; các Hội nghị đảm bảo an toàn trật tự trong PCTT và nhiệm vụ phòng, chống thiên tai trong cơng an tỉnh Quảng Bình hàng năm…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ thực hiện CS quản lý RRTT TH tại tỉnh quảng bình (Trang 41 - 44)