4.5.1. Kết quả chẩn đoán bệnh cho gà
Trong quá trình chăn nuôi, bệnh tật có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình chăn nuôi, chúng làm giảm số lượng đàn gà, chất lượng đàn gà, thức ăn và chi phí thuốc điều trị… Khi theo dõi đàn gà phát hiện những con có những biểu hiện triệu chứng của bệnh chúng em tiến hành nhặt ra một ô riêng để chẩn đoán và điều trị. Kết quả chẩn đoán bệnh được thể hiện như sau:
* Bệnh CRD (hen gà)
- Nguyên nhân: Bệnh gây ra bởi một trong các nhóm sinh vật gây bệnh
như viêm phổi - màng phổi (PPLO), nhưng phổ biến là Mycoplasma. Bệnh xảy ra ở các giống gia cầm như gà, gà tây, vịt, ngan, ngỗng và chim ở các lứa tuổi khác nhau.
Tỷ lệ tử vong hoàn toàn do CRD không cao, nhưng việc kiểm soát CRD là rất quan trọng vì nó tạo cơ hội cho các vi sinh vật gây bệnh khác phát triển và gây bệnh trên gia cầm như thường xuyên kết hợp với E.coli và các virus gây bệnh trên đường hô hấp khác (Newcastle, IB…). Bệnh làm giảm năng suất chăn nuôi, thời gian điều trị kéo dài, tăng chi phí điều trị, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế.
- Triệu chứng: Gà thở khò khè, hắt hơi và chảy nước mũi. Ở gà tây,
xoang mặt, xoang mắt thường bị sưng lên. Khi mổ khám bệnh tích trên gà, khí quản có thể bị viêm, xuất huyết, tích dịch, túi khí dày lên và có mủ.
Bệnh hay xảy ra lúc đàn gà được 4 - 8 tuần. Triệu chứng thường nặng hơn so với các giai đoạn khác của gà do phụ nhiễm các loại vi trùng khác mà thông thường nhất là E.coli (Còn gọi là thể kết hợp E.coli - CRD(C-CRD)) với các triệu chứng: Giảm ăn, chảy nước mũi, khó thở, viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, sưng đầu, viêm túi khí nặng. Gà ủ rũ và chết sau khi mắc bệnh 3 - 4 ngày. Tỷ lệ tử vong có thể lên đến 30%, số còn lại chậm lớn và còi cọc.
- Điều trị: Doxycure + Macrotil dùng trong 3 - 5 ngày, kết hợp các
thuốc điện giải và bổ gan thận
* Bệnh cầu trùng
- Nguyên nhân: Do ký sinh trùng đơn bào thuộc giống Eimeria gây ra.
Đây là những ký sinh trùng nội bào bắt buộc với vòng đời phức tạp bao gồm cả giai đoạn hữu tính và vô tính. Ở gia cầm, Eimeria ảnh hưởng đến ruột gây viêm ruột hoại tử và làm cho cơ quan này giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng.
- Triệu chứng:Bệnh cầu trùng gà có hai dạng: Cầu trùng manh tràng và cầu trùng ruột non, đôi khi kết hợp cả hai thể cùng một lúc. Bệnh cầu trùng ở manh tràng, thường xảy ra lúc gà từ 3 đến 7 tuần tuổi. Gà có biểu hiện kêu nhiều, ăn ít, uống nước nhiều, xệ cánh, xù lông, đi phân sệt có màu đỏ nâu, phân sáp hoặc có máu tươi.
Bệnh cầu trùng ở ruột non (tá tràng): Phổ biến ở gà giò, gà bị viêm ruột, tiêu chảy thất thường, phân có lẫn máu màu nâu sậm (phân gà sáp), có khi thấy máu tươi.
- Bệnh tích: Bệnh cầu trùng manh tràng: Bệnh tích điển hình nhất là hai
manh tràng sưng to.
Bệnh cầu trùng ruột non: Tá tràng sưng to, thành ruột dày cộm lên và thấy rõ những chấm trắng. Ruột phình to lên từng đoạn khác thường. Ở thể kết hợp thì cả manh tràng và tá tràng đều sưng to và có màu đỏ sậm.
-Điều trị: Bằng Centre- dicox, dùng 3 - 5 ngày
Bổ sung gluco K.C, vitamin K, bổ gan thận.
Bảng 4.6. Tình hình mắc bệnh trên đàn gà Tên bệnh Số gà theo dõi (con) Số gà có biểu hiện bệnh (con) Tỷ lệ (%) Triệu chứng lâm sàng CRD 10.000 1.136 11,36 - Thở khò khè, hắt hơi và chảy nước mũi. Bệnh cầu trùng 10.000 867 8,67
- Ăn ít, uống nước nhiều, xù lông, phân sáp hoặc lẫn máu tươi.
- Tiêu chảy thất thường, phân lẫn máu màu nâu
Số liệu bảng 4.6 cho thấy: Số lượng gà mắc bệnh CRD là 1136 con chiếm tỷ lệ 11,36 % so với tổng đàn, bệnh chủ yếu mắc trong điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột, nền chuồng quá bẩn, ẩm ướt, do mật độ nuôi quá dày vào mùa hè nhiệt độ thường lên cao nên đàn gà rất dễ mắc bệnh CRD.
Bệnh cầu trùng là 867 con và chiếm 8,67%, bệnh này thường mắc ở giai đoạn từ 3 - 7 tuần trở đi, do lây nhiễm từ gà bệnh sang gà lành qua đường ăn uống và tiếp xúc, căn bệnh được bài tiết ra môi trường chăn nuôi và làm bệnh lây lan nhanh trên cả đàn gà.
Hiểu được mức độ nghiêm trọng của hai căn bệnh phổ bến này, trang trại đã chủ động trong việc phòng bệnh và chữa bệnh kịp thời nên đã kiểm soát được căn bệnh này, làm giảm thiệt hại trên đàn gà.
4.4.2. Kết quả điều trị bệnh cho gà
Với những con gà có biểu hiện triệu chứng của bênh, em đã tiến hành theo dõi, quan sát và tách riêng những con có biểu hiện rõ rệt nhất để điều trị. Kết quả điều trị bệnh được thể hiện tại bảng 4.7:
Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh trên gà
STT Tên bệnh Số gà mắc bệnh (con) Thuốc điều trị Thời gian điều trị (ngày) Số con khỏi (con) Tỷ lệ (%) 1 CRD 1.136 - Doxycure - Macrotil - Bổ gan thận 4 - 5 ngày liên tục 1.055 92,86 2 Cầu trùng 867 - Centre- dicox - Vitamin k - Bổ gan thận 3 - 5 ngày liên tục 789 91,00
Qua bảng 4.7: cho thấy hiệu quả điều trị bệnh trên đàn gà đạt kết quả khá cao, cụ thể bệnh cầu trùng được điều trị bằng Centre - dicox và vitamin K
có bổ sung thêm bổ gan thận có tỷ lệ khỏi 91,00% và CRD được điều trị bằng doxycure và macrotil kết hợp bổ gan thận có tỷ lệ khỏi 92,86%. Số con không khỏi là 159 con.
Việc phát hiện sớm và sử dụng đúng thuốc có hiệu quả trong điều trị khi gà nhiễm bệnh và cho kết quả tốt. Một số gà bị nhiễm nặng và thường bị ghép một số bệnh như E. coli ghép cầu trùng, ORT và hen… những con yếu thường bị những con khỏe tranh thức ăn nước uống nên cơ thể yếu dẫn tới giảm sức đề kháng của gà nên kết quả điều trị kém và dẫn tới gà bị chết.
Trong chăn nuôi việc phòng và trị bệnh cho đàn gà là rất quan trọng trong quá trình chăn nuôi. Vì vậy, việc chăm sóc tốt cho đàn gà sẽ hạn chế nhưng ảnh hưởng xấu tới cơ thể gà nhằm hạn chế thấp nhất dịch bệnh và chi phí thuốc thuốc điều trị để làm giảm chi phí cho một đơn vị sản phẩm để tăng hiệu quả kinh tế.
4.5. Kết quả thực hiện một số công tác khác
Ngoài công tác chăm sóc trực tiếp nuôi dưỡng gà, em còn tham gia một số công tác khác như sau:
Bảng 4.8. Kết quả thực hiện một số công tác khác
STT Nội dung công việc
Số lần thực hiện (lần ) Kết quả đạt được (%)
1 Bán hàng, đưa thuốc tới các trại, tư vấn cách
phòng và điều trị bệnh 95 100
2 Phát quang cỏ, vệ sinh xung quanh trại 5 100 3 Hỗ trợ các trại làm vaccine và tiêm gà 37 100 4 Tham gia vào gà cho các trại và xuất bán gà 2 100 5 Mổ khám và chẩn đoán, điều trị bệnh cho
Qua bảng 4.8 các nội dung công việc được thực hiện như sau:
-Trong quá trình thực tập 6 tháng em còn được công ty giao cho công việc bán hàng, giao thuốc cho các trại số lần thực hiện là 95 lần.
-Hỗ trợ các trại tiêm gà và làm vaccine phòng bệnh cho gà em đã thực hiện được 37 lần. Ngoài ra còn tham gia hỗ trợ các trại vào gà và xuất bán gà.
- Hỗ trợ trong quá trình mổ khám, chẩn đoán và điều trị gà cho các chăn nuôi hộ gia đình 37 lần trên tổng số gà 100.000 gà.
- Những bệnh hay gặp trong quá trình chẩn đoán, mổ khám và điều trị cho các nông hộ: Newcastle, Gumboro, CRD, CCRD, cầu trùng, ký sinh trùng, đầu đen,… với các biểu hiện: sốt, ủ rũ, bỏ ăn, chết đột ngột, gầy yếu, đi ỉa… trên tổng số đàn hoặc chết nhiều trong một ngày thì tiến hành mổ khám tìm nguyên nhân và tiến hành điều trị.
-Trong quá trình mổ khám cần chú ý: thực hiện ở nơi thuận tiện, dễ dọn, rửa tránh lây lan và tồn tại mầm bệnh. Sau mổ khám cần khử trùng và xử lý dụng cụ mổ khám bằng chất khử trùng và xác gà chết bằng vôi bột.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Qua thời gian thực tập tại cơ sở, thực hiện quy chăm sóc, nuôi dưỡng phòng và điều trị bệnh với gà Ross (Broiler), theo phương thức nuôi nhốt em rút ra một số kết luận như sau:
-Tình hình chăm sóc nuôi dưỡng gà tại trang trại:
+ Gà tại trại được nuôi theo hình thức chuồng kín, tại trại có những biện pháp hạn chế thấp nhất ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài.
+ Thức ăn cho gà được cung cấp đầy đủ và mỗi giai đoạn có chế độ dinh dưỡng riêng nên nâng cao được khả năng nuôi sống. Cụ thể là tỷ lệ nuôi sống của gà đến khi xuất bán đạt 95,95%.
- Trong chăn nuôi nguyên tắc phòng bệnh hơn chữa bệnh và thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình nên em đạt được kết quả tất cả các con đều được phòng bệnh đúng quy trình và đầy đủ.
- Tỷ lệ mắc bệnh cầu trùng và CRD của đàn gà được điều trị với tỷ lệ khỏi cao tương ứng là 91,00%; 92,86%.
5.2. Kiến nghị
Tiếp tục theo dõi gà ở các mùa vụ, thời điểm khác nhau trong năm, với số gà lớn hơn để có những kết luận chính xác hơn, đưa ra biện pháp phòng trị thích hợp. Và tìm ra các loại thuốc mới có tác dụng cao đối với bệnh để hạn chế được những tác hại của bệnh gây ra đối với đàn gà nâng cao kinh tế hiệu quả.
Trại gà cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc để tăng năng suất chăn nuôi.
Khâu vệ sinh, sát trùng, điều trị bệnh phải thực hiện một cách nghiêm ngặt để giảm tỷ lệ gà mắc bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt
1.Brandsch H, Biilchel H. (1978), “Cơ sở của sự nhân giống và di truyền giống ở gia cầm” Nguyễn Chí Bảo dịch, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, tr. 7, 129 - 158.
2.Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, Phạm Văn Ty (2007), Vi sinh vật học, Nxb Giáo dục, tr. 44, 45.
3.Trần Văn Hòa, Vương Trung Sơn, Đặng Văn Khiêm (2011), 101 câu hỏi
thường gặp trong sản xuất nông nghiệp, Nxb Trẻ.
4.Hội Chăn nuôi Việt Nam (2001), Cẩm nang chăn nuôi gia cầm, tập II,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 9 - 15.
5. Kolapxki N.A, Paskin P.I (1980), Bệnh cầu trùng ở gia súc gia cầm,
(Nguyễn Đình Chí dịch), Nxb Nông nghiêp.
6.Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Quang Tuyên (1990),
Giáo trình ký sinh trùng thú y, Nxb Nông Nghiệp.
7.Phạm Sỹ Lăng, Trương Văn Dung (2002), Một số bệnh mới do vi khuẩn và
Mycoplasma ở gia súc,gia cầm nhập nội và biện pháp phòng trị, Nxb
Nông nghiệp, tr.109 - 129.
8.Phan Cự Nhân, Trần Đình Miên (1998), Di truyền học tập tính, Nxb Giáo dục Hà Nội, tr. 60.
9. Orlow P.G.S. (1975), Bệnh gia cầm, Nxb Khoa học Kỹ thuật Nông Nghiệp. 10.Hoàng Thạch (1999),” Kết quả xét nghiệm bệnh tích đại thể và vi thể ở gà
bị bệnh cầu trùng”, Tạp chí khoa học Kỹ thuật thú y số 4, tập 4.
11.Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Duy Hoan (2002),
12.Hồ Thị Thuận (1985), “Điều tra và điều trị bệnh cầu trùng tại một số trại gà công nghiệp”, Tạp chí các công trình nghiên cứu khoa học, Trung tâm thú y Nam Bộ, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
13.Dương Công Thuận (1995), Phòng và trị bệnh ký sinh trùng cho gà nuôi
gia đình, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
14.Trần Thanh Vân, Nguyễn Duy Hoan, Nguyễn Thị Thúy Mỵ ( 2015), Giáo
trình chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, tr. 78, 147 - 148, 215
15.Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lưu (2001), Bệnh gia cầm, Nxb nông nghiệp, Hà Nội.
II. Tài liệu Tiếng Anh
16.Chambers J. R. (1990), Genetic of growth and meat production in chicken,
Poultry breeding and genetics, R. D. Cawforded Elsevier Amsterdam -
Holland, pp. 627 - 628.
17.Kojima A, Takahashi T, Kijima M, Ogikubo Y, Nishimura M, Nishimura S, Harasawa R, Tamura Y, (1997), “Detection of Mycoplasma in avian live virus vaccine by polymerase chain reaction”. Biologicals, 25,pp. 365 - 371.
18.Siegel P. B, Dumington (1978), Selection for growth in chicken, C. R. Rit Poultry Biol. 1, pp. 1 - 24.
19.Wesh Bunr (1992), “Influence of body weight on response to a heat stress environment”, world poultry congress, Vol. 2, pp. 53 - 63.
20.Winkler G, Weingberg M. D. (2002), More aboutother food borne
illnesses, Healthgrades.
21.Woese C.R, Maniloff J. Zablen L.B. (1980) “Phylogenetic analysis of the mycoplasma”, Proc. Natl. Acad. Sci. USA.77,pp. 494 - 498.
22.Yogev D, Levisohn S, Kleven SH, Halachmi D, Razin S.(1988), “Ribosomeal RNA gene probes to detect intraspecies heterogeneity in Mycoplasma gallisepticum and M. Synoviae”, Avian Dis, 32: 220 - 231.
III. Tài liệu Internet
23. Hoàng Hà (2009), Chủ động phòng trị bệnh cho gà thả vườn (http:/chonongnghiep.com/forum.aspx?g=posts&t=14 cập nhập ngày 25/6/200906 ).
24. Trường Giang (2008), Bệnh hô hấp mãn tính (CRD) ở gà
(http://agriviet.com/home/showthread.php?t=2665).
25.Hoàng Huy Liệu (2002), Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà
(http:/www.vinhphucnet.vn/TTKHCN/TTCN/7/23/20/9/14523.doc).
26.https://coccoc.com/search?query=https%2F%2Fwww.vinhphuc.gov.vn%2 Fct%2Fcms%2FHeThongChinhTriTinh%2FSoBanNganh%2FCacSoBa nNganh%2FSoKhoaHocVaCongNghe%2FLists%2FKetQuaNghienCuu KhoaHoc%2FView_Detail.aspx%3FItemID%3D24
MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHI THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
Ảnh 1: Đảo chấu Ảnh 2: Làm vaccine
Ảnh 5: Phun sát trùng Ảnh 6: Cho gà uống vaccine cầu trùng
Ảnh 7: Manh tràng sưng phồng, xuất huyết trong bệnh cầu trùng
Ảnh 8: Phân của gà bị cầu trùng manh tràng