B. PHẦN NỘI DUNG
2.2. Sự phát triển của cách mạng 4.0 với CNXH
25
- Phát triển với tốc độ ở cấp số nhân, làm biến đổi nhanh chóng nền công nghiệp ở mọi quốc gia;
- Diễn ra trên phạm vi toàn cầu, làm thay đổi toàn bộ các hệ thống sản xuất, quản lý, quản trị; dịch vụ, nghỉ ngơi; giải trí của con người
- Dựa trên nền sản xuất linh hoạt, kết hợp trong đó tất cả các khâu thiết kế, sản xuất; thử nghiệm, đáp ứng nhanh nhất nhu cầu của thị trường; thậm chí tới từng cá nhân;
- Mở ra kỷ nguyên robot thông minh, hoàn toàn thay thế con người trong nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau;
- Mở ra kỷ nguyên công nghệ chế tạo sản phẩm không có phế thải;
- Công nghệ cảm biến được sử dụng phổ cập với kết quả là vào khoảng giữa
thập kỷ thứ 3 của thế kỷ này, 10% dân số sẽ mặc quần áo kết nối với Internet; 10% mắt kính kết nối với Internet, sử dụng điện thoại di động cấy ghép vào người, 30% việc kiểm toán ở công ty được thực hiện bằng trí tuệ nhân tạo;
- Đẩy nhanh tiến độ phát triển cuộc cách mạng mới trong quân sự, trong đó sẽ ứng dụng phổ biến các vũ khí trang bị thông minh sử dụng trí tuệ nhân tạo và phát triển phương thức tác chiến lấy mạng làm trung tâm. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư không chỉ làm thay đổi toàn bộ diện mạo đời sống xã hội mà còn làm thay đổi căn bản phương thức hoạt động trong lĩnh vực quân sự.
Thứ nhất, Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi mô hình tăng trưởng và con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
Điều này đặt ra yêu cầu đối với quá trình tái cơ cấu ngành và đầu tư. Hiện tại, tăng trưởng trong khu vực FDI tiếp tục tập trung vào khai thác tài nguyên, các ngành sử dụng nhiều lao động nhưng chuyển giao công nghệ còn hạn chế. Trong lĩnh vực sản xuất, do tính phức tạp của công nghệ và mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp, việc áp dụng công nghệ cách mạng công nghiệp lần thứ tư có độ trễ nhất định, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với những thách thức về mọi mặt. Nguyên nhân chủ yếu là do công nghệ sản xuất (OT) của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, chưa sẵn sàng áp dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào sản xuất và doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả, năng suất và chất lượng dẫn đến. Chưa có một mô hình nhà máy thông minh để doanh nghiệp định hướng triển khai.
26
Với lĩnh vực sản xuất, việc ứng dụng công nghệ của Cách mạng Công nghiệp 4.0 có độ trễ nhất định do tính phức tạp của công nghệ và mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp, do đó, các doanh nghiệp Việt Nam gặp thách thức trên mọi phương diện. Nguyên nhân chủ yếu do công nghệ sản xuất (OT) của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, dẫn đến việc chưa sẵn sàng ứng dụng các công nghệ của Cách mạng Công nghiệp 4.0 vào sản xuất, kinh doanh để nâng cao hiệu quả, năng suất, chất lượng; chưa có mô hình nhà máy thông minh để các doanh nghiệp có thể định hướng cho chiến lược về Cách mạng Công nghiệp 4.0 và tổ chức triển khai.
Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị khóa XII cũng đã nhấn mạnh cần phải chủ động và tích cực tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chính phủ cũng đã có chương trình hành động để thực hiện nghị quyết này. Trong các chỉ tiêu cụ thể của nền kinh tế cần đạt tới cho giai đoạn 2020-2025 cũng đã xác định cụ thể kinh tế số chiếm 20%, đến năm 2030 kinh tế số chiếm khoảng 30% trong nền kinh tế.
Văn kiện cũng nhấn mạnh: “Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, chuyển mạnh nền kinh tế sang mô hình tăng trưởng dựa trên cơ sở tăng năng suất, tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhân lực chất lượng cao, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực để nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, phát triển các ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp trên nền tảng ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của khoa học và công nghệ, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, tham gia có hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu”(1)
Thứ hai, Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang tạo ra sự khác biệt lớn trong các ngành sản xuất chính của đất nước.
Chế biến thực phẩm, sản xuất thiết bị điện, máy tính và thiết bị viễn thông, dệt may là những ngành sản xuất lớn có nguy cơ cao nhất trước những biến động khó lường do cuộc cách mạng mạng công nghiệp. Các ngành này sử dụng nhiều lao động hoặc sản xuất các sản phẩm cuối cùng có giá trị gia tăng thấp, làm chậm tốc độ tăng giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp. Đây là một trong những trở ngại lớn đối với phát triển
(1) Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, tập 2 - trang 121.
27
công nghiệp khi Việt Nam cần chuyển dần sang công nghiệp công nghệ cao tạo ra các sản phẩm có giá trị cao. Trong tương lai, Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ tác động lớn đến sự thay đổi tổ chức sản xuất của các ngành công nghiệp lớn của Việt Nam. Vì vậy, khả năng cạnh tranh của các công ty, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với những hạn chế trong khả năng đầu tư, đổi mới trong hoạt động sản xuất, khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường có thể gặp khó khăn.
Ngoài ra, những thay đổi về công nghệ đã giúp ngành kinh tế, đặc biệt là ngành dịch vụ thay đổi cách làm việc truyền thống để phát triển các dịch vụ mới. Đây là cơ hội để Việt Nam bắt kịp xu hướng toàn cầu. Tuy nhiên cần phải có hành lang pháp lý để thúc đẩy các phương thức phát triển mới và cung cấp các dịch vụ, phúc lợi xã hội tốt hơn cho người dân như các hoạt động dựa trên việc chuyển đổi số trong các ngành y tế, ngân hàng, giao thông vận tải và du lịch...
Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu về các ngành, bên cạnh việc phát triển, đón đầu xây dựng các ngành công nghiệp mới như công nghiệp phần mềm; trí tuệ nhân tạo cần chú ý tới hiện đại hóa, áp dụng công nghệ mới đối với các ngành sản xuất, chế tạo. Công nghệ 4.0 còn giúp hiện thực hóa các chu trình tự động hóa sản xuất và thông qua đó dẫn tới giảm số lượng nhân công lao động trong sản xuất, tiêu giảm chi phí.
Đối với nông nghiệp và du lịch, việc ứng dụng công nghệ thông minh, phát triển nông nghiệp và dịch vụ sẽ là ưu tiên cho chính sách của các Chính phủ. Kỹ thuật số sẽ giúp nông nghiệp và dịch vụ dữ liệu thông tin để điều chỉnh các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản hoặc phát triển dịch vụ du lịch. Theo đó các dịch vụ như giáo dục, môi trường và y tế sẽ được áp dụng công nghệ số và các công nghệ cao. Tiến bộ của công nghệ số ngày nay cho phép số hoá tình trạng bệnh tật và chăm sóc y tế của mỗi người dân trong bệnh án điện tử, là nền tảng của y tế điện tử. Có thể khai thác bệnh án điện tử để tìm ra các tri thức y học, hỗ trợ chẩn đoán, cảnh báo sai sót, gợi ý điều trị, dự đoán tác dụng phụ của thuốc... Sử dụng công nghệ số, dùng khoa học dữ liệu trong các ngành tài chính, ngân hàng, năng lượng, giao thông vận tải… giải quyết các vấn đề như giao dịch ảo, chi tiêu không dùng tiền mặt, ùn tắc giao thông.
Thứ ba, Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ làm thay đổi và chuyển đổi cơ cấu sản phẩm và cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam.
28
Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã tác động nhanh chóng và làm thay đổi phương thức trong kinh doanh tại thị trường trong nước và quốc tế. Cuộc cách mạng công nghệ này có những tác động không đồng đều đến các ngành khác nhau và tạo ra những thách thức liên quan đến chi phí điều chỉnh từ ngắn hạn đến trung hạn. Một số ngành tăng trưởng đáng kể trong khi một số ngành khác sẽ giảm đáng kể. Trong mỗi ngành, bao gồm cả các ngành đang phát triển, tác động sẽ khác nhau giữa các công ty vì nhiều công ty phát triển công nghệ mới và tăng trưởng nhanh chóng, trong khi những công ty không theo kịp công nghệ sẽ thu hẹp hoặc biến mất.
Tại Việt Nam, ngành dệt may đã đạt được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao, một phần lớn nhờ những đơn hàng chuyển dịch ra khỏi Trung Quốc theo chiến lược “Trung Quốc + 1” của các tập đoàn đa quốc gia do chi phí lao động ở quốc gia này tăng mạnh. Tuy nhiên, tình hình này đang thay đổi nhanh chóng với đơn hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam giảm mạnh, và khách hàng yêu cầu giảm giá đáng kể. Công nhân trong các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam hiện đang bị kẹt ở giữa trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên toàn cầu, với một bên là nhân công rẻ hơn từ các nước Campuchia, Bangladesh, Myanmar v.v…, và bên kia là người máy đang được ứng dụng ngày một rộng rãi ở các nước phát triển và cả ở Trung Quốc, dẫn đến sự chuyển dịch của sản xuất trong phân khúc có giá trị cao hơn trở lại các nước phát triển và trở lại Trung Quốc để gần hơn với thị trường tiêu thụ lớn, các trung tâm R&D và các trung tâm cung cấp nguyên vật liệu, phụ kiện. Triển vọng của ngành dệt may hiện nay hết sức bấp bênh, dẫn đến việc các doanh nghiệp hiện đang hoạt động kêu gọi không đầu tư thêm vào ngành này nữa.
Thứ tư, Cách mạng công nghiệp 4.0 thay đổi tính chất lao động và cơ hội việc làm ở Việt Nam.
Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ tác động đáng kể đến hoạt động lao động và cơ hội việc làm, cũng như tính chất công việc trong cấu thành giá trị sản phẩm; những cơ hội việc làm mới xuất hiện với những yêu cầu khác nhau,môi trường làm việc đổi mới và phát triển hơn, không còn giống như hiện nay.
Nhiều nhà nghiên cứu kinh tế đã chỉ ra rằng cuộc cách mạng này có thể dẫn đến bất bình đẳng lớn hơn, đặc biệt là về khả năng phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế công nhân bằng máy móc, khoảng cách giữa lợi nhuận so với vốn đầu tư
29
và lợi nhuận so với sức lao động trở nên trầm trọng hơn. Mặt khác, tri thức sẽ là một yếu tố quan trọng trong sản xuất tương lai, sẽ dẫn đến sự tách biệt thị trường lao động thành “kỹ năng thấp / lương thấp” và “kỹ năng cao / lương cao”.
Trước thực trạng trên, để có thể xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng lớn mạnh, phát triển, thích ứng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Giai cấp công nhân Việt Nam cần thực hiện tốt một số giải pháp: nâng cao chất lượng đào tạo nghề, phát triển đội ngũ công nhân có trình độ cao, ngày càng làm chủ được khoa học - công nghệ, có kỹ năng lao động, tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật. Cần kịp thời bổ sung, sửa đổi, xây dựng chính sách đào tạo và đào tạo lại công nhân; tạo điều kiện cho họ tự học tập nâng cao trình độ; điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề gắn với các ngành, các vùng kinh tế trọng điểm. Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế dành kinh phí và thời gian thích đáng cho đào tạo, đào tạo lại công nhân.
Thứ năm, Cách mạng Công nghiệp 4.0 giúp phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh mới.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cho phép thay thế nguồn lực tài chính bằng nguồn lực tri thức và trí tuệ, tạo cơ hội đầu tư và sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn đầu tư ban đầu cho các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể không lớn, nhưng đem lại lợi nhuận cao, đồng thời tạo ra lợi nhuận lớn trong thời gian ngắn hơn. Bằng chứng là nhiều chuỗi bán lẻ đã nhanh chóng điều chỉnh mô hình kinh doanh phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp đang tập trung nhiều hơn vào các kênh bán hàng trực tuyến và tìm hiểu các chiến lược mới để tiếp cận và thu hút nhiều khách hàng hơn.
Cụ thể, các siêu thị như BigC, Vinmart ... cung cấp thêm dịch vụ mua sắm trực tuyến qua ứng dụng điện thoại. Các hãng công nghệ cũng đưa ra các giải pháp hỗ trợ mua sắm trực tuyến như “Be to the market”, Grab Mart...
Ngay cả các ông lớn như Tiki, Shopee, Lazada cũng thường xuyên xuất hiện hơn trên các chiến dịch quảng cáo, khuyến mại hấp dẫn để tiếp cận nhiều người tiêu dùng hơn. Sự phát triển của Internet of Things cho phép các công ty này tiếp cận tốt hơn đến từng đơn vị, từ đó có thể theo dõi và đánh giá hiệu quả làm việc của công ty nhanh chóng
30
và chính xác. Vì vậy, với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, khởi nghiệp dễ dàng hơn với số vốn ít hơn.
Thứ sáu, nhiều loại hình hoạt động thương mại mới đã xuất hiện.
Các phương thức kinh doanh mới như thương mại điện tử, thanh toán điện tử, phòng giao dịch điện tử… sẽ làm thay đổi, thậm chí lấn át các hoạt động kinh doanh truyền thống. Từ đó, thị trường thương mại điện tử cũng ngày càng mở rộng và phát triển, mô hình thương mại điện tử ngày càng đổi mới.
“Ước tính, số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến trong năm 2020 khoảng
49,3 triệu người với giá trị mua sắm mỗi người trung bình khoảng 240 USD. Tỷ lệ người dùng internet tham gia mua sắm trực tuyến năm 2020 ở Việt Nam chiếm 88%, trong khi
đó năm 2019 là 77%.”2
“Trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19, có khoảng 57% số người tiêu dùng cho biết
đã đặt hàng trên mạng nhiều hơn. Nhờ đó, doanh thu thương mại điện điện tử B2C (doanh nghiệp - người tiêu dùng) liên tục tăng mạnh. Nếu như năm 2016, con số này chỉ đạt 5 tỷ USD thì đến năm 2019 đã tăng gấp đôi, đạt hơn 10 tỷ USD và năm 2020 là 11,8 tỷ USD”(3)
Bên cạnh đó các chuỗi cung ứng truyền thống, được hỗ trợ bởi sức mạnh lan tỏa của số hóa và công nghệ thông tin, đang trở thành chuỗi cung ứng thông minh, mang lại hiệu quả cho nền kinh tế số nói chung và thương mại điện tử nói riêng. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 giúp làm giảm đáng kể chi phí giao dịch và vận chuyển, góp phần giảm giá bán hàng hóa và dịch vụ, giảm chi phí trong quá trình lưu thông và phân phối sản phẩm.
(2)ThS. GVC. Lê Thanh Thủy - Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, 04/02/2022, Phát triển thương mại điện tử trong bối cảnh hiện nay, Tạp chí Tài chính.
(3)TS. Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, 20-04-2021, “Bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực” trong quá trình tiếp cận Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để phát triển nền công nghiệp hiện đại của đất nước, Tạp chí Cộng sản.
31