Kết quả điều trị bệnh cho đàn vật nuôi trong thời gian thực tập

Một phần của tài liệu ĐẠI học THÁI NGUYÊN (Trang 47)

Tên bệnh Phác đồ điều trị Số con điều trị (con) Số con khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) Ký sinh trùng đường máu

Tiến hành phun sát trùng trong và ngoài khu vực chuồng trại . Dọn dẹp các khu vực bãi thả phát quang bụi rậm xung quanh khu vực chăn nuôi .

Dùng thuốc:

- Sáng : HnF-Sulfamono

- Chiều : Amoxicol-500 ( phòng kế

phát bệnh đường rột )

- Tối : Toxy Liquid ( giải độc gan

thận cấp )

Sử dụng trong 4 ngày liên tục.

2800 2750 98,21 Cầu trùng ruột non và cầu trùng manh tràng Ngày 1,2,3 : - Sáng :VTM K + Hanocol C + Dicox 3.0 - Chiều : Amoxicol 500

- Tối : Toxy Liquid

Nghỉ 2 ngày 4 và ngày 5. Ngày 6-8 dùng thuốc như ngày 1-3. Sử dụng thêm Acid hữu cơ Biocid – Liquid .

1900 1840 96,84

CRD ghép

E.coli kéo màng

Sáng : Doxyvet 500 Gold +Flocol-300 Sol Chiều : Coli 4800 W.S.P

Tối : Toxy Liquid ( giải độc gan thận cấp )

Sử dụng thuốc trong 4 ngày sau đó bổ sung thêm men tiêu hóa và thuốc bổ

Qua bảng 4.5 cho thấy: Quá trình tìm hiểu và chữa trị bệnh cho đàn vật nuôi của các hộ chăn nuôi, các trang trại đã giúp em hiểu biết nhiều hơn về các bệnh, kỹ năng mổ khám, tích lũy cho bản thân được nhiều kiến thức thực tế về các loại thuốc cũng như cách sử dụng và tác dụng điều trị lên các loài gia súc, gia cầm.

Với các bệnh đã gặp trên gà và vịt trong thời gian thực tập, em đã sử dụng phác đồ điều trị đối với từng bệnh. Kết quả điều trị khỏi trên 96,00% ở các bệnh.

Đối với chăn nuôi công nghiệp với số lượng nhiều, khi quan sát triệu chứng lâm sàng và kết hợp mổ khám bệnh tích, nếu chẩn đoán đúng bệnh thì sẽ có phác đồ điều trị cho tổng đàn chứ không điều trị cá thể.

Đối với gia cầm, khi điều trị với số lượng đàn đông, chúng em không thể kiểm tra từng cá thể để xác định tỷ lệ khỏi bệnh cho từng cá thể. Mà chỉ căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng ở đàn gà sau khi dùng thuốc không còn các triệu chứng lâm sàng của những bệnh kể trên nữa. Đồng thời đối với những gà chết chúng em vẫn tiến hành mổ khám để xác định nguyên nhân chết do bệnh mà mình đang điều trị hay không hay là kế phát bệnh khác... Trên cơ sở theo dõi hiệu quả của thuốc sau điều trị, chúng em có thể sơ bộ đánh giá khả năng khỏi bệnh của đàn gà khoảng trên 96%.

Qua quá trình chẩn đoán và sử dụng thuốc để điều trị bệnh cho vật nuôi, chúng em thấy rằng: để việc điều trị bệnh cho vật nuôi bằng kháng sinh có hiệu quả cần phải nắm vững bốn nguyên tắc cơ bản khi sử dụng kháng sinh sẽ giúp cho các bác sỹ thú y điều trị lâm sàng trong việc lựa chọn và phối hợp kháng sinh khi kê đơn. Đồng thời cũng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm thuốc.

- Chỉ sử dụng kháng sinh khi đã xác định được căn nguyên là vi khuẩn hoặc trong trường hợp có nguy cơ nhiễm khuẩn cao (phẫu thuật).

- Phải nắm vững được nguyên tắc khi cần thiết phải sử dụng phối hợp kháng sinh (nắm chắc tác dụng cộng dồn, tác dụng hiệp đồng hoặc tác dụng đối kháng), không bao giờ được sử dụng phối hợpkháng sinh diệt khuẩn với một loại kháng sinh kìm khuẩn).

- Phải sử dụng kháng sinh đúng thời gian, đủ liệu trình.

4.3.2. Sản lượng và doanh thu từ các đại lý kinh doanh thuốc thú y của công ty cổ phần thuốc thú y Hanofarm trên địa bàn thành phố Hải Phòng công ty cổ phần thuốc thú y Hanofarm trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Sau thời gian học tập và học hỏi ở cơ sở sản xuất, em được BLĐ công ty luân chuyển ra thị trường và đi hỗ trợ thị trường vùng Hải Phòng từ cuối tháng 12/2020 đến tháng 5/2021.

Em đã trực tiếp về các đại lý phân phối cấp I để lấy số liệu về sản lượng của các đại lý từ đó biết được tốc độ tăng trưởng thị trường và khả năng kinh doanh của các đại lý. Từ đó, đưa ra các chính sách và chế độ phù hợp cho các đại lý.

Đối với vùng thị trường, em được phân công về Hải Phòng và có những tìm hiểu sâu sắc nhất ở thị trường này. Qua tìm hiểu, Hải Phòng là thị trường tiềm năng về phát triển chăn nuôi gia cầm và thủy cầm. Chính vì vậy các đại lý kinh doanh thuốc thú y và các công ty sản xuất, kinh doanh thuốc thú y đều nhận thấy điều này và có những bước đi tập chung vào gia cầm và thủy cầm. Từ đó nguồn doanh thu chủ yếu của các đại lý tập chung phần lớn vào thuốc thú y dùng cho gà và vịt. Cuối năm 2020 đầu năm 2021, theo bài báo Doanh nghiệp chăn nuôi kêu khổ vì COVID-19 [11], ngành chăn nuôi của Hải Phòng nói riêng và cả nước nói chung lại một lần nữa chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 về giá cả, thêm vào đó là dịch cúm gia cầm H5N6 quét trên địa bàn cùng với nguyên vật liệu đồng loạt tăng giá, thị trường tiêu thụ nên các đại lý cũng bị ảnh hưởng doanh thu tương đối. Kết quả doanh thu của một số đại lý thuốc thú y Hanofarm trên địa bàn thành phố Hải Phòng [16] được trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Theo dõi mức tiêu thụ thuốc thú y tại các đại lý tại Hà Nam của công ty cổ phần thuốc thú y Hanofarm

STT Đại lý phân phối cấp I Tổng doanh thu về công ty (triệu đồng) Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 1 Nguyễn Thị Liễu 100 100 110 150 165 2 Toàn Dinh 20 35 40 25 25 3 An Khánh 0 0 0 30 50 Tổng 120 135 150 205 240 Qua bảng 4.6 ta thấy:

Hải Phòng là một thị trường tiềm năng. Tuy trong thời gian khó khăn nhưng sản lượng doanh thu vẫn duy trì khá tốt. Để có được mức số lượng như vậy là nhờ vào chất lượng sản phẩm của công ty luôn được đánh giá cao và người chăn nuôi tin tưởng sử dụng.

Các đại lý phân phối chưa hoàn toàn tập trung 100% mặt hàng của công ty, thay vào đó có xen lẫn một số mặt hàng của các công ty khác. Cùng với đó là ảnh hưởng chung của dịch covid-19 và ảnh hưởng nặng nề của dịch cúm gia cầm H5N6 trên địa vào thời điểm cuối năm 2020 đầu năm 2021 khiến cho người dân chăn nuôi chịu ảnh hường cũng như thiệt hại về kinh tế. Tỷ lệ tái đàn trên địa bàn giảm mạnh nên sản lượng các tháng 1 và 2 cũng có xu hướng giảm, sau dịch thì có xu hướng tăng trở lại.

- BLĐ công ty cũng đưa ra các chế độ hỗ trợ cho đại lý, cho khách hàng của đại lý trong thời gian khó khăn để nâng cao chất lượng chăn nuôi góp phần cải thiện về kinh tế.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết luận

Công ty cổ phần thuốc thú y Hanofarm đảm bảo các điều kiện sản xuất theo tiêu chuẩn GMP-WHO. Toàn bộ các khâu được kiểm tra, theo dõi nghiêm ngặt đảm bảo sản phẩm tạo ra đạt tiêu chuẩn của GMP. Công ty có bộ sản phẩm đa dạng với hơn 50 sản phẩm đang lưu hành ở miền Bắc.

Hải Phòng là một thị trường rất rộng và giàu tiềm năng phát triển . Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid cũng như cúm gia cầm H5N6 đã và đang gây ra những khó khăn nhất định cho nhân viên thị trường tại vùng. Tuy nhiên công ty cũng đã có những chiến lược kinh doanh hợp lý để phát triển thị trường vùng trong tình cảnh dịch bệnh hiện nay.

Sau 6 tháng thực tập tại công ty và tại thị trường Hải Phòng, bản thân em đã học hỏi và tích lũy được nhiều kiến thức cũng như kỹ năng giao tiếp, cụ thể:

-Nắm bắt được tên, công dụng các sản phẩm thuốc của công ty.

-Biết cách quảng bá và phân phối được các sản phẩm thuốc của công ty đến các đại lí, các trang trại và hộ chăn nuôi trên địa bàn Hải Phòng về thương hiệu của Hanofarm thông qua mạng xã hội, catalog, các cuộc hội nghị khách hàng…

-Biết cách chẩn đoán, mổ khám một số bệnh thông thường trên gia cầm -Trực tiếp điều trị một số bệnh trên đàn gia cầm, tỷ lệ khỏi đạt trên 96%. -Tạo sự tin tưởng của khách hàng về chất lượng và sự ổn định của sản phẩm.

5.2. Đề nghị

Kính mong đề nghị ban lãnh đạo công ty cần hỗ trợ người chăn nuôi sâu hơn nữa. Nhất là trong tình hình chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng và diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid như hiện nay. Để giúp

người chăn nuôi có khả năng tái đàn tiếp tục duy trì đầu con, tổng đàn. Ban lãnh đạo công ty cần tăng cường tập huấn, nâng cao tác phong làm việc đối với cán bộ công nhân viên trong công ty, củng cố hình tượng chuyên nghiệp của công ty trong lòng khách hàng.

Các cơ quan chức năng về thú y phối hợp với ủy ban nhân dân các cấp tăng cường công tác tuyên truyền, huấn luyện cho bà con chăn nuôi, nâng cao nhận thức của bà con chăn nuôi và người tiêu dùng, không để xảy ra một số hiện tượng chất lượng sản phẩm thịt không mong muốn cũng như tồn dư một số chất trong sản phẩm động vật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2014), Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh

doanh thủy sản và thuốc thú y, Quyết định số 08/VBHN-BNNPTNT.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2016), Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành, cấm sử dụng ở Việt Nam, công bố mã HS đối với

thuốc thú y nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam, thông tư số

10/2016/TT-BNNPTNT.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2018), Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thông tư 28/2017/TT-

BNNPTNT.

4. Chính phủ (2016), Quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực

nông nghiệp, Nghị định 35/2016/NĐ-CP và Nghị định 123/2018/NĐ-CP

sửa đổi.

5. Chính phủ (2017), Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, Nghị định số 90/2017/NĐ-CP.

6. Quốc hội (2015), khoản 21, điều 3 Luật thú y, Luật số 79/2015/QH13

7. Vi Thị Thanh Thủy (2011), Tồn dư kháng sinh và hormone trong cơ thể

động vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Thủ tướng Chính phủ (2017), Danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra

về chất lượng”, quyết định số 37/2017/QĐ-TTg.

9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2016), Quy định về quản lý thuốc

thú y, Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT.

10. Phòng kinh doanh Công ty cổ phần HanoFarm (2020) Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2020 của Hanofarm

11. Bộ y tế - trang tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp Covid-19, Doanh nghiệp

chăn nuôi kêu khổ vì COVID-19, https://ncov.moh.gov.vn/web/guest/-

/doanh-nghiep-chan-nuoi-keu-kho-vi-covid-19.

12. Lịch sử hình thành công ty cổ phần thuốc thú y HanoFarm và nhà máy Nông nghiệp xanh Hà Nội, Văn hóa công ty – Khởi lập

13. Bộ chính trị (1988), Nghị quyết về đổi mới quản lý kinh tế Nông nghiệp, Nghị quyết số 10-NQ/TW

14. Khuyến nông Hà Nội (28/12/2018), Cách nhận biết và phòng, trị các bệnh do ký sinh trùng trên gia cầm ,

http://khuyennonghanoi.gov.vn/Pages/cach-nhan-biet-va-phong-tri-cac- benh-do-ky-sinh-trung-tren-gia-cam.aspx

15. Chăn nuôi Việt Nam (27/6/2017), Cách phòng trị hiệu quả bệnh cầu trùng

trên gà, http://nhachannuoi.vn/8234-2/

16. Phòng kinh doanh công ty cổ phần Hanofarm (2020), Báo cáo kết quả kinh doanh hàng tháng của các vùng thị trường.

II. Tài liệu Tiếng Anh

17. Alanis A. J (2005), “Resistance to anbibiotics: are we in the post- antibiotic”, Archives of Medical Research, 697-705.

18. S. Giguere, J.F. Prescott, J. D. Baggot, R. D. Walker, P.M. Dowling (2007), Antimicrobial Therapy in Veterinary Medicine.

19. Gassner và Wuethrich (1994), Assessing Quality and Safety of Animal Feeds.

Hình 1. Tập thể Nhân viên và sinh viên thực tập công ty

Hình 2. Buổi họp công ty

Hình 3. Mổ khám gà bệnh Hình 4. Hình ảnh bệnh cầu trùng trên gà

Hình 5. Mổ khám gà bệnh Hình 6. Bệnh cầu trùng máu tươi ghép viêm ruột

Hình 7. Giao hàng hỗ trợ đại lý

Hình 8. Vắc xin Cúm gia cầm

Một phần của tài liệu ĐẠI học THÁI NGUYÊN (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)