PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU HẠN CỦA CÁC THL ĐỈNH MANG
4.3.2. Tốc độ già hoá bộ lá của các tổ hợp lai trong điều kiện hạn
Độ già hóa bộ lá (LSE - Leaf senescence) phản ánh khả năng tránh hạn hoặc chịu hạn của cây trồng, có tương quan với năng suất và thường được sử dụng để đánh giá khả năng chịu hạn. Trong thí nghiệm chịu hạn, tính trạng này là chỉ tiêu quan trọng đặc biệt là ở giai đoạn hình thành hạt ngô với biểu hiện mô lá bị khô vàng từ lá gốc lên lá bắp (M. Zaman-Allah & cs., 2016).
Kết quả về đánh giá tính trạng độ già hoá bộ lá (LSE) ở thời điểm trước trỗ 7-10 ngày (LSE _1), khi ngô tung phấn - phun râu đạt hơn 50% (LSE _2), sau tung phấn 15 ngày (LSE_3) được trình bày tại bảng 4.18. Qua kết quả cho thấy: Độ già hóa bộ lá của các tổ hợp lai được tạo ra từ dòng chuyển gen thấp hơn so với các tổ hợp lai được tạo ra từ dòng nền. Đặc biệt ở giai đoạn 2 tuần sau tung phấn phun râu, các tổ hợp lai được tạo ra từ các dòng chuyển gen có mức độ hóa già từ 4,3 đến 5,7 (khoảng 43-57% diện tích lá bị chết). Qua theo dõi độ hóa giá bộ lá của các tổ hợp lai, nhận thấy chỉ số hóa già tăng dần theo thời gian từ giai đoạn trước trỗ tới 2 tuần sau trỗ, điều này cho thấy việc gây hạn đã xảy ra đúng vào giai đoạn tung phấn phun râu.
56
Bảng 4.18. Tốc độ già hoá bộ lá của các tổ hợp lai trong điều kiện hạn
STT THL LSE_1 LSE_2 LSE_3
1 D3 x NT 2,0 3,3 4,3 2 C436 x NT (nền) 3,3 5,3 6,7 3 D14 x NT 2,0 3,7 5,3 4 C7N x NT (nền) 3,3 5,0 6,7 5 D21 x NT 2,3 3,7 4,7 6 V152 x NT (nền) 3,0 3,7 6,3 7 D3 x H 2,3 3,7 5,3 8 C436 x H (nền) 3,0 5,0 6,3 9 D14 x H 2,0 3,3 4,0 10 C7N x H (nền) 2,0 3,7 5,0 11 D21 x H 1,0 3,0 4,3 12 V152 x H (nền) 2,0 3,7 5,7
Ghi chú: LSE_1: Độ già hoá trước trỗ; LSE_2: Độ già hoá bộ lá thời điểm tung phấn- phun râu; LSE _3: Độ già hoá bộ lá sau thụ phấn 15 ngày;
Một số tính trạng gián tiếp được coi là có tương quan chặt về mặt di truyền với tăng năng suất và độ di truyền cao là số bắp/cây, số hạt/cây, khoảng chênh lệch giữa tung phấn và phun râu và số hạt/cây. Những chỉ tiêu có độ tương quan vừa phải là độ bó tán lá, số nhánh cờ, chiều cao cây, tỷ lệ cây con bị chết, tốc độ hoá già của lá và độ héo lá.