Từ hạn chế nêu trên, NCS dự định hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ là: Thực hiện nghiên cứu điển hình tại một số DN lữ hành quy mô lớn và DN quy mô nhỏ và vừa, để thấy rõ được sự khác biệt trong việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ tổng thể toàn DN, nhằm đưa ra các giải pháp sát thực và có ý nghĩa thực tiễn cao hơn.
KẾT LUẬN
Bối cảnh nghiên cứu đã chỉ ra việc thực hiện nghiên cứu “Kế toán quản trị với việc đánh giá HQHĐ trong các DN lữ hành Việt nam”là thực sự cần thiết.
Luận án đã tổng hợp được các nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan đến KTQT với việc đánh giá HQHĐ của DN, từ đó xác định được khoảng trống và vấn đề nghiên cứu của luận án. Bên cạnh đó, luận án đã hệ thống hóa và làm rõ lý luận cơ bản về KTQT với việc đánh giá HQHĐ của DN và xác định mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng KTQT để đánh giá HQHĐ của DN.
Thông qua việc sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng, luận án đã phản ánh được thực trạng thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam và xác định được các yếu tố ảnh hưởng, mức độ tác động của chúng đến thực trạng này. Dựa trên những định hướng phát triển của ngành du lịch Việt nam trong giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 và các yêu cầu mang tính nguyên tắc, luận án đã đưa ra được các nhóm giải pháp và khuyến nghị liên quan đến vận dụng KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam. Bên cạnh đó, luận án đã đưa ra các điều kiện về phía các cơ quan Nhà nước (Bộ VHTTDL, Bộ Tài chính, Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt nam) và phía các DN lữ hành nhằm nâng cao tính hiệu quả của việc vận dụng KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN này.
Với các kết quả đạt được như trên, luận án đã cơ bản hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, trả lời được các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra và lấp đầy được một số khoảng trống nghiên cứu về KTQT với việc đánh giá HQHĐ của DN. NCS rất mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, các nhà quản lý và các chuyên gia để nội dung luận án hoàn thiện hơn!