Quy trình thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu bài giảng Thiết kế nghiên cứu (Trang 30 - 39)

 Mục đích, vai trò của tổng quan lý thuyết

2.3.2 Quy trình thiết kế nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu phải trả lời được câu hỏi: Người nghiên cứu cần làm gì để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu?

Dựa vào chủ đề nghiên cứu, tổng quan nghiên cứu, các câu hỏi và giả

thuyết nghiên cứu đã xác định được ở các bước trên, nội dung của quy trình thiết kế nghiên cứu tập trung vào việc lựa chọn các phương pháp nghiên cứu, phương pháp thu thập và xử lý thông tin và dữ liệu cần thiết cho việc trả lời câu hỏi nghiên cứu

2.3.2 Ni dung thiết kế nghiên cu

a. Xác định phương pháp nghiên cứu

Phân loại phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp tiếp cn đnh lượng (Quantitative Approach hay Fixed Design)

- Cách tiếp cận liên quan đến việc nghiên cứu thực nghiệm mang tính hệ

thống các thuộc tính định lượng, hiện tượng và quan hệ giữa chúng (Đinh Văn Sơn, 2015).

- Bản chất của phương pháp nghiên cứu định lượng gợi mở rằng việc thu thập dữ liệu sẽ cho các dữ liệu dạng số và được tiêu chuẩn hóa và việc nghiên cứu được thực hiện thông qua các biểu đồ và toán thống kê (Saunder, 2003)

2.3.2 Ni dung thiết kế nghiên cu

a. Xác định phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tiếp cn đnh tính (Qualitative Approach/Flexible):

- là cách tiếp cận trong đó nhà nghiên cứu tìm hiểu hành vi, động cơ và ý đồ đối tượng nghiên cứu (con người) và những lý do điều khiển những hành vi đó (Saunder & cộng sự, 2003).

- Dữ liệu định tính dựa trên các ý nghĩa và được diễn đạt bằng lời hay văn bản. Dữ liệu thu thập thường là phi tiêu chuẩn và phải được phân nhóm và chủ yếu được phân tích theo phương pháp khái quát hóa (Saunders, 2003). Bản chất của nghiên cứu định tính cho thấy nó có thể sử

dụng để nghiên cứu, giải thích các vấn đề phức tạp của hoạt động quản lý và kinh doanh.

2.3.2 Ni dung thiết kế nghiên cu

b. Xác định phương pháp thu thập dữ liệu

• Việc lựa chọn phương pháp thu thập dữ liệu phải phù hợp với câu hỏi nghiên cứu, phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.

• Nghiên cứu định lượng thường thu thập dữ liệu bằng - Bảng hỏi khảo sát (Survey/Questionnaire) - Phương pháp quan sát. • Nghiên cứu định tính thường sử dụng: - Phương pháp phỏng vấn - Phương pháp quan sát và - Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp.

2.3.2 Ni dung thiết kế nghiên cu

b. Xác định phương pháp thu thập dữ liệu

Phương pháp s dụng bng hi

• Phương pháp sử dụng bảng hỏi thực hiện bằng cách phỏng vấn (phỏng vấn khảo sát) hoặc gửi thư (bưu điện, email, internet).

• Phương pháp khảo sát được sử dụng trong phương pháp tiếp cận định lượng, thu thập một lượng nhỏ dữ liệu dưới định dạng được tiêu chuẩn hóa từ một mẫu tương đối lớn và quá trình chọn mẫu mang tính đại diện từ một tổng thể đã biết.

• Dữ liệu thu thập được từ khảo sát là dữ liệu dạng số và quá trình khảo sát (đo lường) là một quá trình các dữ liệu nghiên cứu được chuyển sang dạng số.

2.3.2 Ni dung thiết kế nghiên cu

b. Xác định phương pháp thu thập dữ liệu

Phương pháp phng vn

- Phỏng vấn là một trong những phương pháp thu thập dữ liệu chủ yếu trong nghiên cứu định tính.

- Phỏng vấn là một phương pháp rất hiệu quả trong đánh giá nhận thức, các ý nghĩa, xác định các tình huống, cấu trúc của hiện tượng nghiên cứu của một người hoặc nhóm người. Đây cũng là một trong những phương pháp mạnh nhất nhất để có được sự thấu hiểu người khác (Punch, 2005). - Hình thức phổ biến nhất là đối thoại trực tiếp (mặt đối mặt) cá nhân

nhưng cũng có thể là phỏng vấn trực tiếp theo nhóm, qua thư từ hoặc bảng hỏi tự điền thông tin và khảo sát qua điện thoại (Fotana và Frey, 1994).

2.3.2 Ni dung thiết kế nghiên cu

b. Xác định phương pháp thu thập dữ liệu

Phương pháp quan sát.

- Quan sát là phương pháp thu thập dữ liệu truyền thống bằng việc quan sát, ghi chép, mô tả, phân tích và diễn giải một cách hệ thống các hiện

tượng xã hội được nghiên cứu (Saunders & cộng sự, 2003).

- Quan sát theo phương pháp định lượng hay quan sát theo cấu trúc chú trọng đến tần suất của hành động và việc quan sát được thực hiện theo một cấu trúc chặt chẽ, lịch trình quan sát thường được định trước và thường rất chi tiết.

- Quan sát theo phương pháp tiếp cận định tính thường không theo cấu trúc định trước. Nghiên cứu viên không sử dụng các cách phân nhóm

thông tin trước mà thường thực hiện quan sát theo cách tự nhiên và mở. Cho dù kỹ thuật ghi lại kết quả quan sát là gì thì hành vi được quan sát đều dưới dạng chuỗi hành động và sự kiện khi chúng xảy ra (Puch, 2005).

2.3.2 Ni dung thiết kế nghiên cu

b. Xác định phương pháp thu thập dữ liệu

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

- Dữ liệu thứ cấp bao gồm các văn bản viết như thông báo, biên bản cuộc họp, thư từ, nhật ký, tiểu sử, thông báo của chính phủ, các bản ghi hành chính và báo cáo gửi các cổ đông hoặc đối tượng hữu quan cũng như các tài liệu không phải văn bản như băng ghi âm, phim ảnh, phim và các chương trình truyền hình (Jupp, 1996, Robson, 2002).

2.3.2 Ni dung thiết kế nghiên cuc. Xác định phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu bài giảng Thiết kế nghiên cứu (Trang 30 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)