Thị Trường Cấp

Một phần của tài liệu Chứng Khoán & Sự Phồn Thịnh Của Nền Kinh Tế phần 6 pot (Trang 28 - 33)

Thị trường cấp 2 của tín phiếu thương mãi rất nhỏ. Một phần vì đặc tính đa dạng (heterogeneous characteris- tics) của tín phiếu thương mãi làm cho rất khó có thể gom đủ một số lượng lớn để làm giao hoán trong thị trường cấp 2. Một phần khác có lẽ vì chiều dài thời gian du kỳ của tín phiếu thương mãi quá ngắn và những người đầu tư vào tín phiếu thương mãi biết rõ nhu cầu tài chính của họ nên có khuynh hướng giữ tín phiếu thương mãi cho đến khi mãn hạn. Thỉnh thoảng những đại lý mua bán chứng khoán có mua trữ một ít tín phiếu thương mãi từ những người đầu tư hoặc từ công ty phát hành. Những trung gian mua bán chứng khoán (brokers) cũng làm giá cho tín phiếu thương mãi của những công ty phát hành với số lượng lớn.

Tham Khảo

1 “Registration for short-term securities is especially ex- pensive because the registration fee is a percent of the face amount at each offering. Thirty-day registered notes, rolled over monthly for one year, would cost 12 times as much as a one-time issuance of an equal amount of one- year note.” Thomas K. Hahn, 1993, Commercial Paper.

2 Dụ Luật Chứng Khoán ban hành năm 1933 (Securities Act) đòi hỏi là chứng khoán bán ra cho công chúng phải đăng ký trước với Ủy Ban Chứng Khoán & Thị Trường Mua Bán Chứng Khoán (Securities and Exchange Com- mission; SEC), trừ những trường hợp được miễn đăng ký theo những điều kiện nêu rõ trong dụ luật.

3 Tín phiếu thương mãi bảo đảm bởi một ngân hàng với một tín dụng thư được miễn đăng ký dưới điều khoản 3(a)(2), không cần thiết được miễn dưới điều khoản 3(a)(3). Tín phiếu thương mãi phát hành và bán qua kênh tư hệ được miễn đăng ký dưới điều khoản 4(2). 4 H.15 statistical release của Ngân Hàng Trung Ương ấn hành lãi suất hàng ngày của tín phiếu thương mãi du kỳ 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng do đại lý cho giá trực tiếp. Tất cà lãi suất được dựa trên những tín phiếu thương mãi có hạng khả tín cao.

5 Tính từ năm 1967 cho đến năm 1991. 6 Tính từ năm 1974 cho đến năm 1991

7 Nguồn tài chính vận hành = tổng giá trị tất cả tài sản ngắn hạn trữ cho tổng giá trị của tất cả nợ ngắn hạn; working capital = current assets - current liabilities. 8 Federal Reserve Bank of New York, 1992

9 Felix, Richard, ed. Commercial Paper. London: Euromoney Publications, 1987.

ings Guide. April 1991.

Stigum, Marcia. The Money Market. Homewood, Ill.: Dow Jones-Irwin, 1990.

Hàm Phiếu

H

àm phiếu (derivative instruments) là một loại chứng khoán ký sinh vào một chứng khoán khác, vào một biểu số giá trị hỗn hợp, vào một ngoại tệ, hoặc vào một sản phẩm (derived from or linked to a security, an index, a foreign currency or a commodity). Định nghĩa theo pháp lý, hàm phiếu là bằng chứng của một khế ước chính thức (formal agreement) giữa hai đối tác (two parties) xác định một cuộc giao hoán. . . Khế ước này, trong thuật ngữ mua bán hàm phiếu, được gọi là hàm khế.1

Cũng giống như những chứng khoán khác, hàm phiếu bao gồm nhiều loại. Trong số những hàm phiếu phổ thông nhất có hàm phiếu độc chế (options), hàm phiếu toàn chế (futures) và hàm phiếu quyền (warrants).

Một phần của tài liệu Chứng Khoán & Sự Phồn Thịnh Của Nền Kinh Tế phần 6 pot (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)