Lựa chọn phương án thiết kế cho mô hình

Một phần của tài liệu Thiết Kế Và Chế Tạo Mô Hình Hệ Thống Phun Xăng Và Đánh Lửa Xe KIA MORNING 2015 (Trang 69 - 70)

3. Trình tự các bước xây dựng mô hình

3.2 Lựa chọn phương án thiết kế cho mô hình

Mô hình hệ thống phun xăng và đánh lửa điện tử được chế tạo nhằm mục đích giúp có thể quan sát được đặc điểm kết cấu, nguyên lý làm việc của hệ thống phun xăng điện tử và đánh lửa điện tử

Hiện nay, mô hình thiết kế gồm các dạng sau:

- Thứ nhất là: mô phỏng giống như trên xe. Dạng này có ưu điểm là dễ quan sát vị trí bố trí lắp ghép trên xe, nhưng lại có nhược điểm khó quan sát, hình dung được tổng thể, khó quan sát được cấu tạo và làm việc của các cảm biến.

- Thứ hai là: Trải trên một tấm bảng nhưng nó không hoạt động. Hình dạng này thường được sử dụng để thể hiện cấu trúc của một hệ thống quá phức tạp, vì hệ thống được chia hoặc cắt thành ¼ hoặc ½ để thể hiện đầy đủ các thành phần bên trong. Loại mô hình này giúp hiểu rõ hơn một chút về hoạt động và cấu trúc của từng cơ cấu trong hệ thống.Tuy nhiên, dạng này không thể hiện cụ thể nguyên lý hoạt động của hệ thống, khó quan sát vị trí lắp đặt trên xe, không thực hiện được các bài tập kiểm tra cảm biến.

- Thứ ba là: Dàn trải trên một bảng và hoạt động được là dạng mô hình có kết cấu của chi tiết giống thật và hoạt động được nhờ các nguồn dẫn động hay các tác động khác.

Mô hình này rất thuận tiện vì thông qua nó dễ dàng quan sát hình dung được tổng quan sơ đồ đấu ghép, nắm bắt được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống

Qua các phân tích trên, ta chọn phương án thứ ba: thiết kế mô hình hệ thống phun xăng điện tử đa điểm và hệ thống đánh lửa điện tử trực tiếp dàn trải trên một bảng và làm việc được.

Một phần của tài liệu Thiết Kế Và Chế Tạo Mô Hình Hệ Thống Phun Xăng Và Đánh Lửa Xe KIA MORNING 2015 (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)