sống thắt lưng và hội chứng chèn ép rễ. Ngoài ra, theo tiêu chuẩn chẩn đoán Saporta 1960, bệnh nhân có 4/6 triệu chứng:
+ Đau cột sống thắt lưng lan theo rễ
+ Đau tăng khi thay đổi tư thế, khi ho, khi hắt hơi
+ Dấu hiệu chuông bấm (+) 2 bên đoạn L4-5. Bên (T) (-) + Nghiệm pháp Lasègue: chân P (+) 60o , chân T (-) 80
Do đó, em nghĩ có thoát vị đĩa đệm ở bệnh nhân này. Tuy nhiên, để xác định rõ vị trí, thể và giai đoạn thoát vị em đề nghị chụp MRI cột sống thắt lưng.
Thể trạng béo phì độ I và tư thế lao động cũng là những yếu tố thuận lợi góp phần gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm trên bệnh nhân.
- Trên lâm sàng, bệnh nhân có hội chứng tổn thương cột sống thắt lưng và hội chứng chèn ép rễ thần kinh, Xq cho hình ảnh trượt L3- L4 ra sau và khoảng cách trượt so với độ rộng thân đốt sống trượt trong khoảng 25% nên em chẩn đoán trượt đốt sống L3- L4 ra sau độ 1 ở bệnh nhân này( theo Meyerding)
- Về nguyên nhân, bệnh nhân chưa từng mắc các bệnh lý di truyền hay chấn thương cột sống, Xq cho thấy Phần eo các đốt sống: bình thường nên em loại trừ nguyên nhân hở eo và chấn thương cột sống. Mặt khác, với thể trạng béo phì độ I (BMI: 25,4 kg/m2 ), tính chất công việc phải đứng lâu trong ngày và trong nhiều năm đã gây 1 áp lực quá tải lên sụn khớp, đĩa đệm dẫn đến tổn thương, tạo nên những triệu chứng, biến chứng trong bệnh cảnh thoái hóa cột sống. Bệnh nhân còn có dấu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng, thể hiện rõ trên hình ảnh Xq: cầu xương, gai xương các đốt sống thắt lưng và các đốt sống ngực thấp, hẹp nhẹ khe đĩa đệm. Do đó, em nghĩ nhiều đến thoái hóa cột sống gây nên tình trạng trượt đốt sống trên bệnh nhân này.