Nhận xét những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của COVID 19 đến hoạt động

Một phần của tài liệu Thực hiện báo cáo phân tích ảnh hưởng của covid 19 đến hoạt động kinh doanh của một ngân hàng thương mại (Trang 25 - 27)

kinh doanh của ngân hàng.

Trước diễn biến và mức độ tác động của dịch bệnh COVID-19 được đánh giá là nghiêm trọng, phức tạp và khó lường, ảnh hưởng của COVID-19 tới hoạt động ngân hàng đã bộc lộ rõ nét, không chỉ là những ảnh hưởng xấu, tác động tiêu cực đến hoạt động của ngân hàng mà bên cạnh đó, COVID-19 cũng tạo động lực thay đổi cho các ngân hàng nói chung và Techcombank nói riêng.

17

3.1. Ảnh hưởng tiêu cực:

Thứ nhất, lãi suất cho vay giảm để hỗ trợ khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi Covid-

19 trong khi tăng trưởng tín dụng ở mức thấp làm giảm thu nhập từ lãi của ngân hàng. Khi NHNN đều hướng tới ưu tiên miễn giảm lãi suất cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Techcombank cũng liên tiếp triển khai các chương trình hỗ trợ dành cho khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân, dành một lượng tín dụng không nhỏ để cho vay mới với lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Mức giảm lãi suất thông thường là 0,5%-1,5%/năm cho các khoản vay mới. Mặc dù vậy, nhưng tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức khá thấp. Số liệu này cho thấy cầu tín dụng yếu đi một phần đáng kể do các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, phải thu hẹp hoạt động kinh doanh, làm giảm vòng quay vốn.

Thứ hai, Ngân hàng thừa thanh khoản khi huy động tăng mạnh nhưng cho vay tăng quá

chậm. Tuy lãi suất thấp nhưng các doanh nghiệp vẫn hoạt động cầm chừng hoặc không sản xuất vì nguồn cầu giảm sút nghiệp trọng, chuỗi sản xuất từ đó đình trệ nên dù lãi thấp thì các doanh nghiệp cũng không có nhiều phản ứng. Mặt khác khiến dư nợ của ngân hàng chưa thể tăng được là việc rà soát các khách hàng bị ảnh hưởng gián tiếp bởi dịch không hề dễ và rất khó định lượng đòi hỏi khách hàng và ngân hàng phải ngồi nói chuyện để cũng tìm hướng hỗ trợ hiệu quả và thiết thực. Việc phải tuân thủ các quy định về cho vay, không thể dễ dàng nới lỏng các quy định cho vay, nhằm tránh gây ra các hậu quả như nợ xấu tăng cao hay mất khả năng thanh khoản.

Thứ ba, số lượng doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, phá sản ngày càng cao, kéo theo

nợ xấu, chất lượng tài sản đảm bảo của ngân hàng giảm xuống nghiêm trọng. Mấu chốt cho đảm bảo sự lành mạnh của các tổ chức cho vay này vẫn là nguồn dự phòng nợ mất vốn mà ngân hàng hiện đang có và có thể trích lập thêm. Theo Minh Tâm (2020), cuối năm 2019, tỷ lệ dự phòng bù đắp nợ xấu Techcombank là 95%.

Thứ tư, thu nhập từ dịch vụ của các ngân hàng thương mại cũng suy giảm do hỗ trợ

khách hàng về phí dịch vụ ngân hàng. Hiên” có 37 ngân hàng xác nhận miễn/giảm phí cho khách hàng, chiếm tỷ trọng 98,9% tổng số lượng giao dịch chuyển tiền qua Công ty

Thanh toán quốc gia Việt Nam – NAPAS[12]. Trong số 37 ngân hàng thực hiê n” 18

miễn/giảm phí lần này, có 14 ngân hàng đưa mức phí thu khách hàng về bằng 0 đồng, chiếm 49,1% lượng giao dịch miễn phí dịch vụ trong đó có Techcombank.

3.2. Ảnh hưởng tích cực:

Dịch bệnh COVID-19 bùng phát đã ảnh hưởng đến các lĩnh vực của nền kinh tế và làm thay đổi thói quen mua sắm của khách hàng. Ngày càng nhiều doanh nghiệp và người dân thích ứng với tình hình mới, chuyển từ mua bán, thanh toán trực tiếp sang mua bán trực tuyến và sử dụng kênh thanh toán không dùng tiền mặt nhằm giảm thiểu lây nhiễm dịch bệnh cũng như tận dụng tối đa những tiện ích mà phương thức này mang lại. Hành trình số hóa diễn ra mạnh mẽ hơn và là chìa khóa để các nhà băng vượt qua thách thức. Chuyển đổi số đang là xu thế tất yếu tại Việt Nam. Giao dịch ngân hàng “không tiếp xúc” cũng dẫn phổ biến và trở thành thói quen trong xã hội. Chỉ số CIR của Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm nay, giảm từ 33,3% xuống còn 28,4%. Tỷ lệ CIR của các ngân hàng ngày càng giảm cho thấy, ngân hàng đang hoạt động khá hiệu quả, tốn ít chi phí hoạt động hơn để tạo ra doanh thu.

Cổ phiếu ngân hàng tiềm năng luôn là sự ưu tiên lựa chọn của những nhà đầu tư chứng khoán. Nhìn lại thị giá giao dịch trên sàn OTC, ta có thể thấy được cổ phiếu TCB bắt đầu có xu hướng tăng trưởng mạnh từ năm 2017. Với tiềm năng tăng trưởng thu nhập từ phí, lại có khả năng giảm chi phí huy động vốn do thu hút được thị phần CASA khổng lồ, Techcombank được nhiều người ưa thích lựa chọn để đầu tư cổ phiếu trong mùa dịch này.

PHẦN 3: MỘT SỐ CHIPN LƯỢC CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TECHCOMBANK

Một phần của tài liệu Thực hiện báo cáo phân tích ảnh hưởng của covid 19 đến hoạt động kinh doanh của một ngân hàng thương mại (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w