Đồng bộ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại cục hải quan tỉnh bình định (Trang 82)

7. Kết cấu luận văn

3.3.2.Đồng bộ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý rủi ro

Hải quan là ngành tiên phong trong hội nhập, khi nhu cầu hội nhập về hải quan là nội dung then chốt để đảm bảo lưu thông hàng hóa, vật tư, thiết bị trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, vì vậy cần phải đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động hải quan trong đó có QLRR đối với XNKHH.Với việc tực hiện động bộ ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác QLRR góp phần tạo thuận lợi thương mại, đồng thời nâng cao năng lực quản lý của cơ quan hải quan.

Theo quy định thủ tục giám sát tại các cửa khẩu, cảng đều đã thực hiện hải quan điện tử, tuy nhiên hiện tại nhiều nơi các DN vẫn phải cung cấp chứng từ giấy (danh sách hàng hóa, vận đơn, phiếu xuất kho) để cơ quan hải

quan kiểm tra và xác nhận đóng dấu thì hàng hóa mới được qua khu vực giám sát. Trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ giám sát điện tử trên cơ sở đảm bảo kiểm soát của cơ quan hải quan và giảm thiểu thời gian, chi phí cho DN, để làm được điều này cần đồng bộ việc ứng dụng công nghệ thông tin.

Hiện nay, ngành Hải quan đã xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, cốt lõi là hệ thống thông quan điện tử tự động VNACCS/VCIS và áp dụng vận hành thành công các hệ thống e-Manifest (trao đổi thông tin trước khi hàng đến), e-Payments (thanh toán thuế điện tử, e-C/O, e-Permits (thực hiện qua Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN), VASSCM (giám sát tự động). Hệ thống công nghệ thông tin được xây dựng tích hợp đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ, thực hiện theo hướng xử lý dữ liệu điện tử tập trung trên mô hình kiến trúc theo hướng dịch vụ, kết nối được các đơn vị trong ngành hải quan và với các cơ quan có liên quan, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về băng thông và khả năng dự phòng. Bên cạnh đó, việc triển khai Hệ thống quản lý giám sát hải quan tự động (VASSCM) thông qua việc kết nối, trao đổi thông tin với DN kinh doanh cảng, sân bay, kho bãi, địa điểm chịu sự giám sát hải quan đã đánh dấu bước triển khai mạnh mẽ công tác giám sát theo quy định của Luật Hải quan; làm thay đổi căn bản phương thức giám sát thủ công sang điện tử.

Nâng cấp và ứng dụng những công nghệ thông tin hiện đại ở bộ phận trong thu thập, xử lý và phân tích thông tin của Tổng cục Hải quan để có thể tích hợp môt số chức năng bảo đảm thông tin cơ bản phục vụ cán bộ và đối tác. Hoạt động phân tích thông tin nên đưa vào chuẩn hóa, trong đó tập trung cho chuẩn hóa cơ sở dữ liệu phục vụ công tác QLRR. Đồng thời, việc ứng dụng công nghệ thông tin trongthu thập, xử lý thông tin DN sẽ góp phần tạo nền tảng cho việc triển khai thủ tục Hải quan điện tử, đẩy mạnh tự động hóa Hải quan; tạo thuận lợi cho hoạt động XNK, giảm thiểu thủ tục và mức độ kiểm tra, rút ngắn thời gian thông quan, đồng thời đảm bảo kiểm soát việc

tuân thủ pháp luật trong quá trình tiến hành thủ tục Hải quan đối với hoạt động XNKHH.

Đồng bộ việc ứng dụng công nghệ thông tin còn giúp thực hiện tốt việc cung cấp, sử dụng thông tin tờ khai hải quan điện tử, qua Cổng thông tin tờ khai hải quan nhằm thực hiện tốt cung cấp thông tin tờ khai hải quan điện tử cho các bộ, ngành có liên quan để thực hiện các thủ tục về thuế, cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, thủ tục thanh toán qua ngân hàng và các thủ tục hành chính khác; chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa lưu thông trên thị trường. Cổng thông tin tờ khai hải quan điện tử đã tạo thuận lợi cho người dân, DN trong quá trình làm thủ tục hải quan, cũng như nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLRR về hoạt động XNKHH.

Tổng cục Hải quan đã thành lập cổng dữ liệu điện tử kết nối với các cơ quan của các Bộ ngành như Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công an, Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam… và các đối tác có liên quan tạo nên cơ chế một cổng Quốc gia (được xây dựng trên phần mềm web, hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan) nhằm hình thành hệ thống thông tin hỗ trợ QLRR đầy đủ ở các khâu trong quy trình thủ tục theo tiêu chuẩn quốc tế. M t khác, Tổng cục Hải quan cũng cần xây dựng và hoàn thiện quy chế vận hành, bảo trì, bảo dưỡng cho toàn bộ hệ thống bảo đảm thông tin trong ngành đạt mức thực hiện 100% kết nối trao đổi dữ liệu điện tử với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, các Cục Hải quan, Thuế, Kho bạc,…; Đảm bảo các Trung tâm dữ liệu của Ngành hoạt động thông suốt tới các cấp Hải quan với mức độ an ninh, an toàn cao; hình thành được tổ chức mạng lưới giá trị gia tăng (VAN) có năng lực để đảm bảo làm khâu trung gian kết nối dữ liệu điện tử giữa Hải quan và bên ngoài.

Toàn ngành Hải quan tiếp tục triển khai hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản lý theo từng chế độ, loại hình nghiệp vụ như: Quản lý gia công, sản XNK, tạm nhập tái xuất, chế xuất, theo dõi và quản lý

cửa hàng miễn thuế, kho ngoại quan, chế độ riêng… Các hệ thống này đã tạo ra một môi trường điện tử cho phép DN khai báo các thông tin về đối tượng hàng hóa chịu sự quản lý, giúp cơ quan hải quan tiếp nhận, xử lý, theo dõi tình hình thực hiện thủ tục hải quan của DN, quản lý các số liệu một cách đầy đủ, kịp thời, thực hiện các yêu cầu thanh khoản của DN. Nhờ áp dụng các hệ thống này, công tác nghiệp vụ của cán bộ, công chức hải quan tại cơ sở hiệu quả tăng lên.

Như vậy, để thực hiện đồng bộ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong QLRR cần đẩy mạnh triển khai chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan, Chính phủ điện tử ngành Hải quan; trong đó tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến cho người dân, DN và các bên liên quan, đáp ứng yêu cầu quản lý và thực hiện thủ tục hải quan của người dân, DN; cung cấp dịch vụ công trực tuyến và cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử hải quan phục vụ người dân và DN trong quá trình làm thủ tục hải quan trên nền tảng ứng dụng di động, trong đó đảm bảo cung cấp ít nhất 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

3.3.3. Hoàn thiện tổ ch c bộ m v nân o năn c cán bộ công ch c h i quan

Thực hiện rà soát, kiện toàn bộ máy hải quan với cơ cấu gọn nhẹ, tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế 10% theo yêu cầu của Đảng và Chính phủ, giảm đầu mối trung gian đáp ứng yêu cầu triển khai mô hình hải quan thông minh và thực hiện nhiệm vụ đầu mối kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu gắn với phân công, phân cấp rõ ràng, cụ thể giữa chức năng, quyền hạn và trách nhiệm ở cấp Cục Hải quan thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc thực hiện, cấp Chi cục Hải quan và các Đội Kiểm soát Hải quan làm nhiệm vụ tác nghiệp cụ thể nhằm đảm bảo yêu cầu thực thi nhiệm vụ thông suốt, nhanh, đúng pháp luật, hạn chế sơ hở.

năng lực dựa trên vị trí việc làm nhằm xác định chính xác nhiệm vụ, năng lực cần có của mỗi vị trí việc làm. Đây căn cứxây dựng hệ thống đánh giá năng lực cán bộ công chức theo hướng chuyên môn, đúng người đúng việc, nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả lao động, cũng như nâng cao năng lực cán bộ công chức trong ngành đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với ngành Hải quan.

Cần tiếp tục thực hiện soát sửa đổi, bổ sung chính sách, quy định về quản lý cán bộ công chức ngành Hải quan, như: tuyển dụng, bố trí, sắp xếp, đánh giá, phân loại, điều động, luân chuyển, quy hoạch, bổ nhiệm… theo phương thức quản lý nguồn nhân lực hiện đại dựa trên năng lực, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, khắc phục tình trạng cục bộ, sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Thực hiện phát triển nguồn nhân lực hải quan theo hướng tinh thông nghiệp vụ, liêm chính, chuyên nghiệp, làm chủ được công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, đáp ứng yêu cầu triển khai mô hình hải quan thông minh và các nhiệm vụ chính trị của ngành Hải quan. Trước hết, cần cải tiến phương thức đào tạo phù hợp với điều kiện thực tế của ngành Hải quan. Kết hợp giữa cử cán bộ đi đào tạo tại các trường lớp chính quy với việc rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ tại cơ sở, đơn vị công tác. Coi trọng việc truyền đạt, hướng dẫn của cán bộ quản lý, cán bộ có kinh nghiệm lâu năm đối với cán bộ trẻ, mới vào ngành công tác. Nên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ QLRR tại nơi công tác để thu hút lượng lớn cán bộ theo học. Cần thay đổi cách sử dụng kinh phí đào tạo, giao kinh phí cho cấp cơ sở chủ động đào tạo nhiều hơn. Đồng thời hỗ trợ cơ sở đào tạo cán bộ thông qua việc soạn thảo, cung cấp đầy đủ tài liệu bồi dưỡng và giảng viên có trình độ và phương pháp bồi dưỡng thực hành tốt. Có thể tuyển chọn giảng viên từ những cán bộ thực hành QLRR thành thạo ở các cơ quan hải quan khác nhau. Tăng cường tìm kiếm sự hỗ trợ của nước ngoài cho hoạt động đào tạo ở cơ sở nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Bên cạnh đó, Cục Hải quan tỉnh Bình Định cần chủ động rà soát, sắp xếp lại mô hình tổ chức bộ máy phù hợp với nhiệm vụ và tình hình thực tế của đơn vị; thực hiện mô tả chức danh công việc; ban hành quy trình, quy chế, trách nhiệm của từng cấp; sắp xếp, bố trí công chức theo vị trí việc làm, phù hợp với trình độ, năng lực của cán bộ công chức trong đơn vị để đảm bảo phân công công việc đúng người, đúng trình độ và phù hợp với yêu cầu thực tế. Cùng với đó, thực hiện đánh giá năng lực án bộ công chức, đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng và quản lý nguồn nhân lực để đáp ứng được yêu cầu cải cách, hiện đại hóa của ngành và Cục Hải quan tình Bình Định đã đề ra. Xây dựng nề nếp làm việc chính quy, hiện đại; xây dựng mối quan hệ cộng đồng trách nhiệm giữa Cục Hải quan, DN và các tổ chức có liên quan trong việc tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ cho QLRR, thúc đẩy hoạt động XNKHH. Tăng cường công tác giáo dục bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, tính trung thực, nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp gắn với xử lý nghiêm minh những cán bộ công chức có biểu hiện nhũng nhiễu, tiêu cực làm ảnh hưởng tới danh dự và uy tín của đơn vị và ngành.

3.3.4. Tăng đầu tư cơ sở vật chất phục vụ quản lý rủi ro

Công tác QLRR chỉ có chất lượng khi có sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại như hệ thống công nghệ thông tin, các loại máy kiểm tra,… đảm bảo vai trò xử lý phân luồng thông suốt 24/7, đáp ứng yêu cầu cho việc tự động hóa, điện tử hóa thủ tục hải quan. Vì vậy, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ QLRR là cần thiết phải chú trọng và tăng cường đ c biệt trong giai đoạn hiện nay. Việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ QLRR hiện nay cần tập trung những việc sau:

Xây dựng Trung tâm tự động hóa có hệ thống trang thiết bị máy tính và các thiết bị phụ trợ có khả năng tiếp nhận, phân tích thông tin và xử lý giao dịch điện tử phát sinh từ khâu tiếp nhận bản lược khai, khai báo hải quan, tính thuế, thu thuế, giải phóng hàng, thông quan hàng hóa, giám sát cảng và kho

hàng. Để đảm bảo các điều kiện cần thiết trong việc duy trì hoạt động ổn định của Trung tâm, cần đầu tư xây dựng hệ thống dự phòng sự cố, bảo mật dữ liệu và xây dựng hệ thống các biện pháp hữu hiệu chống xâm nhập trái phép.

Xây dựng mạng diện rộng và riêng của Hải quan có khả năng chuyển tín hiệu kết nối giữa các đơn vị trong ngành với trung tâm tự động hóa. Xây dựng mạng kết nối giữa Hải quan với Ngân hàng, Kho bạc, hãng vận chuyển hàng không, cảng vụ để thực hiện các giao dịch xác nhận việc nộp thuế, giám sát kho hàng…

Tăng cường thêm trang thiết bị phục vụ cho việc kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu cảng phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa bàn, đáp ứng yêu cầu phát hiện, ngăn ch n hàng cấm, hàng lậu. Tăng cường thêm các thiết bị kỹ thuật chuyên dụng, công cụ hỗ trợ phục vụ công tác chống buôn lậu như máy phát hiện ma túy, chất nổ,… Trước mắt nên tập trung trang thêm bị máy soi và hệ thống soi ngầm kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu khi qua địa bàn hoạt động của đơn vị.

Xây dựng chương trình phần mềm máy vi tính phù hợp với hệ thống quy trình thủ tục hải quan. Chương trình phần mềm này phải có khả năng kế thừa, tương thích và phát triển từ các hệ thống tin học nghiệp vụ đã triển khai trong ngành, có khả năng vận hành trên mạng diện rộng, với các chức năng phù hợp với các loại hình thủ tục cảng biển, hàng không, đường bộ… đảm bảo đáp ứng được yêu cầu đa dạng của công tác quản lý hải quan, được thiết kế đủ các chức năng cho các cơ quan có liên quan như DN, các đại lý khai thuế hải quan, ngân hàng, cảng vụ, hãng vận chuyển. Thực hiện giao dịch trên mạng về thủ tục hải quan.

3.3.5. Tăng cường phổ biến, tuyên truyền và hỗ trợ hướng dẫn thực hiện chính sách pháp luật đến cá nhân, tổ chức hoạt động xuất nhập khẩu hiện chính sách pháp luật đến cá nhân, tổ chức hoạt động xuất nhập khẩu

Việc thực hiện tốt chính sách pháp luật đến cá nhân, tổ chức hoạt động XNKHH có vai rất quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động QLRR hiệu quả. Vì

vậy, phổ biến, tuyên truyền và hỗ trợ hướng dẫn thực hiện chính sách pháp luật đến cá nhân, tổ chức hoạt động XNKHH cần tăng cường hơn nữa trong hoạt động quản lý của ngành Hải quan nói chung và Cục Hải quan tình Bình Định nói riêng.

Trong thời gian tới, Cục Hải Quan tỉnh Bình Định phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện phổ biến, tuyên truyền và hỗ trợ hướng dẫn thực hiện chính sách pháp luật đến cá nhân, tổ chức hoạt động XNKHH thường xuyên thông qua nhiều hình thức khác nhau: thông qua đài phát thanh, đài truyền hình của Tỉnh; Tổ chức các Hội nghị, Hội thảo; tổ chức các lớp tập huấn để trap đổi thông tin về chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động XNKHH đến các DN, cá nhân, tổ chức,…Đ c biệtđưa Website Cục Hải quan tỉnh Bình Định trở thành cổng thông tin điện tử cung cấp thông tin đa dạng cho DN, cá nhân, tổ chức,…trong đó ưu tiên truyền tải các thông tin về quy trình thủ tục hải quan (hướng dẫn quy trình, các bước tiến hành, thời gian thực hiện…) cho phép khả năng tải các biểu mẫu, đơn, hồ sơ hải quan. Người khai hải quan có thể in ra giấy ho c điền vào các mẫu khai gửi thông tin khai hải quan trước cho cơ quan Hải quan, thực hiện khai hải quan qua mạng và thông quan điện tử. Đồng thời thường xuyên cập nhật văn bản, biểu mẫu mới, các thông tin thay đổi về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan,

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại cục hải quan tỉnh bình định (Trang 82)