5. Đối tượng nghiên cứu
3.1.3 Chủ động tìm kiếm và tạo lập phương pháp học tập phù hợp
Việc chủ động tìm kiếm và tạo lập phương pháp học tập phù hợp với bản thân nắm vai trò vô cùng quan trọng đối với các bạn SV K71 Khoa tiếng Pháp. SV có thể học phát âm qua các phương pháp: xem phim ảnh, nghe nhạc, luyện phát âm với giảng viên hoặc người nước ngoài, học phát âm qua thẻ ghi nhớ (flashcards), đăng ký các khóa học online,...
Ở đây cũng cần phải lưu ý rằng bên cạnh việc rèn luyện kỹ năng phát âm, nhóm nghiên cứu khoa học chúng tôi khuyến khích các bạn SV tích cực tìm tòi và bổ sung từ vựng vào kho tàng kiến thức của mình. Bên cạnh đó, việc rèn luyện kỹ năng phát âm là một quá trình dài và nhiều khó khăn, vì vậy để vững bước trên con đường đó, các bạn SV rất cần có cho mình những kế hoạch cụ thể, chi tiết và lộ trình rõ ràng, lặp lại hàng ngày cùng ý chí vững vàng, kiên trì nhẫn nại.
3.1.4 Trang bị kiến thức và tạo nhóm bạn bè đồng hành
Việc tự rèn luyện kỹ năng phát âm tiếng Pháp là một quá trình dài và không thể tránh khỏi một số khó khăn nhất định, vì vậy mà trang bị kiến thức và tạo nhóm bạn bè đồng hành là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Chúng tôi đảm bảo rằng khi có một vốn kiến thức vững chắc và những người bạn tốt sẵn sàng cùng đồng hành, trao đổi và chỉnh sửa cách phát âm giúp bạn thì con đường rèn luyện kỹ năng phát âm tiếng Pháp sẽ không quá nhiều trở ngại.
3.2 Liên hệ thực tiễn với SV năm nhất Khoa tiếng Pháp Trường ĐHSPHN
23
Trong thực tế quá trình học tập và rèn luyện, nhóm nghiên cứu khoa học chúng tôi đã tìm ra được các giải pháp dựa trên kinh nghiệm của bản thân, và áp dụng thành công các biện pháp này vào việc rèn luyện kỹ năng phát âm tiếng Pháp. Các giải pháp sau đây có thể đem lại rất nhiều lợi ích và hiệu quả nhất định cho các bạn SV khoa tiếng Pháp, góp phần giúp các bạn giải quyết các khó khăn trong vấn đề phát âm.
a. Trang web tự xây dựng: https://tiengphapblog.wordpress.com/
Để giúp cho việc rèn luyện kỹ năng phát âm tiếng Pháp không trở nên khô khan và nhàm chán, đồng thời đem đến hứng thú học tập, nhóm chúng tôi đã tạo ra một trang web chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm học tiếng Pháp hay và thú vị, đặc biệt là ở kỹ năng phát âm.
Trang web được xây dựng dựa trên nền tảng https://vi.wordpress.org/, là tệp con có định dạng html hoặc xhtml, được lưu trữ trong một máy tính chủ (web server). Thông tin được đăng trên website có nhiều dạng như âm thanh, video, văn bản, hay hình ảnh,...
Bản thân mỗi SV truy cập ở những nơi khác nhau được gọi là máy trạm, thông qua đường truyền Internet lấy tập tin từ máy chủ và đọc. Mọi người hoàn toàn có thể tìm kiếm trang web của chúng tôi bằng điện thoại di dộng hay máy tính thông qua các công cụ trình duyệt như Google Chrome, Cốc Cốc,...
Với trang web có giao diện thông minh, chúng tôi đã tối ưu hóa nội dung để SV dễ dàng tìm kiếm thông qua thanh công cụ hiển thị bên trái màn bao gồm home, blog và thanh tìm kiếm.
24
Khi SV click chuột vào danh mục blog trên trang web, giao diện sẽ đưa ra tiêu đề những gợi ý
Khi SV click chuột vào danh mục blog trên trang web, giao diện sẽ đưa ra tiêu đề những gợi ý.
Hoặc SV có thể trực tiếp tìm kiếm thông tin
liên quan đến cách học tiếng Pháp thông qua biểu tượng tìm kiếm hiển thị trên web.
Không chỉ dừng lại ở đó, chỉ cần SV để lại email vào ô bên trái màn hình, thì mỗi khi trang web cập nhật kiến thức liên quan đến tiếng Pháp, các thông báo sẽ được gửi ngay lập tức đến gmail cá nhân của SV, giúp SV không bỏ lỡ bất cứ kiến thức bổ ích nào.
25
Chúng tôi nhận thấy rằng các bạn SV năm nhất khoa tiếng Pháp trường ĐHSPHN hoàn toàn có thể tham khảo trang web do chúng tôi xây dựng để sưu tầm kinh nghiệm phát triển kỹ năng phát âm tiếng Pháp.
b. Liên hệ thực tiễn thông qua các kinh nghiệm học tập khác
Chúng tôi luôn chăm chỉ đóng góp, xây dựng bài học trên lớp. Đây là cơ hội mà tất cả người học ngoại ngữ nên tận dụng để trao đổi cùng giảng viên và các bạn cùng lớp để nâng cao khả năng ngoại ngữ của mình
Chúng tôi cũng nhận thấy rằng để ghi nhớ lâu cần ôn lại thường xuyên và dùng sổ tay để ghi chép lại. mỗi lần ghi bài là 1 lần ghi nhớ. làm việc này trở nên hấp dẫn bằng cách trang trí cuốn sổ thật sinh động.
Hơn thế nữa, chúng tôi cũng tích cực học tiếng Pháp qua âm nhạc, phim ảnh… Đây là cách học thụ động vô cùng hiệu quả khi chúng ta có thể tiếp cận gần hơn với văn hóa Pháp bản xứ.
Chúng tôi luôn luôn duy trì các hoạt động học nhóm, chẳng hạn như cùng nhau học trên thư viện trường; cùng nhau ôn lại kỹ năng phát âm và bổ trợ; giải đáp cho nhau những thắc mắc, lỗi sai còn tồn đọng.
Bên cạnh các phương pháp hiệu quả được nêu trên, chúng tôi còn thường xuyên tham gia các hoạt động về tiếng Pháp, chẳng hạn như chủ động đến thư viện Pháp ngữ (L’espace) tìm kiếm người nước ngoài cũng học tiếng Pháp để cùng luyện phát âm. Đặc biệt cần chọn đúng người phát âm tốt để thực hành nói, bởi họ là người đã có kinh nghiệm và thành công trên con đường chinh phục tiếng Pháp. Khi tiếp cận những đối tượng này, người học có thể bỏ túi thêm nhiều mẹo vặt từ họ.
26
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN
Từ những kết quả trên đây, chúng tôi nhận thấy do đa số SV K71 đều mới bước chân vào ngưỡng cửa ĐH, còn chịu ảnh hưởng khá nặng nề từ phương pháp giáo dục ở phổ thông nên có lẽ SV cũng chưa dám mạnh dạn trao đổi bài học với GV. Không những thế, đa số các bạn đều đang thiếu:
Một phương pháp học tập tốt và có hiệu quả trong những giờ trên lớp tại trường đại học.
Thói quen suy nghĩ và diễn đạt ý bằng tiếng Pháp và việc rèn luyện những thói quen này như thế nào cho có hiệu quả mới chính là điều quan trọng nhất trong việc học ngoại ngữ;
Phương pháp tự học ở nhà cho có hiệu quả trong điều kiện còn hạn chế về cơ sở, vật chất (ở phòng trọ chật và đông người chung phòng, không có máy nghe cassette hay CD)
Sự thay đổi môi trường học tập (học ở đại học khác hoàn toàn so với học ở phổ thông) cũng gây ảnh hưởng không hề nhỏ đối với SV.
Tuy đây chưa hẳn là một cuộc điều tra nghiên cứu thật toàn diện song nó cũng đã đạt được mục đích nghiên cứu đặt ra ban đầu. Nhờ các kết quả điều tra khảo sát mà chúng tôi có điều kiện nhìn lại những khó khăn cũng như thuận lợi mà mình đã trải qua từ đầu năm học 2021-2022 đến nay. Và đồng thời khả năng tư duy, xem xét và phân tích dữ liệu của chúng tôi đã được nâng cao rõ rệt.
Vì vậy, thông qua kết quả của cuộc khảo sát nhỏ này, chúng tôi chân thành mong muốn GV lắng nghe và chia sẻ với SV về những khó khăn gặp phải. Và chúng tôi hy vọng tất cả SV đều nhận được giúp đỡ từ phía GV, nhằm cải thiện dần những khó khăn trên để việc học tập của SV K71 ngày càng tiến bộ hơn, tạo nền tảng vững chắc cho việc học tập nâng cao ở những năm sau này.
Do thời gian có hạn, chúng tôi không thể đi sâu tìm hiểu hết những khó khăn mà SV năm nhất gặp phải, vì vậy chúng tôi hy vọng chương trình NCKH này vẫn được tiếp tục để kết quả học tập nghiên cứu của chúng tôi ngày càng được nâng cao.
27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. [1] [4] Viện hàn lâm Pháp (1935), Dictionnaire de l’Académie Française, Paris.
2. [2] Võ Xuân Hào (2009), Giáo trình Ngữ âm Tiếng Việt Hiện đại, NXB Quy Nhơn.
3. [3] Oxford University (2017), The Oxford Picture Dictionary, NXB Oxford University Press.
4. [5] Hoàng Cao Cương (1986), Suy nghĩ thêm về thanh điệu tiếng Việt, Ngôn ngữ, số 3.