“ NƯỚC MẮT PHỐ CỔ”
“ NƯỚC MẮT PHỐ CỔ” vận động phát triển. Sinh thể ấy đang đe doạ trước cơn bão kinh tế thị trường làm mất đi vẻ đẹp cổ kính, duyên dáng, thâm trầm. Một cuộc sống khác của con người với bi, hài, quẩn quanh vẫn đang tồn tại trong lòng các con phố.
“Nước mắt phố cổ” cũng là bao mồ hôi, nước mắt của tôi. Phóng sự dài 15 phút này là công sức tôi lao động vất vả suốt 4 tháng : Từ việc lựa chọn đề tài, xác định chủ đề, liên hệ nhân vật, tìm thông tin, lên kịch bản, tổ chức thực hiện, dựng hoàn thành.. …Tất cả những công việc trong cả quy trình sản xuất phức tạp ấy tôi đã luôn là người chủ động.
“Nước mắt phố cổ” là một kỷ niệm đẹp nhất thời sinh viên của tôi. ở đó tôi đã sống hết mình, xông xáo, dám chấp nhận vất vả, khó khăn và cả rủi ro để thực hiện công việc bằng tất cả sự tận tuỵ và lòng nhiệt tình.
“ Nước mắt phố cổ” là kết qủa của tình yêu cháy bỏng mà tôi dành cho nghề báo chí truyền hình. Sau này, ước mơ của tôi có thể sẽ thành hiện thực, có thể chỉ là mơ ước, song tôi không có gì để ân hận và nuối tiếc. Tôi đã tự làm điều có ý nghĩa nhất cho bản thân mình: đó là tập trở thành nhà báo truyền hình.
II. Quy trình sản xuất phóng sự truyền hình “Nước mắt phố cổ”1. Xác định đề tài và chủ đề cho phóng sự 1. Xác định đề tài và chủ đề cho phóng sự
Việc xác định chủ đề tư tưởng cho phóng sự là bước khởi đầu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình sản xuất một phóng sự truyền hình. Đây là việc không hề đơn giản mà phụ thuộc vào khả năng tư duy phát hiện vấn đề của người phóng viên. Cho nên việc phát hiện vấn đề có thể đã quyết định một nửa sự thành công của phóng sự truyền hình.