GIẢI TRÍ VÀ PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG

Một phần của tài liệu TỪ NHẬP CƯ TỚI ĐỒNG HÓA - Sự hình thành nước Mỹ pps (Trang 27 - 46)

là Giải trí. Thật vậy, nếu một khách du lịch đến từ Thái dương hệ Vegas muốn đi tìm những bằng chứng để tìm hiểu chúng ta là ai và chúng ta đã phát triển như thế nào, không gì tốt hơn là nên tìm hiểu lịch sử của hoạt động giải trí từ thời kỳ thuộc địa cho đến Pac-Man. Việc tìm hiểu đó có thể sẽ cung cấp lượng thông tin lớn không kém gì khi nghiên cứu về công nghiệp, kinh tế, tiềm lực quân sự, thông tin liên lạc, giáo dục, chính trị, hệ thống đường cao tốc, các ưu tiên, hệ thống ống nước hoặc luật học của Hoa Kỳ.

Hoạt động giải trí thời kỳ đầu

Chúng ta đã trải qua quá trình phát triển lâu dài kể từ khi có những loại hình giải trí làm hấp dẫn những người sáng lập ra nhà nước Hoa Kỳ. Tổng thống Thomas Jefferson, người theo dõi rất cẩn thận về các khoản chi tiêu của mình, đã ghi lại rằng vào năm 1771 ông chi ba si-ling để “nghe cốc thủy tinh phát ra tiếng nhạc”, một khoản chi khác là một si-ling và ba đô -la để xem qua một con cá sấu châu Mỹ, và chi hai si-ling và ba đô-la để

xem biểu diễn “ca múa của Hà Lan”. Năm sau, ông đi xem một buổi biểu diễn rối và năm 1783, ông mua hai vé xem thả khinh khí cầu. Vào năm 1786, ông chi một si-ling để xem “một con lợn biết làm trò”.

Giải trí công cộng vào thời kỳ thuộc địa hầu như chân thực đến độ không thể tin được nếu nhìn từ góc độ của hoạt động giải trí hiện đại. Những niềm vui chủ yếu là các cuộc vui chơi tập thể - thi xay lúa, thi cày ruộng, thi viết chính tả - và các hoạt động giải trí trong sáng như dựng lều chứa cỏ, các buổi liên hoan, chơi bowling, những kiểu chơi gôn và tennis ban đầu, và một loại trò chơi thể thao gọi là bắt ngỗng trong đó người ta treo một con ngỗng được bôi mỡ trơn bằng một sợi dây ở phía trên một con suối và mỗi người chơi sẽ đứng trên một tấm ván gỗ ở mũi một chiếc thu- yền được chèo rất nhanh ở bên dưới con ngỗng. Đích của cuộc chơi là phải túm được con ngỗng mà không được mất thăng bằng. Những người tham gia cuộc thi thường ngã xuống nước còn con con ngỗng tội nghiệp thì nằm trong chảo rán. Ngoài ra, còn có một số trò như đua ngựa, đá gà và đánh bạc, nhưng các trò này chỉ xuất hiện sau khi kiểu sống lao động gian khổ và sống giản đơn theo kiểu Thanh

GIẢI TRÍ VÀ PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG CHÚNG

giáo mai một phần nào vào cuối thế kỷ XVII.

Nhà hát đầu tiên ở Hoa Kỳ được xây dựng tại Williamsburg vào năm 1716 và nó đã làm hình mẫu cho những phát triển sau này của giải trí trong thế kỷ XXXX bởi sự kết hợp nhiều chức năng - đó là, nó có khu chơi bowling và một trường dậy nhảy cũng như một sân khấu biểu diễn ca nhạc và kịch. Không phải tất cả nước Hoa Kỳ non trẻ đều tự do như vậy vì kịch nói từ lâu được xem là con đường đến địa ngục theo quan điểm của những người có tư tưởng Thanh giáo, đặc biệt là những người giàu lên ở Boston và Philadelphia. Một luật ở Pennsylvania vào thời kỳ đó phạt 500 bảng đối với bất kỳ ai trình diễn hoặc đóng vai trong một vở kịch nói. Nhưng ở Thành phố New York, nơi mà vào thời đó bị các nhà thần học theo thuyết đày ải ở địa ngục coi là biểu tượng của sự sa đọa, các nhà hát vẫn mọc lên và vào đầu năm 1732, thành phố này đã hỗ trợ cho việc thành lập một đoàn kịch chuyên nghiệp. Tuy vậy, ngay cả khi không còn sự nghiêm cấm thì nhà hát vẫn không thực sự mọc lên như nấm. Vào năm 1820, trước khi các vở kịch của Shakespeare được sáng tác thì tại đây đã có một ngôi sao người Anh vào vai vua Richard III đủ để thu hút một lượng khán giả đánh dấu cho sự khởi đầu của kịch nghệ ở Hoa Kỳ.

Những hoạt động biểu diễn xiếc đầu tiên ở Hoa Kỳ xuất hiện cùng khoảng thời gian này nhưng sự thú vị của nó chỉ dừng ở các trò mà Jefferson đã

biết như cốc thủy tinh phát ra tiếng nhạc và lợn làm trò. Vào thời đó đã có biểu diễn xiếc voi ở Hoa Kỳ. Voi được một người tên là Hackaliah Bai- ley nhập khẩu và đưa đi lưu diễn trên toàn quốc. Vào năm 1842, P.T. Barmum trình diễn người lùn General Tom Thumb cao 15 in-xơ và nặng 25 pao, và một phụ nữ da đen tên là Joice Heth được cho là đã thọ 116 tuổi và là nô lệ của gia đình Washing- ton khi George sinh ra. (Sau khi chết, khám nghiệm cho thấy tuổi bà ta khoảng 80). Cả hai nhân vật này đều rất hấp dẫn đối với công chúng. Phải mất thêm vài thập kỷ Hoa Kỳ mới thực sự trở nên thoải mái trong hoạt động giải trí. Vào năm 1790, nhà soạn nhạc nổi tiếng đương thời là William Billings ở Boston đã viết bản nhạc ăn khách nhất thời đó là New England Psalm Singer. Năm 1823, khi vở nhạc kịch Cleri,cô gái thành Milan, được trình diễn tại New York, thì các lời thơ trong bài hát nổi tiếng Home, Sweet Home của vở nhạc kịch này đã cho thấy một sự khác biệt lớn giữa những ca từ hiện đại với những ca từ cách đây 150 năm:

“Giữa những niềm vui và những lâu đài chúng ta lãng du,

Chỉ có gia đình mãi mãi không nơi nào sánh được;

Sự quyến rũ của bầu trời dường như khiến ta thành thần thánh Mà không bao giờ có nơi nào trên

thế giới sáng bằng.

Mỗi khi xa nhà, vẻ đẹp hòa nhoáng chỉ là hư không,

Hãy cho tôi về lại với ngôi nhà cỏ nhỏ xinh;

Chim hót vui khi nghe tiếng tôi gọi, Hãy cho tôi đàn chim và sự bình

yên trong tâm trí thân thiết hơn tất cả”.

Hát rong của người da đen

Hai năm sau vở Cleri, hai người đàn ông da đen, có tên là Picayune Butler và Old Corn Meal (vì ông ta kết hợp bán rong ngũ cốc), giới thiệu một thể loại nhạc và lời hát mới là tiền đề cho sự phát triển của các buổi biểu diễn nhạc hát rong sau này gồm sự kết hợp các trò cười, bài hát, điệu nhảy, đàm thoại, hai người song diễn và một dàn đồng ca. Đó thực sự là một sự kết hợp thuần túy kiểu Hoa Kỳ trong đó những người da đen được hóa thân bởi những người da trắng với khuôn mặt tô đen, giống như chương trình Amos and Andy được xếp hạng hàng đầu một thế kỷ sau đó, cũng với những nhân vật da đen được thể hiện bằng những người da trắng.

Vào năm 1843, khi chế độ nô lệ vẫn còn tồn tại, người da đen trở thành đối tượng của tranh châm biếm. Năm 1857, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ quyết định rằng “người da đen không có quyền buộc người da trắng phải tôn trọng”, có nghĩa là người da đen không được tôn trọng bình đẳng trong các vấn đề luật pháp, chính trị, giáo dục, nghệ thuật hoặc lĩnh vực giải trí. Một số bài hát nổi tiếng được phát hành vào cuối thế kỷ, vẫn còn

được phổ biến trong thời nay, sẽ làm cho một đài phát thanh hoặc truyền hình mất giấy phép chỉ vì lý do là tên các bài hát như: Gib Me Dat Water- melon (1882);All Coons Look Alike to Me (1896);I‟m a Nigger That‟s Livin High; Coon, Coon, Coon, I Wish My Color Would Fade; Go „Way Back and Sit Down; Coons in Your Class Are Easily Found (1901). Khi không bị xem thường là giống trẻ con, lười nhác và thích thú với các loại trang sức rẻ tiền, cháo yến mạch và dưa hấu, người da đen là đối tượng của sự khinh thị. Thậm chí một tạp chí có cảm tình với người da đen như Bill- board vào năm 1902 đã nhắc đến những người da đen một cách chiếu cố: “Hai ông già da đen, nhiều năm trước đây (1828) có thể tự tin cho rằng họ là những người tạo ra thể loại nhạc hát rong Negro. Người thứ nhất là một ông già da đen ở New Orle- an…”. Steven Foster, từ lâu được xếp vào hàng ông tổ của nhạc dân gian Hoa Kỳ, không bàng quan trước tình trạng của người da đen nhưng lại gọi những bài hát có yếu tố người da đen là “âm nhạc Ethiopia”, và có thời gian được xem là đã sáng tác theo chủ đề và giai điệu của người da đen, như bài hát Camptown Races và Massa‟s in the Cold, Cold Ground, nhưng phát hành dưới một bút danh.

Xu hướng đơn giản hóa trong lĩnh vực giải trí của thế kỷ XX

Ngoài những vấn đề về chủng tộc, trong nhiều thập kỷ vẫn còn tồn tại cái mà theo quan niệm hiện nay là sự

trong sáng bao trùm, một loại tình cảm thôn quê và ngây thơ lan tràn khắp nơi, thể hiện trong tên các bài hát đúng như thái độ chung đối với người da đen lúc bấy giờ. Giữa những năm 1892 và 1917, Hoa Kỳ được thưởng thức những bài hát như: Let a Smile Be Your Umbrella; I Faw Down and Go Boom; Look For the Silver Lining; The Little Grey Home in the West; Maxie, Don‟t Take a Taxi; Love Sends a Little Gift of Roses; You Can‟t Give Your Heart to Someone Else and Still Hold Hands With Me.

Nhạc bình dân chỉ là một trong nhiều phương tiện truyền bá thể hiện được thái độ xã hội và văn hóa. Nhà hát phát triển mạnh vào giữa thế kỷ XIX, nếu không muốn nói là có quy mô phát triển lớn hơn nhiều so với nhạc pop, chắc chắn có hiệu quả thâm nhập cao hơn nhiều. Tiểu thuyết nổi tiếng Túp lều Bác Tôm của nhà văn Harriet Beecher Stowe, xuất bản năm 1852, được chuyển thể sang kịch nói một năm sau đó và trở thành một trong những vở kịch thành công nhất trong lịch sử kịch nghệ thế giới. Trong 57 năm liên tục, có từ 10 đến 20 đoàn kịch Bác Tôm liên tục lưu diễn trên toàn quốc. Vở kịch đề cập đến những đau khổ của người nô lệ với những hình mẫu nhân vật (Bác Tôm, Nhỏ Eva, Simon Legree) và khai thác thể loại kịch với lời thoại thống thiết không còn thấy ngày nay. Kể từ khi bắt đầu công diễn, sự lên án chế độ nô lệ của vở kịch đã kích động những người chống lại chủ trương bãi bỏ chế độ nô lệ, thậm chí ở cả miền Bắc. Một bài bình luận trên tờ The New York Herald đã cảnh báo:

Chúng tôi muốn khuyên tất cả những ai có trách nhiệm cần phải cấm ngay và mãi mãi không cho diễn vở Túp lều Bác Tôm. Lý do là vì nội dung xấu xa của nó… Nó không theo đúng niềm tin trong Hiến pháp, và có ý đồ, nếu được khuyến khích, trở thành một ngọn lửa nguy hiểm nhất đe dọa nền hòa bình của đất nước.

Nền hòa bình của đất nước đã sớm bị phá hoại, không phải vì sự tuyên truyền bằng kịch nghệ mà vì đạn pháo của phe Liên hiệp bắn vào pháo đài Fort Sumter.

Trong suốt cuộc Nội chiến, các nhà hát vẫn mở cửa và không chỉ diễn các vở kịch trong nước mà cả của nước ngoài, nhất là kịch của Shakespeare. Vở hài kịch của Anh, Our American Cousin, là vở kịch mà Abraham Lin- coln khi đang xem thì bị ám sát, đã vượt qua những thăng trầm của cuộc chiến tranh. Vào cái đêm đen tối đó, vở kịch đã được trình diễn trong bảy năm và là vở kịch được người dân Hoa Kỳ yêu thích.

Thật mỉa mai khi nỗi buồn đau vì cái chết của Lincoln bị một số nhóm người xóa đi bằng sự khinh bỉ vì ông đã bị bắn chết trong một nhà hát. Mục sư tại nhà thờ của bà Lincoln, tiến sĩ Philip D. Gurney, người có mặt trong phòng ngủ của Lincoln khi ông chết, sau đó đã nói:

Việc ngài Tổng thống đáng thương của chúng ta ngã xuống trong nhà hát sẽ mãi là một sự vô cùng đáng

tiếc… Những người bạn tốt nhất của ngài - tôi muốn nói đến những người bạn Thiên chúa giáo - sẽ thấy hài lòng khi lẽ ra ngài ngã xuống ở một nơi khác. Nếu ngài bị ám sát trong phòng ngủ, hoặc trong văn phòng, hoặc trên đường phố hay trên lối đi ở đồi Capitol, cái chết của ngài đã không làm đau khổ trái tim của đạo hữu đến vậy.

… Nhà hát là nơi cuối cùng mà bè bạn của ngài muốn thấy ngài chết… một nơi của tội lỗi và đồi bại mà ở đó hàng ngàn người vẫn đang không ngừng rơi vào vòng vây của hoan lạc và điên rồ, cuồng loạn và dâm đãng, bỉ ổi và suy đồi. Sau chiến tranh, khi nỗi lo lắng của công cuộc tái thiết đã dịu đi, các nhà hát hoang phế phục hồi trở lại như một nơi chốn để giải trí. Một vở kịch có tên Among The Breakers (1872), được miêu tả vào thời đó là “một câu chuyện cảm động về một người trông đèn biển và cuộc đợi chờ 15 năm của bà vợ ngay dưới chân ngôi đèn”, đã ghi kỷ lục gần bằng với vở Túp lều Bác Tôm. Đến tận năm 1956, nhà bách khoa tự điển Joseph T. Shipley tuyên bố “xét về mọi khía cạnh đây là vở kịch từng được ưa thích nhất ở Hoa Kỳ”.

Cũng vào khoảng thời gian đó, hài kịch kiểu thôn dã đã thổi một luồng gió đồng quê vào các thành phố lớn. Chỉ ngay tên một số vở kịch trong số đó đã có thể nói lên tính mộc mạc của kịch bản và sự chân thực của khán giả. Aaron Slick From Punkin‟ Crick là một thành công vang dội khơi

nguồn cảm hứng cho hai vở kịch khác với có tên gọi gieo vần như: Silas Midge of Turnip Ridge và Abba San of Old Japan. Một vở kịch vui khác, mặc dù không có tên gọi gieo vần, là Mrs. Plaster of Paris.

Kiểu nội dung trong sáng, gần như của trẻ thơ như vậy lại thấy trong những bài hát được ưa thích vào thời đó như: Where Did You Get That Hat? (1888); Daddy Wouldn‟t Let Me Buy a Bowwow (1892); I Don‟t Want to Play in Your Yard (1894). Giữa những năm 1901 và 1923, người Hoa Kỳ hát những bài ca thường có những cái tên nghe mênh mông như Hello Central, Get Me Heaven, For My Mamma‟s There, Any Little Girl That‟s a Nice Girl Is the Right Little Girl for Me, Are You Coming Out Tonight, Mary Ann?, Bar- ney Google with the Goo Goo Googly Eyes, Good Morning, Mr. Zip, Zip, Zip.

Những hình thái giải trí mới

Trong khi tất cả những thể loại nhạc được ưa chuộng, các nhà hát hợp pháp và các gánh hát rong đang mang lại lợi nhuận thì nhiều loại hình biểu diễn ảo thuật bằng đèn cũng nở rộ. Quay trở lại năm 1850, các thiết bị cơ khí và quang học đã mang lại thêm nhiều sự lựa chọn cho những người thích đi xem kịch. Một trong những hình thức giải trí mới được gọi là Toàn cảnh với chiếc màn vây cuộn tròn di chuyển liên tục dưới mái vòm sân khấu để lộ hàng loạt khung cảnh. Nó nhanh chóng có tác dụng giáo dục và được quảng cáo là “loại giải trí tinh

thần to lớn”. Các chủ đề bao gồm cuộc đời của Chúa, vở Pilgrim‟s Pro- gress của Bunyan, Paradise Lost của Milton, Chiến tranh cách mạng, Đất thánh và Cuộc thám hiểm bắc cựa của Dr. Kane.

Một biến thái nhẹ hơn là ảnh nổi liên hợp trong đó mô hình của các thành phố nổi tiếng, các tòa nhà và đền thờ, và các hình tượng các sự kiện tôn giáo và lịch sử được chiếu lên bằng những cơ chế “làm nhòa hình ảnh”. Lại một lần nữa, chủ đề thường là các mô hình Jerusalem, đền thờ Sôlômôn, nhà thờ Thánh Peter, ngọn núi Vernon, hoặc lâu đài Windsor; vở The Raising of Lazarus, Obsequies of Na- poleon, Ascent of Mt. Blanc. Sự phát triển của chiếc đèn kỳ diệu không đắt tiền (như kiểu Sears bán với giá 8,5 đô-la) là hình thái ban đầu của thế hệ

Một phần của tài liệu TỪ NHẬP CƯ TỚI ĐỒNG HÓA - Sự hình thành nước Mỹ pps (Trang 27 - 46)