XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH, HỖ TRỢ

Một phần của tài liệu Tiểu luận KTCT: "Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân" pdf (Trang 31 - 35)

KINH TẾ TƯ NHÂN

1. Chính sách tín dụng đầu tư

Những năm gần đây hệ thống ngân hàng đã có những hình thức tín dụng đa dạng và có cạnh tranh hơn nhằm thực hiện chính sách cho vay bình đẳng

không phân biệt hình thức kinh tế nhà nước hay kinh tế tư nhân.

Nhà nước cũng dành một khoảng vốn đáng kể, thông qua Quỹ hỗ trợ

phát triển (kế hoạch năm 2001 là 23.800 tỷ đồng) để vay trung hạn và dài hạn

với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư vào các lĩnh vực khuyến khích đầu tư tại các địa bàn khó khăn, hoặc theo các chương trình kinh tế lớn của

Chính phủ, không phân biệt thành phần kinh tế.

Nghị định 05/NĐ-CP về việc bổ sung một số giải pháp điều hành kế

hoạch kinh tế - xã hội năm 2001 đã tháo gỡ được một phần khó khăn, vướng

mắc về thủ tục đầu tư cho khu vực kinh tế tư nhân.

Tuy nhiên trong khu vực này vẫn còn nhiều khó khăn trong việc tiếp cận

nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại và Quỹ hỗ trợ phát triển.

2. Chính sách mặt bằng, đất đai cho kinh tế tư nhân

Luật đất đai (sửa đổi) năm 1998 đã thể hiện chính sách cấp đất ổn định,

lâ dài cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, yêu cầu tất cả các tổ chức, cá nhân, gia đình và các thành phần kinh tế muốn sử dụng đất đai được cấp để

kinh doanh phải chuyển sang hình thức thuê đất.

Sau khi Luật đất đai (sửa đổi) năm 1998 được Quốc hội thông qua và

Cùng với văn bản luật, các Nghị định 17/1999/NĐ-CP, ngày 29-3-1999; Nghị định 79/2001/NĐ-CP, ngày 1-11-2001 sửa đổi bổ sung một số điều của

Nghị định 17-1999/NĐ-CP là cơ sở pháp lý thực hiện việc chuyển đổi,

chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế

chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.

Luật khuyến khích đầu tư trong nước quy định việc miễn giảm đáng kể

tiền thuê đất, đặc biệt đối với vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

3. Chính sách về khoa học và công nghệ

Nhà nước có một số văn bản tạo khung pháp lý chung về chính khoa

học, công nghệ và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp chung cho các thành phần kinh tế, đã hỗ trợ, khuyến khích thúc đẩy việc áp dụng khoa học - kỹ

thuật, chuyển giao công nghệ mới nhằm thay thế công nghệ cũ, nâng cao trình

độ công nghệ sản xuất được những sản phẩm chất lượng ngày càng cao hơn,

mẫu mã đa dạng, tăng được năng suất lao động, khả năng cạnh tranh… đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và tăng được hàng xuất khẩu .

Nghị định 45/1998/NĐ-CP quy định cụ thể về chuyển giao công nghệ,

khuyến khích chuyển giao kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ mới.

Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trước đây đã ban hành các văn

bản yêu cầu máy móc và trang thiết bị cũ nhập khẩu phải còn 80% giá trị sử

dụng trở lên, mức độ sử dụng nguyên liệu và năng lượng không vượt quá 10%

mức độ sử dụng của máy móc và trang thiết bị mới tương tự và phải đáp ứng

yêu cầu về môi trường.

4. Chính sách thuế, tài chính, kế toán, kiểm toán

4.1. Chính sách thuế

Các chính sách thuế dần được ban hành và áp dụng thống nhất cho các

thành phần kinh tế trong nước. Tuy còn một số hạn chế nhưng những chính

sách thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu… bước đầu đã xoá bỏ được sự cách biệt giữa kinh tế tư nhân, kinh tế nhà nước và hợp tác

xã. Từ năm 1999 việc áp dụng Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập

doanh nghiệp và tiếp tục hoàn thiện các loại thuế khác làm cho chính sách thuế đã thể hiện rõ sự công bằng, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, khắc

phục dần sự chồng chéo về thuế, chính sách thuế đã khuyến khích đầu tư,

khuyến khích xuất khẩu.

4.2. Các quy định về tài chính, kế toán, kiểm toán.

Về chế độ tài chính: Hiện nay, Nhà nước chưa có quy định riêng về chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp tư nhân. Trong thực tế các cơ quan nhà nước phải vận dụng cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà

nước để áp dụng quản lý, thanh tra, kiểm tra tài chính đối với các doanh

nghiệp của tư nhân.

Đây là vấn đề gây tâm lý không tốt đối với các doanh nghiệp vì như vậy đã có sự can thiệp không đúng bản chất sở hữu của các cơ quan nhà nước vào doanh nghiệp tư nhân.

Về chế độ kế toán: Ngày 23-12-1996 Bộ Tài chính đã ban hành chế độ

kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ kèm theo Quyết định 1177/TC-CĐKT tương đối đơn giản hơn so với chế độ kế toán áp dụng thống nhất cho các doanh

nghiệp cả nước theo quyết định 1141/TC-CĐKT, ngày 1-11-1995 và sau đó

thay thế bằng Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC, ngày 25-10-2000, tạo cơ sở

pháp lý cho các doanh nghiệp tổ chức thực hiện công tác kế toán, nộp báo cáo

tài chính.

Chế độ kế toán đã góp phần tăng cường công tác quản lý tài chính khu vực này. Tuy nhiên, chế độ kế toán này cũng bộc lộ một số hạn chế như: chưa tách được các loại vốn ngắn hạn và dài hạn; các quy định về chế độ kế toán chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin cho tính toán và xác định

nghĩa vụ thuế; chưa thật phù hợp với quy mô và năng lực của doanh nghiệp

5. Chính sách về đào tạo, tiền lương, bảo hiểm xã hội

5.1. Đào tạo nghề cho lao động khu vực kinh tế tư nhân

Nhà nước có chính sách khuyến khích và hỗ trợ các cơ sở dạy nghề dân

lập, tư thục, cụ thể được quy định tại Nghị định 73/1999/NĐ-CP, ngày 19-8- 1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với hoạt động

trong lĩnh vực giáo dục, văn hoá, thể thao. Tuy nhiên việc đào tạo vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu lao động có tay nghề, có kỹ thuật của các doanh

nghiệp. Đối với các tình miền núi, vùng sâu, vùng xa tỷ lệ lao động được đào tạo rất thấp, phần lớn là lao động chưa qua đào tạo.

5.2. Chính sách tiền lương

Theo quy định của Bộ luật Lao động và Bộ luật Dân sự, chế độ tiền lương, tiền công của người lao động làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân

thực hiện trên nguyên tắc thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương người lao động được trả không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Doanh nghiệp tư nhân tham khảo thang bảng lương do Chính phủ quy định (theo Nghị định 26/CƠ), để xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương

của doanh nghiệp mình trên cơ sở tuân thủ các qui định của pháp luật về lao động và thoả thuận với người lao động. Các doanh nghiệp đăng ký thang lương, bảng lương với cơ quan lao động ở địa phương để làm cơ sở tính chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chi phí tiền lương (tính thuế thu nhập).

5.3. Chính sách bảo hiểm xã hội

Theo Bộ luật Lao động năm 1995:

Loại hình bảo hiểm xã hội được áp dụng bắt buộc đối với những doanh

nghiệp sử dụng 10 lao động trở lên, cho nên những doanh nghiệp có dưới 10 lao động và các hộ kinh doanh cá thể không được tham gia.

Nhiều doanh nghiệp lợi dụng quy định này để trốn tránh trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đóng bảo hiểm cho người lao động như: ký hợp đồng lao động ngắn hạn dưới 3 tháng với người lao động; hoặc chỉ hợp đồng miệng; hay chỉ đăng ký lao động dưới 10 người để không phải đóng bảo

hiểm xã hội.

Việc quy định một tỷ lệ đóng cố định, thời gian đóng và đóng đến tuổi

về hưu, người lao động mới được hưởng chế độ hưu trí (đã đóng bảo hiểm 20 năm trở lên, nam đủ 60 tuổi, nữ 55 tuổi) chưa hấp dẫn người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội.

6. Chính sách thông tin, tiếp cận thị trường

Nhà nước đã có nhiều cố gắng trong việc đáp ứng thông tin cho doanh

nghiệp về luật pháp, chính sách và tình hình thị trường. Doanh nghiệp được

quyền tiếp cận thị trường, kể cả việc ra nước ngoài để quảng bá, tiếp thị.

Đối với lĩnh vực thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp tư nhân đang

gặp khó khăn về khả năng tiếp cận thông tin về chính sách xuất khẩu, thông

tin thị trường, tiếp cận thị trường so với doanh nghiệp nhà nước.

Về xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp tư nhân còn gặp phải những khó khăn như ít được tham gia vào các đoàn doanh nghiệp ra nước ngoài,

không có điều kiện để giới thiệu, triển lãm và quảng cáo sản phẩm để xuất

khẩu, thiếu kiến thức và kinh nghiệm thương mại quốc tế, thiếu thông tin toàn diện về thị trường, mặt hàng và đối thủ cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Tiểu luận KTCT: "Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân" pdf (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)