Giải pháp nâng cao công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn tỉnh ST trong

Một phần của tài liệu Tiểu luận tư tưởng của đảng về công tác tư tưởng và thực trạng quản lý công tác văn hoá văn nghệ tại tỉnh ST hiện nay (Trang 25 - 28)

6. Kết cấu của tiểu luận

3.4 Giải pháp nâng cao công tác văn hóa, văn nghệ trên địa bàn tỉnh ST trong

tỉnh ST trong thời gian tới

Thứ nhất, tiếp tục tổ chức nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền sâu sắc nội dung các chỉ thị, nghị quyết của Đảng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân nhất là Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội XIV của Đảng bộ tỉnh và các Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy thuộc nhóm lĩnh vực khoa giáo; bám sát nhóm mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của các nghị quyết và căn cứ vào điều kiện thực tiễn của tỉnh để xây dựng kế hoạch, chương trình và tổ chức thực hiện; chú trọng đúng mức công tác định hướng, thẩm định, sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết của Đảng.

Thứ hai, tiếp tục nâng cao trách nhiệm, tăng cường phối hợp, đổi mới nội dung và phương thức phối hợp giữa Ban Tuyên giáo và các đơn vị trong khối khoa giáo, gắn việc triển khai Quy chế phối hợp khối khoa giáo với thực hiện Quy chế phối hợp giữa Ban Tuyên giáo các cấp với cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp trong thực thi pháp luật, triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề nổi cộm, nhân dân quan tâm theo tinh thần Quyết định số 238-QĐ/TW ngày 30/9/2020 của Ban Bí thư.

Thứ ba, đổi mới phương thức hoạt động, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; tăng cường tính chủ động, đưa công tác văn hóa, văn nghệ vào chiều sâu, đặc biệt là tạo chuyển biến quan trọng trong việc hướng công tác khoa giáo về cơ sở, hướng hoạt động vào thực tiễn của địa phương để khơi dậy các nhân tố tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thứ tư, thường xuyên củng cố, kiện toàn, phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ làm công tác tham mưu về lĩnh vực văn hóa, văn nghệ ở Ban tuyên giáo các cấp, nhất là đối với Ban tuyên giáo đảng ủy xã, phường, thị trấn. Chỉ đạo ban tuyên giáo cơ sở phối hợp với các ngành trong khối khoa giáo cùng

cấp xây dựng và triển khai hiệu quả chương trình phối hợp hằng năm, từ đó nâng cao chất lượng công tác tham mưu cũng như công tác hiện thực hóa trong đời sống.

Thứ năm, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng hợp lý, hiệu quả đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, văn nghệ các cấp. Cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo cần nâng cao trách nhiệm, đi đầu trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, gắn với việc triển khai thực hiện Kết luận 01 của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị và chuyên đề toàn khóa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh./.

Công tác tư tưởng giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội. Riêng công tác văn hoá - văn nghệ được khẳng định là “binh chủng đặc biệt” trong công tác tư tưởng nhằm xây dựng và củng cố vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng. Chức năng tư tưởng của văn hoá - văn nghệ thể hiện sâu sắc đặc điểm là trực tiếp nuôi dưỡng, đào tạo con người mới, nhân cách kiểu mới với những phẩm chất cao đẹp và được phát triển toàn diện về trí, đức, thể mỹ. Hoạt động này đồng thời phải đáp ứng hai đòi hỏi lớn: một mặt thoả mãn và nâng cao tinh thần-văn hoá của nhân dân, làm cho văn hoá thâm sâu vào mọi mặt hoạt động của con người và xã hội, sáng tạo được nhiều sản phẩm, công trình có giá trị tư tưởng và nghệ thuật. Mặt khác, thông qua đó, xây đắp thế giới tinh thần, trí tuệ, tình cảm người. Như vậy có thể thấy hoạt động văn hoá – văn nghệ với rất nhiều loại hình đa dạng của nó và hoạt động văn học, nghệ thuật- lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm của văn hoá luôn giữ vị trí đặc biệt và làm phong phú, sinh động cho toàn bộ hoạt động của công tác tư tưởng của Đảng.

Trong những năm gần đây, mặc dù trong bối cảnh COVID-19 kéo dài, diễn biến phức tạp, nhất là đợt bùng phát lần thứ tư với tốc độ lây lan nhanh và nguy hiểm hơn, tác động đến nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, nhất là các tỉnh, thành phía Nam, trong đó có tỉnh ST, song toàn hệ thống văn hóa tư tưởng của tỉnh đã phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, nhạy bén, sáng tạo, linh hoạt, tích cực đổi mới phương thức điều hành, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, internet, mạng xã hội để trao đổi thông tin, điều hành công việc; duy trì, đảm bảo hoạt động thông suốt và hoàn thành tốt nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch đề ra góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng./.

1. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật 2021.

2. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình Xây dựng Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2021.

3. Nguyễn Phú Trọng: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản số 966, tháng 5-2021.

Một phần của tài liệu Tiểu luận tư tưởng của đảng về công tác tư tưởng và thực trạng quản lý công tác văn hoá văn nghệ tại tỉnh ST hiện nay (Trang 25 - 28)

w