Quy hoạch vùng nguyên liệu

Một phần của tài liệu Đề tài “Thực trạng của ngành giấy và giải pháp cho ngành giấy hội nhập khi Việt Nam gia nhập WTO” pptx (Trang 26 - 27)

- Trực tiếp hơn,thông qua quá trình đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài(khi họ đem theo vốn,đem theo bí quyết,công nghệ sản xuất

4.1Quy hoạch vùng nguyên liệu

Chương II: Giải pháp cho doanh nghiệp giấy Việt Nam khi Việt Nam gia nhập WTO

4.1Quy hoạch vùng nguyên liệu

Quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam và vùng nguyên liệu giấy đến 2010, tầm nhìn 2020 của Tổng công ty giấy Việt Nam có mục tiêu kế thừa Quy hoạch tổng thể phát triển, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 160/1998/QĐ-TTg ngày 4-9-1998; dựa trên kết quả của phân tích, đánh giá tổng hợp hiện trạng và nguồn lực phát triển của ngành công nghiệp giấy Việt Nam, từ đó xây dựng một hệ thống mục tiêu, quan điểm, giải pháp, phát triển vùng nguyên liệu giấy, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của ngành trong giai đoạn tới.

Hiện trạng ngành công nghiệp giấy Việt Nam sau bảy năm thực hiện Quy hoạch tổng thể vẫn còn nhiều điểm chưa đáp ứng yêu cầu, chưa tạo nên những chuyển biến rõ rệt trong quá trình phát triển, nhất là ở hai khâu sản lượng giấy và công suất sản xuất bột giấy. Trong năm 2005, sản lượng giấy đạt 850.000 tấn nhưng sản lượng bột giấy mới chỉ đạt 288.000 tấn. Trong đó, công suất của các DN thuộc Tổng công ty giấy Việt Nam chỉ đạt 325.000 tấn giấy, chiếm 27,9% tỷ trọng công suất chung và 135.000 tấn bột giấy, chiếm 43,3%, còn lại là đóng góp của công nghiệp địa phương, các công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và các khu vực kinh tế khác. Theo đánh giá, những dự án đầu tư và phát triển của ngành công nghiệp giấy ở khâu sản xuất bột giấy là chưa đạt yêu cầu.

Hiện trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Về mặt bằng cơ sở vật chất, chỉ có hai đơn vị trong ngành giấy (Bãi Bằng và Tân Mai) là sở hữu công nghệ và thiết bị tương đối hiện đại, trong đó, Công ty giấy Bãi Bằng là đơn vị duy nhất sản xuất bột giấy tẩy trắng cao, nhưng mới chỉ đạt công suất 80.000 tấn bột giấy hóa học/năm, còn Nhà máy giấy Tân Mai chỉ sản xuất

bột cơ nhiệt. Do sản lượng không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất, hằng năm, Công ty giấy Bãi Bằng phải nhập 15.000 tấn bột giấy hóa học tẩy trắng để sản xuất loại giấy cao cấp đáp ứng yêu cầu in ấn các ấn phẩm sử dụng lâu dài như sách, sách giáo khoa... Khắc phục những hạn chế này, Nhà nước đầu tư 1.107 tỷ đồng chủ yếu là vốn vay nước ngoài cho quá trình nâng cấp đồng bộ dây chuyền sản xuất của công ty.

Một nguyên nhân khác tác động trực tiếp đến sản suất của ngành giấy là nhu cầu về nguyên liệu sản xuất bột giấy thiếu. Theo nghiên cứu khảo sát, hiện nay mỗi năm, riêng Công ty giấy Bãi Bằng cần tới 350.000 tấn tre, gỗ, nứa... để làm nguyên liệu. Trong khi đó, đến năm 2005 mới đạt 218.000 tấn nguyên liệu/năm, không tương ứng với nhu cầu tiêu thụ giấy được dự báo là sẽ tăng bình quân từ 10 đến 11%/năm. Mới đây, Chính phủ đã giao Tổng công ty giấy tập trung phát triển dự án đầu tư một dây chuyền sản xuất bột giấy trắng thương phẩm công suất 250.000 tấn/năm tại Nhà máy giấy Bãi Bằng và dự án xây dựng Nhà máy bột giấy Thanh Hóa công suất 50.000 tấn bột giấy và 60.000 tấn giấy bao gói/năm, theo đó nhu cầu nguyên liệu dự kiến sẽ tăng lên 1,5 triệu tấn/năm sau khi các dự án này hoàn thành. #ể khắc phục sự mất cân đối giữa sản xuất giấy và sản xuất bột giấy, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cung cấp cho sản xuất bột giấy đạt 600.000 tấn vào năm 2010 và 1,8 triệu tấn vào năm 2020, không thể không có sự điều chỉnh, quy hoạch chi tiết đối với các vùng nguyên liệu.

Một phần của tài liệu Đề tài “Thực trạng của ngành giấy và giải pháp cho ngành giấy hội nhập khi Việt Nam gia nhập WTO” pptx (Trang 26 - 27)