Bắc Giang hiện nay và nguyên nhân
Hạn chế
Đối với một số đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện sinh sống khó khăn thì việc chấp hành pháp luật về hôn nhân và gia đình vẫn còn hạn chế, hủ tục lạc hậu như tảo hôn, cướp hôn, đa thê chưa được loại bỏ hoàn toàn. Một bộ phận trẻ
22
chưa đủ tuổi kết hôn có lối sống bừa bãi, quan hệ không an toàn trước hôn
nhân dẫn đến có thai buộc phải cưới trong khi chưa sẵn sàng và chuẩn bị kỹ
lưỡng cho hôn nhân, khiến cuộc sống hôn nhân có nhiều khó khăn, mâu
thuẫn. Bên cạnh đó, tình trạng kết hôn giả tạo vẫn còn tồn tại, hôn nhân có
yếu tố nước ngoài xảy ra nhiều vướng mắc, khó khăn khi giải quyết.
Từ năm 2015 đến nay, TAND tỉnh Bắc Giang đã xử lý 498 bản án về hôn
nhân và gia đình. Cho thấy tình hình hôn nhân và gia đình ở địa bàn tỉnh vẫn còn
nhiều bất cập. Tình trạng ly hôn vẫn diễn ra, nguyên nhân chủ yếu là ngoại tình,
bạo lực gia đình từ người chồng, mâu thuẫn kinh tế,… Trong đó đã xảy ra nhiều
vụ tranh chấp về tài sản, quyền nuôi dưỡng con cái sau khi ly hôn.
Thực tế, nhiều gia đình trên địa bàn tỉnh không có ý thức xây dựng, giữ
gìn hạnh phúc gia đình. Tình trạng bạo lực gia đình vẫn diễn ra ở một số gia
đình, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng núi. Bạo lực gia đình xảy ra ở nhiều
hình thức khác nhau, trên cả thể chất lẫn tinh thần. Đây là vấn đề rất khó để
quản lý nếu không có sự tự nhận thức đúng đắn của người dân.
Các hành vi không chung thủy, không tôn trọng lẫn nhau của vợ, chồng
có xảy ra khiến quan hệ giữa vợ và chồng có nhiều sứt mẻ. Nhiều người chồng
vẫn giữ tư tưởng cũ, gia trưởng, coi thường vợ, có tư tưởng vợ lẽ, vi phạm
nguyên tắc một vợ một chồng, gây ảnh hưởng xấu không chỉ đến các thành
viên trong giađình mà còn tác động tiêu cực đến sự phát triển của xã hội.
Đối với quan hệ giữa cha mẹ và con cái, nhiều bậc cha mẹ trong địa bàn tỉnh Bắc Giang đã không làm tròn nghĩa vụ của mình. Một số trường hợp trẻ em không được yêu thương, tạo điều kiện để học tập phát triển mà bị cha mẹ bỏ bê, không quan tâm, chăm sóc, thậm chí là bóc lột sức lao động và có hành vi bạo lực, ngược đãi đối với con cái. Nhiều em bị bỏ rơi, phải trở thành trẻ mồ côi không nơi nương tựa. Tư tưởng trọng nam khinh nữ chưa được loại bỏ hoàn toàn khiến người con gái trong các gia đình như vậy bị ghẻ lạnh, đối xử bất công. Ngược lại, cũng có
23
những người con không hiếu thảo, tôn trọng bậc cha mẹ, không có ý thức học
tập, rèn luyện để trở thành người công dân tốt đối với gia đình và xã hội.
Ở những quan hệ khác giữa các thành viên trong gia đình, ta cũng thấy được những hạn chế, như có những gia đình con cháu thờ ơ, vô lễ, thậm chí coi thường ông bà; anh chị em trong gia đình ngày càng xa cách, có trường hợp tranh chấp lợi ích kinh tế mà mâu thuẫn gay gắt, coi nhau như kẻ thù. Đây là thực trạng đáng buồn xảy ra không chỉ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang mà còn ở nhiều địa phương khác.
Nguyên nhân
Do trình độ dân trí không đồng đều, nhiều nơi đời sống nhân dân còn khó
khăn, thiếu thốn nên nhận thức về pháp luật còn chưa cao; các hủ tục, tập quán
lạc hậu vẫn còn ảnh hưởng mạnh đến tư tưởng của người dân vùng núi.
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình được thực hiện, dù có hiệu quả nhưng chưa thực sự đi vào chiều sâu nên nhận thức pháp luật ở một số nơi còn hạn chế. Hoạt động phối hợp tuyên truyền của các đoàn thể ở cơ sở có nơi chưa đem lại hiệu quả tốt. Kinh phí cho công tác tuyên truyền chưa được đáp ứng đầy đủ.
Việc áp dụng pháp luật hôn nhân và gia đình và các văn bản pháp luật khác có liên quan trong quá trình giải quyết các quan hệ hôn nhân và gia đình chưa thống nhất, có nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Do ý thức của mỗi người chưa cao, không nhận thức được tầm quan
trọng và ý nghĩa của gia đình, chưa nhận thức rõ được quyền và nghĩa vụ của
mình nên có hành động không đúng đắn, không những ảnh hưởng xấu đến
tình cảm trong gia đình mà còn tác động tiêu cực đến sự ổn định của xã hội.
24
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH Ở TỈNH BẮC GIANG TRONG THỜI GIAN
TỚI
Trên cơ sở những ưu điểm, hạn chế trong thực trạng trên, ta có thể rút ra được một số giải pháp để tăng cường thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình trong thời gian tới, không chỉ ở địa bàn tỉnh Bắc Giang mà còn ở phạm vi cả nước.
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình.
Sự lãnh đạo của Đảng thể hiện ở khía cạnh thứ nhất là trong việc ban
hành các chủ trương, đường lối đối với thực hiện pháp luật về hôn nhân và
gia đình.Cần tập trung trong việc đề ra chủ trương thực hiện pháp luật về hôn
nhân và gia đình trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa; tăng cường xây dựng những chính sách hợp lý, thiết thực nhằm triển
khai và thực hiện pháp luật ở địa phương; ban hành các chủ trương, chính
sách nhanh chóng, kịp thời đối với việc tăng cường cơ chế thanh tra, kiểm tra,
xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong chính sách đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý của đội ngũ thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình.
Tiếp tục nghiên cứu, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình.
- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện pháp luật về hôn nhân và gia đình Cần rà soát, bổ sung, hoàn thiện Luật hôn nhân và gia đình và các luật có
liên quan theo hướng quy định rõ về nguyên tắc, chính sách của nhà nước, nội dung, công cụ, cơ chế, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chí đánh giá,… Hiện nay, xã hội có nhiều biến đổi, những vấn đề kết hôn đồng giới, sống thử trước hôn nhân đã trở nên phổ biến và được pháp luật một số nước trên thế giới công nhận và bảo vệ. Vì vậy, các cơ quan, ban ngành cần có
quá trình nghiên cứu kỹ càng để tiếp 25
tục hoàn thiện pháp luật về hôn nhân và gia đình để phù hợp với yêu cầu của tình hình phát triển đất nước,.
- Tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình.
- Nâng cao hiệu quả của công tác truyền thông, giám sát, phản biện xã hội nhằm thay đổi, nâng cao nhận thức, hành vi, trách nhiệm trong thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình
Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của các chủ thể thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình, nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong xây dựng và thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình ở địa phương, tăng cường trau dồi năng lực cho cán bộ, cộng đồng để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu xây dựng hôn nhân và gia đình. Đặc biệt là với các dân tộc ít người, những nơi điều kiện sống còn khó khăn, thiếu thốn cần sự đầu tư, xây dựng kế hoạch tuyên truyền, giáo dục hợp lý để giảm thiểu, ngăn chặn những hủ tục lạc hậu, những hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.
- Tăng cường hợp tác quốc tế và xã hội hóa về thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình.
Chủ động trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, trong thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, nhân lực và tài chính cho hoạt động thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình ở Việt Nam. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình để tạo sức mạnh tổng hợp của cả xã hội trong quá trình xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc, tiến bộ, ấm no.
- Chính quyền địa phương cần có kế hoạch cụ thể để nâng cao ý thức pháp luật về hôn nhân và gia đình của nhân dân. Không ngừng nâng cao kiến thức, đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ để thực hiện tốt nhiệm vụ thanh tra, điều tra, xử lý, tuyên
26
truyền, giáo dục pháp luật… góp phần đưa pháp luật đến gần với đời sống hàng ngày của nhân dân,
- Mỗi cá nhân cần có ý thức rõ ràng hơn trong thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình.
Sự quan tâm, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình của các cơ quan, ban ngành cũng sẽ không có hiệu quả khi các cá nhân không có ý thức xây dựng, vun đắp hạnh phúc gia đình. Mỗi người cần có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với gia đình, để không chỉ hoàn thiện bản thân mà còn thúc đẩy các thành viên khác theo hướng tích cực hơn, xây dựng gia đình văn hóa, tiến bộ, ấm no, hạnh phúc, thực hiện tốt pháp luật về hôn nhân và gia đình.
27
KẾT LUẬN
Gia đình có vị trí vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Việc xây dựng gia đình mới là một trong những nhiệm vụ cấp thiết của sự nghiệp cách mạng hiện nay. Quan điểm của Đảng về gia đình được khẳng định qua nhiều kỳ Đại hội, trong đó nhấn mạnh gia đình có vai trò lớn với việc hình thành nhân cách con người Việt Nam.
Qua việc làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình ở tỉnh Bắc Giang, ta có thể thấy được rằng pháp luật đã từng bước đi vào đời sống của nhân dân, ý thức về quyền và trách nhiệm của mỗi người được nâng cao; ổn định nền tảng quan hệ xã hội; củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam. Qua gần 6 năm thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, tỉnh Bắc Giang đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác xây dựng gia đình văn hóa, ấm no, hạnh phúc. Đa phần các gia đình đều thực hiện tốt các chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước về hôn nhân và gia đình. Song, bên cạnh đó cũng còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục khi tình trạng vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình vẫn còn diễn ra, gây ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình nói riêng và sự phát triển của xã hội nói chung, đòi hỏi các cơ quan, tổ chức cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, quản lý, xử lý.
Trên đây là bài tập tiểu luận cuối kỳ của em với đề tài"Thực hiện pháp
luật về hôn nhân và gia đình ở tỉnh Bắc Giang". Nhờ vào những kiến thức có được trong thời gian học tập môn Pháp luật đại cương và quá trình tự nghiên cứu của bản thân mà em đã hoàn thành được đề tài lần này. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài làm vẫn còn nhiều sai sót, kính mong thầy cô có thể góp ý, sửa chữa để em có thể hiểu sâu và chính xác hơn về vấn đề này. Xin chân thành cảm ơn!
28
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Khoa Nhà nước và Pháp luật, 2017, Giáo trình Pháp luật đại cương, NXB
Tư pháp.
2. Nguyễn Văn Cừ, 2018, Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt
Nam,
NXB Công an nhân dân.
3. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
4. Lâm Hoàng Ân, 2021, Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn quan
tâm chăm lo, xây dựng, phát triển gia đình Việt Nam, Tạp chí Tuyên
giáo, https://tuyengiao.vn/dua-nghi-quyet-cua-dang-vao-cuoc-song/dang- va-nha-nuoc-ta-van-luon-quan-tam-cham-lo-xay-dung-phat-trien-gia-dinh-
viet-nam-134091, 15/12/2021.
5. Chỉ thị số 06-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới của Ban Bí thư.
6. UBND tỉnh Bắc Giang, 22/5/2019, Số 75/BC-UBND Báo cáo Sơ kết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản quy định chi tiết trên địa bàn tỉnh.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...1
1. Lý do lựa chọn đề tài...1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài...2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu...3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...4
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu...5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn...5
7. Kết cấu tiểu luận...5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH...6
1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình ...6
2. Nội dung, hình thức thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình...12
3. Các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình14 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH ỞTỈNH BẮC GIANG HIỆN NAY...16
1. Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Giang...16
2. Ưu điểm trong thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình ở tỉnh Bắc Giang hiện nay và nguyên nhân...18
3. Hạn chế trong thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình ở tỉnh Bắc Giang hiện nay và nguyên nhân...22
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH Ở TỈNH BẮC GIANG TRONG THỜI GIAN TỚI...25
KẾT LUẬN...28
TÀI LIỆU THAM KHẢO...29
30