Hình thức khung khổ pháp lý.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Thực trạng và giải pháp phát triển DNNN ở Việt Nam hiện nay" potx (Trang 31 - 33)

II. Tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc hỗ trợ.

1.Hình thức khung khổ pháp lý.

Việc tạo lập khung khổ pháp lý rõ ràng và chuẩn xác là điều kiện quan trọng đầu tiên làm cơ sở pháp lý cho việc hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ . Khung khổ pháp lý bao gồm những quy định có

liên quan tới doanh nghiệp và những quy định riêng cho các doanh nghiệp này.

Trên tinh thần đó, cần tập trung thực hiện một số biện pháp sau đây:

1.1. Ban hành , bổ sung và sửa đổi các chính sách, quy định hiện hành liên quan đến doanh nghiệp .

Đây là giải pháp nhằm để loại bỏ sự mâu thuẫn trong hệ thống các văn bản, quy phạm pháp luật, gây khó khăn, cản trở cho các doanh nghiệp. Hệ thống chính sách này định kỳ cần được xem xét, nghiên cứu và sửa đổi, bổ sung những điểm không còn phù hợp với hoàn cảnh kinh tế hiện tại và không thích hợp với môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp. Đồng thời, cần thay đổi quy trình xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật. Hiện nay, các văn bản luật, pháp lệnh được ban hành trước, sau đó các cơ quan chức năng ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành. Do vậy, trên thực tế, thời điểm thực hiện văn bản thường bị chậm so với thời hiệu được quy định tại văn bản . Bên cạnh đó việc áp dụng văn bản cũng không thống nhất về thời gian và không gian, gây nên tình trạng bất bình đẳng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy, trong quá trình xây dựng luật, phải đồng thời tiến hành việc xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành để sau khi văn bản có hiệu lực thì lập tức được áp dụng ngay vào cuộc sống mà không cần phải đợi các văn bản hướng dẫn thi hành.

Các văn bản phải bảo đảm tính ổn định lâu dài và tính đồng bộ, thống nhất để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư vào sản xuất - kinh doanh. Tính ổn định lâu dài trước hết thể hiện ở quan điểm nhất quán của Nhà nước đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, không phân biệt đối xử trong các văn bản quy phạm pháp luật cũng như tổ chức thực hiện. Khi ban hành hoặc sửa đổi mỗi văn bản, không chỉ tính đến đòi hỏi hiện tại mà phải tính đến cả những đòi hỏi của sự phát triển trong tương lai.

1.2. Ban hành các luật riêng đối với các doanh nghiệp .

Việc ban hành các luật riêng đối với các doanh nghiệp nhằm:

- Xác định rõ đối tượng điều chỉnh (doanh nghiệp cần hỗ trợ): tiêu chí phân loại doanh nghiệp cũng như khung khổ các trị số của các tiêu chí, địa

vị pháp lý của doanh nghiệp trong mối quan hệ với cơ quan quản lý của Nhà nước.

- Có giải pháp khung cho việc hỗ trợ các doanh nghiệp .

- Các giải pháp khung để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp cho các doanh nghiệp .

- Trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức và toàn xã hội trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp này.

Các luật riêng cho doanh nghiệp có thể là: Luật cơ bản về doanh nghiệp , luật về các hiệp hội doanh nghiệp , luật về bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp …

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Thực trạng và giải pháp phát triển DNNN ở Việt Nam hiện nay" potx (Trang 31 - 33)