2.3.3 .Xã hội
2.5. Mẫu nghiên cứu
Phương pháp dùng bảng hỏi.
Mục đích: Sử dụng phương pháp này nhằm thu thập những thông tin về thực trạng nhận thức, thái độ của cha mẹ đối với giáo dục giới tính.
Đối tượng điều tra: hơn 100 phụ huynh học sinh.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Xây dựng mẫu phiếu điều tra ( bảng hỏi ) gồm 9 câu trong đó có cả câu hỏi đóng và mở nhằm điều tra về nhận thức của cha mẹ trong vấn đề giáo dục giới tính.
- Bước 2: Tiến hành điều tra thử trên 10 người nhằm tìm hiểu sơ bộ về nhận thức của các bậc cha mẹ trong việc giáo dục giới tính. Đồng thời biết được những điểm được và chưa được để tiến hành chỉnh sửa phiếu phù hợp với mục đích, đối tượng điều tra, nhằm đạt được kết quả tốt nhất cho đề tài.
- Bước 3 : Tiến hành phát phiếu điều tra. Phát phiếu điều tra trong thánh 10 năm 2014.
Dự kiến sẽ có những phiếu điều tra không hợp lệ nên chúng tôi đã phát dư phiếu phiếu. Tổng số phiếu thu về là 120 phiếu trong đó có 101 phiếu hợp lệ. Trong phiếu có 52 nữ và 49 nam.
- Bước 4 : tiến hành xử lý phiếu
Chúng tôi xử lý kết quả theo hướng thống kê số lượng kết quả thu được, sau đó tính phần trăm tỉ lệ
Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập thông tin, bổ trợ về thực trạng thái độ của phụ huynh, đặc biệt nó cung cấp những thông tin sâu hơn, những thông tin mà bảng hỏi không thu thập hết được.
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn với hai nhóm đối tượng là phụ huynh có con đang học ở trường phổ thông và các em học sinh của trường Trung học phổ thông Nguyễn Hữu Huân ( 11, Đoàn kết, P. Bình Thọ, Q.Thủ Đức ).
CHƯƠNG III KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
3.1. Nhận thức của các bậc phụ huynh trong vấn đề giáo dục giới tính.
Thông qua kết quả nghiên cứu , điều tra hầu hết các phụ huynh đều chọn đáp
án: Giáo dục giới tính không chỉ dừng lại ở việc giáo dục về tình dục , sức khỏe sinh sản, như mối quan hệ về tình yêu, tình bạn, sự thay đổi sinh học của cơ thể… mà còn giáo dục về giá trị đạo đức và chuẩn mực xã hội trong vấn đề giới tính chiếm tỉ lệ cao nhất là 75%. Điều này có nghĩa là họ đã hiểu đúng về nội dung của giáo dục giới tính. Chỉ có một phần nhỏ trong số họ chiếm kết quả 30% là chưa nhận thức đầy đủ. Xem xét cách lựa chọn các phương án cụ thể của các bậc phụ huynh chúng tôi nhận thây rằng trong 25% không lựa chọn phương án F họ thường chú trọng vào việc giáo dục tình yêu nam nữ chăm sóc sức khỏe sinh sản, những sự thay đổi sinh lý… hơn là quan tâm đến vấn đề tình dục cho vấn đề đó là không quan trọng và né tránh ngại đề cập, cụ thể chỉ có 2% chọn đáp án A. Có thể một phần là do sự lo sợ khi con cái am hiểu quá nhiều,quá sớm về “chuyện người lớn”, một phần cũng là vì tình dục đối với con người Châu Á nhất là con người Việt Nam lại là một vấn đề hết sức là tế nhị, người ta thường lảng tránh và ngại ngùng khi nói đến. Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu khi được hỏi: Ông bà nghĩ thế nào về vấn đề giáo dục giới tính thì có 47% người đồng tình với giáo dục rất quan trọng cần có những chương trình ,cách thức giáo dục ,cách thức giáo dục phù hợp cho từng lứa tuổi. Cho thấy rằng họ không chỉ hiểu đúng về nội dung của giáo dục giới tính mà còn cho thấy được tầm quan trọng trong việc giáo dục giới tính cho trẻ.
Tuy nhiên theo kết quả điều tra nghiêm cứu thì cũng không ít người cho rằng ở độ tuổi vị thành niên có việc quan trọng nhất là việc học tập chiếm 32%. Điều này có thể chứng minh rằng một số bậc phụ huynh vẫn chưa hiểu rõ về việc giáo dục giới tính và tầm quan trọng của nó. Họ chưa hiểu rằng không chỉ ở độ tuổi vị thành niên mà ngay từ khi còn nhỏ các em phải được giáo dục một cách nghiêm túc về giới tính. Nhưng phải tùy theo mức độ tuổi cần giáo dục những gì cho phù hợp và khoa học. Có thể họ suy nghĩ rằng đây là con đường dẫn dắt các em đến với sự tìm tòi khá sớm, sẽ là con dao hai lưỡi, là bước đường ngắn để trẻ tìm hiểu các vấn đề nhạy cảm nhanh và quá sớm sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ trong sáng của trẻ. Và nhất là ảnh hưởng không tốt đến học tập và tương lai của trẻ. Chỉ có 5% phụ huynh không hề quan tâm đến vấn đề này, và có 16% phụ huynh cho rằng giáo dục giới tính là điều rất tế nhị khó nói. Đây cũng là suy nghĩ của nhiều bậc phụ huynh khi nhóm nghiêm cứu hỏi :“Theo em thì vì sao bố mẹ lại ít nói với em về vấn đề giáo dục giới tính”. Một em học lớp 11 cho
biết “Mẹ em không nói, ít nói mấy chuyện đó lắm, mỗi lần em hỏi mẹ điều lảng tránh hết, mẹ nói con nít hỏi mấy chuyện đó làm gì ?”. Còn một em nữ lớp 12 thì nói : “em không bao giờ hỏi mẹ vì hỏi mẹ cũng không nói. Chỉ nhắc nhở em học tập tốt, tập trung vào học hành không nên chơi với bạn xấu thôi.”
Nhìn vào những số liệu nghiên cứu cho thấy không ít người khi được hỏi đều cho rằng giáo dục giới tính là cần thiết ,chỉ một số nhỏ ( 5% ) không quan tâm đến vấn đề này .
3.2. Nhận thức của cha mẹ về tầm quan trọng của giáo dục giới tính trong gia đình.
Biểu đồ 1 :
Chú thích:
GĐ: Gia đình 45% BB: Bạn bè 2%
NT: Nhà trường 51% TCXH: Tổ chức xã hội 7%
Qua biểu đồ trên ta nhận thấy rằng có tới 51% phụ huynh chọn nhà trường là nơi giáo dục tốt nhất. Bởi theo khảo sát của chúng tôi một số phụ huynh cho rằng nhà trường biết cách giáo dục và bài bản hơn chỉ có giáo dục ở nhà trường mới có tính liên tục và đồng bộ, kỹ năng và giới tính là một vấn đề nhạy cảm không biết bắt đầu như thế nào và bắt đầu từ đâu. Tuy nhiên cũng có rất nhiều người (45%) nhận thấy được
vai trò và tầm quan trọng của gia đình trong việc giáo dục giới tính. Vì gia đình nhất là cha mẹ thường gần gũi với trẻ nên trẻ có thể dễ dàng tâm sự chia sẽ hơn. Hơn nữa chỉ có gia đình là nơi biết và hiểu trẻ cần gì và mong muốn điều gì nhất. Nhờ đó mà gia đình sẽ đáp ứng, cũng như kịp thời giải thích những thắc mắc cho trẻ ( theo ý kiến của một số phụ huynh ). Rất ít người tin tưởng rằng bạn bè sẽ là người giáo dục cho các em tốt nhất. Các tổ chức xã hội cũng ít được lựa chọn (chiếm không quá 10%). Để làm rõ hơn vì sao họ lại không chọn bạn bè và các tổ chức xã hội thì phụ huynh cho rằng:
“Bạn bè làm sao có đủ hiểu biết chuyện ấy mà nói, chúng còn nhỏ kinh nghiệm làm so bằng người lớn. Chưa kể bọn trẻ còn có đứa xấu, đứa tốt”. Một phụ huynh khác có cùng quan điểm rằng “Bạn bè chỉ nói chuyện cho vui thôi chứ chúng biết gì đâu mà nói”. “Còn đối với các tổ chức xã hội lâu lâu mới tổ chức một lần, vài buổi nói chuyện, vài chương trình thì không đủ để các em hiểu hết và cũng dễ bị quên lãng”. Một ý kiến khác cho rằng “Bây giờ nhiều tổ chức xã hội không có uy tín khéo lại dậy hư cho chúng”. Không những thế một số như mạng xã hội, Internet thường giáo dục không đúng có những trang Wep đen, đồi trụy làm ảnh hưởng xấu, sai lệch đến nhận thức của trẻ.
Tổng hợp từ kết quả điều tra cũng như ý kiến của các phụ huynh chúng tôi nhận thấy rằng đa phần mọi người điều quan trọng việc giáo dục giới tính ở nhà trường. Bởi họ coi đây là môi trường giáo dục chuyên nghiệp có tính xuyên suốt và đồng bộ. Tuy không chiếm được đa phần nhưng tỷ lệ người khảo sát chọn phần trăm gia đình cũng khá cao chỉ kém 8% so với nhà trường. Họ đã suy nghĩ đúng về tầm quan trọng của gia đình. Chúng tôi không phủ nhận vai trò của nhà trường nhưng trong việc giáo dục giới tính thì cần kết hợp giữa gia đình và nhà trường, nhưng quan trọng nhất vẫn là gia đình bởi vì gia đình là nơi diễn ra quá trình xã hội đầu tiên của trẻ. Bởi gia đình là quá trình xã hội hóa đầu tiên trước khi đến với hệ thống giáo dục chính thống là nhà trường thì gia đình chính là lớp học đầu tiên và cha mẹ là người thầy cô đầu tiên của trẻ. Trẻ sẽ học và bắt đầu theo những gì mà người lớn làm.
Để tìm hiểu kỹ hơn về nhận thức của cha mẹ đối với việc giáo dục giới tính. Chúng tôi đã tiến hành phỏng vân sâu một số phụ huynh khi được hỏi “ Theo ông bà nếu không giáo dục tốt vấn đề giới tính thì sẽ mang đến hậu quả gì cho các trẻ”. Họ cho rằng điều này sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng “Dễ bị lôi kéo lợi dụng, mang thai ngoài ý muốn, mắc bệnh HIV hay các bệnh đường tình dục khác…” Nhiều phụ
huynh còn cho rằng việc giáo dục giới tính không tốt sẽ làm cho các em bị đánh mất chính mình và tương lai. Gia đình bất an, xã hội có nhiều tệ nạn… một số khác thì vẫn chưa quan tâm đến vấn đề này nên khi được hỏi thì họ lắc đầu và nói không biết. Ngoài một số người không biết phần lớn khi được hỏi họ điều có những nhận thức tốt về vai trò tầm quan trọng của giáo dục giới tính. Tuy nhiên họ mới chỉ cho thấy được những phần nổi, những gì mà họ nhìn thấy và theo kinh nghiệm trước mắt, chứ chưa thấy được hậu quả sâu xa của việc thiếu kiến thức về giới tính đối với gia đình, xã hội và tương của giới trẻ có nhận thức tốt về vai trò của giáo dục giới tính. Nhưng theo kết quả điều tra của chúng tôi thể hiện rằng họ hiểu nhưng họ không làm. Có thể là do quá tin tưởng vào sự giáo dục của nhà trường hoặc là do các yếu tố về xã hội khi mà giới tính luôn là vấn đề nhạy cảm kín đáo đối với người Châu Á nhất là người Việt Nam. Khi được hỏi về mức độ trao đổi vấn đề liên quan đến giới tính của các bậc phụ huynh đối với con cái thì 75% .Ở mức độ 75% tức là ¾ số người được hỏi trong đó có cả phần trăm những người có nhận thức tốt và vai trò, tầm quan trọng của giáo dục giới tính. Đa phần họ thường trao đổi với con cái mình về chuyện học tập. Chỉ có 6% phụ huynh và 18% phụ huynh là rất thường xuyên, thường xuyên trao đổi với các em về vấn đề này.
Biểu đồ 2:
Biểu đồ thể hiện mức độ trao đổi liên quan đến vấn đề giới tính của phụ huynh đối với con cái
Tuy nhiên họ cũng chỉ đề cập đến vài nội dung của chủ đề liên quan đến giới tính như chuyện tình yêu, sự thay đổi của tuổi dậy thì… còn vấn đề liên quan đến tình dục thì hầu như không được nhắc tới. Chúng tôi cũng đã phỏng vấn một số bạn học sinh đang học ở trưởng Nguyễn Hữu Huân thì một bạn lớp 12 cho biết là : “Năm nay học lớp 12 mấy chuyện của con gái thôi…”, ”Mẹ chỉ nhắc em con gái phải giữ gìn ba mẹ em chỉ tập trung cho em ôn tập và luyện thi đại học chẳng bao giờ nói đến chuyện ấy cả.”.
Một bạn nữ lớp 10 thì cho biết: “Em và mẹ cũng đôi khi nói chuyện với nhau về chủ đề giới tính. Nhưng chỉ là liên quan đến tình yêu nam nữ, những gì liên quan đến chu kì kinh nguyệt lúc em gặp phải và lo lắng hỏi thì mẹ mới trả lời” . Một nam sinh lớp 11 thì nói rằng: “Là con trai nên em không cần phải biết nhiều như các bạn nữ, mỗi lần thắc mắc cái gì em cũng không hỏi bố mẹ mà lên Google tìm kiếm cái là có ngay thông tin chứ hỏi rồi cha mẹ lại hỏi sau cặn kẽ thêm sau này lại phiền phức”. Còn một bạn khác cũng học lớp 11 thì cho biết: “Cha mẹ em lo làm ăn, kiếm tiền nuôi chúng em ăn học nên không có thì giờ quan tâm tới mấy chuyện này, với lại những chuyện đó khá nhạy cảm nên em cũng chả dám hỏi chỉ đôi lúc nghe bạn bè bàn tán, hay những gì không hiểu thì em tự ra tiệm Internet tìm kiếm cho nhanh.”
Thường thì những thắc mắc từ trẻ về vấn đề giáo dục giới tính thì luôn hỏi cha mẹ. Nhưng nếu cha mẹ không có định hướng đúng đắn hay né tránh thì chỉ khiến con cái thêm tò mò vô tư tìm hiểu nhưng hầu hết, phần đa phụ huynh ý thức được mình chính là tác nhân quan trọng nhất trong việc giáo dục giới tính cho con cái nhưng đều
do một số e ngại, lo sợ nên đã không cho biết hay giải thích sai lệch dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Ngoài cha mẹ gia đình thì nhà trường bạn bè các tổ chức khác cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giới tính cho trẻ nó bổ sung hoàn thiện cho nhau vậy nên cần kết hợp tất cả các yếu tố lại một cách logic khoa học để trẻ có nhìn nhận đúng đắn về giới tính.
Nội dung của giáo dục giới tính là rất đa dạng mà cha mẹ chỉ nói đơn giản một hai nội dung thì khó có thể đáp ứng được nhu cầu của các em. Các em không chỉ có đi học mà còn tiếp xúc với bạn bè, xã hội. Nếu không cung cấp đầy đủ kiến thức cho các em thì các em rất có thể tìm đến những tranh ảnh, sách báo về giới tính để tự tìm hiểu mày mò và rất nhiều trong số đó có những nội dung không phù hợp hoặc sai lệch về thông tin đây cũng là nguyên nhân dẫn tới việc nước ta có tỷ lệ nạo phá thai rất cao mà tỷ lệ này lại tập trung chủ yếu ở lứa tuổi vị thành niên.
3.3. Những yếu tố tác động đến nhận thức của những bậc cha mẹ về vấn đề giáo dục giới tính . dục giới tính .
Qua phiếu điều tra, chúng tôi nhận được rất nhiều thông tin rằng hầu hết chỉ đọc qua sách báo, các phương tiện truyền thông chiếm khoảng 54%. Điều này cho thấy sự tác động rất lớn của các phương tiện truyền thông đến nhận thức của họ. Bởi ngày nay là thời đại của công nghệ thông tin. Nên rất dễ dàng cho các phụ huynh tiếp cận thông tin liên quan đến giới. Không thể phụ nhận được vai trò to lớn của thông tin truyền thông, nhưng nó cũng tiềm ẩn rất nhiều những rủi ro bởi ngày càng có quá nhiều thông tin tràn ngập trên các mặt báo, tạp chí, Internet… nên nếu các bậc phụ huynh không biết chọn lọc các thông tin chính thống cũng sẽ mang đến nhiều nguy cơ, hậu quả không chỉ cho các em mà ngay cả các bậc phụ huynh. Có 38% các bậc phụ huynh lựa chọn từ hai đáp án trở lên đó là vừa tìm hiểu sách báo, vừa trao đổi với bạn bè hoặc là đi tới trung tâm tư vấn. Tỷ lệ chọn cả ba đáp án rất ít chỉ có 8% là không quan tâm đến.
Qua những số liệu thu thập được chúng tôi nhận thấy rằng việc tiếp cận các thông tin giới tính của các phụ huynh là còn rất thụ động và hạn chế. Đa số chỉ tìm hiểu trên sách báo, ti vi, Internet …trong khi có rất nhiều cách thức tiếp cận và cập nhận