III. THỰC TRẠNG VỀ NHỮNG LỖI NGÔN TỪ TRONG BÁO MẠNG
3.2. Một số giải pháp và trách nhiệm của người làm báo
Trải qua thời gian, người dân Việt Nam không ngừng giữ gìn, cải tiến và bảo vệ tiếng Việt, làm cho tiếng nói của dân tộc ngày càng giàu và đẹp, luôn là niềm tự hào của con người Việt Nam trước bạn bè quốc tế. Để có một hệ thống quy tắc tiếng Việt nói và viết theo chuẩn như ngày nay, chúng ta đã phải trải qua nhiều lần cải tiến tiếng Việt trên những phương diện cụ thể như phát âm, chính tả, ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ. Cho dù có sáng tạo, cải tiến tiếng Việt nhưng chúng ta vẫn phải đảm bảo nguyên tắc trên nền những quy định chung, trên cái cốt có sẵn chứ không thay đổi hoàn toàn. Mỗi người nhà báo cần nắm vững những kiến thức cơ bản liên quan tới việc sử dụng tiếng Việt, bao gồm: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và phong cách. Chỉ khi nắm bắt được, hiểu được những kiến thức về ngôn ngữ tiếng Việt, nhà báo mới có thể viết đúng, nói đúng; chưa viết đúng, nói đúng thì cũng chưa thể viết hay được. Nhà báo cần hạn chế tối đaviệc vay mượn những từ ngữ nước ngoài. Nó không chỉ gây cản trở đối với đối tượng độc giả không biết ngoại ngữ mà còn làm cho bài báo trở nên rườm rà, kém thu hút người đọc.
Với tư cách là những nhà báo tương lai, chúng ta cần có trách nhiệm trau dồi kiến thức bản thân từ những năm tháng còn ngồi trên ghế nhà trường. Việc sử dụng ngôn ngữ dúng quy tắc, đúng chuẩn mực không chỉ thể hiện kĩ năng nghề nghiệp, nó còn là trách nhiệm to lớn với Đảng, nhà nước và quần chúng nhân
21
dân trong việc phát huy cũng như giữ gìn những nét đẹp của tiếng Việt. Giữ gìn và làm giàu tiếng Việt là trách nhiệm của toàn dân. Song, dù xã hội, khoa học công nghệ có thay đổi đến đâu, chúng ta phải nhận thức sâu sắc và xác định không được làm méo mó, lai căng tiếng Việt trong quá trình sử dụng. Mỗi người cần ý thức được việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt phải trên cơ sở nóivà viết đúng chuẩn mực về phát âm, chính tả chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp và phong cách ngôn ngữ. Cần loại bỏ những yếu tố không phù hợp, làm ảnh hưởng đến sự chuẩn mực, trong sáng của tiếng Việt. Mỗi người dân cần nêu cao trách nhiệm giữ gìn và làm giàu tiếng Việt để chúng ta luôn tự hào về tiếng của dân tộc Việt Nam.
22
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngôn ngữ báo chí (2001) Vũ Quang Hào , NXB Đại Học Quốc Gia
2. Từ điển tiếng Việt (1995), NXB Đà Nẵng
3. Giáo trình Ngôn ngữ báo chí (2003) Nguyễn Tri Niên, NXB Đồng Nai
4. Chuẩn mực ngôn ngữ trên báo chí.