Số sinh viên chọn thể loại truyền hình lớn hơn phát thanh nhưng lại thấp hơn so với báo mạng điện tử.

Một phần của tài liệu Anh (chị) hãy lựa chọn một v ấn đề nghiên cứ ộc lĩnh vự u thu c khoa học xã hội và nhân văn, từ đó đặt tên đề tài nghiên cứu v nh (Trang 29 - 33)

thấp hơn so với báo mạng điện tử.

Nguyên nhân: báo mạng điện tử có ưu thế tiện lợi, nhanh chóng, người đọc có thể chủ động, dễ dàng lướt qua toàn bộ nội dung và nắm được thông tin chính của bài. Hiện nay, thói quen sử dụng mạng xã hội và báo mạng điện tử trở nên phổ biến, việc lướt đọc nhanh các thông tin dần dần trở thành thói quen của nhiều người. Vì vậy, số lượng người chọn báo mạng điện tử sẽ lớn hơn.

- Tuy nhiên, hiệu quả tiếp nhận thông tin của báo truyền hình lại cao hơn so với 2 loại hình còn lại.

Nguyên nhân: do ưu thế về hình ảnh, âm thanh sinh động, người xem có thể vận dụng nhiều giác quan vào việc thu nhận thông tin. Từ đó, khán giả có thể nắm được thông tin một cách chi tiết, đầy đủ hơn.

Dự kiến khuyến ngh

Sau khi xử lý số liệu và chỉ ra nguyên nhân như trên, ta có thể đưa ra một số giải pháp như sau:

- Tăng cường truyền thông, quảng bá các sản phẩm truyền hình trên mạng

xã hội, internet.

- Tiếp tục đổi mới, cải tiến chất lượng, nội dung chương trình truyền hình phù hợp với nhu cầu giới trẻ. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, kỹ năng tốt, nắm bắt nhanh những xu hướng mới của giới trẻ.

22

- Nghiên cứu kỹ thị trường, thị hiếu công chúng.

- Phát triển dịch vụ truyền hình trên nhiều nền tảng khác nhau để khán giả có thể tiếp cận một các dễ dàng.

- Tăng cường công tác tư tưởng, tuyên truyền về các sản phẩm truyền hình đến cho sinh viên.

2. Viết báo cáo

Sau khi hoàn tất xử lý số liệu, ta cần tổng hợp lại và viết báo cáo để làm tư liệu cho đề tài nghiên cứu “Nhu cầu sử dụng các sản phẩm truyền

hình của sinh viên địa bàn quận Cầu Giấy”

Bố cục bản báo cáo bao gồm những mục sau: - Tên đề tài, mục tiêu thực hiện

- Tổng quan nghiên cứu

- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu

- Kết quả nghiên cứu : đưa ra số liệu sau khi xử lý - Bàn luận : so sánh, đánh giá, bình luận

- Kết luận : dựa trên kết quả thu được theo mục tiêu có đạt hay không.

- Kiến nghị : đưa ra một số giải pháp dựa trên phần kết quả và bàn luận.

- Phụ lục, tài liệu tham khảo

3. Công bố kết quả báo cáo

Sau khi hoàn tất xử lý số liệu và viết báo cáo, ta có thể công bố kết quả báo cáo thực nghiệm để tiến hành các bước tiếp theo của đề tài.

23

Trên đây là bài tập cuối kỳ của em về các vấn đề cần nghiên cứu của đề tài “Nhu cầu tiếp cận các sản phẩm truyền hình của sinh viên quận Cầu

Giấy”. Em xin cảm ơn các thầy cô đã tận tình chỉ dạy bộ môn Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn. Thông qua môn học, em đã có thêm những kiến thức cơ bản khi tiến hành nghiên cứu đề tài khoa học, từ đó có thể vận dụng vào sự nghiệp học tập và nghiên cứu sau này.

Với đề tài này, đặc biệt là phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, em mong có thể làm rõ được một phần nhu cầu xem truyền hình của sinh viên nói riêng và giới trẻ nói chung trong thời đại mới. Từ đó có thể đưa ra được những phương hướng phù hợp cho sự phát triển truyền hình hiện tại và tương lai.

Trong thời gian có hạn, em chưa thể tìm hiểu một cách sâu rộng, kỹ lưỡng về đề tài nói chung và phương pháp thực nghiệm nói riêng, cho nên bài làm chắc chắn vẫn còn những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp, nhận xét của thầy cô để bài làm hoàn thiện hơn và rút ra kinh nghiệm trong những lần nghiên cứu sau này.

Một phần của tài liệu Anh (chị) hãy lựa chọn một v ấn đề nghiên cứ ộc lĩnh vự u thu c khoa học xã hội và nhân văn, từ đó đặt tên đề tài nghiên cứu v nh (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w