1. Quần chúng nhân dân là người sáng tạo chân chính ra lịch sử, là chủ thể của lịch sử
- Họ là người trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất và của cải tinh thần của xã hội - nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
- Họ là chủ thể của hoạt động cải tạo các quá trình kinh tế, chính trị, xã hội.
- Lợi ích của quần chúng nhân dân vừa là điểm khởi đầu vừa là mục đích cuối cùng của các hành động cách mạng.
- Trong bất kỳ thời đại nào, quần chúng nhân dân cũng là người sáng tạo ra lịch sử. Nhưng trình độ sáng tạo của quần chúng nhân dân đến mức nào là tuỳ thuộc vào tính tích cực, vào tri thức của quần chúng về tự nhiên và xã hội, vào trình độ tổ chức của quần chúng v.v... Tất cả những cái đó là phụ thuộc vào phương thức sản xuất, vào chế độ xã hội. Vai trò sáng tạo của quần chúng nhân dân ngày càng tăng cùng với sự phát triển của xã hội. Đó cũng là một quy luật phát triển của xã hội.
- Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, để phát huy mạnh mẽ vai trò tích cực, sáng tạo của quần chúng nhân dân, Đảng ta chủ trương đổi mới toàn diện, xây dựng một hệ thống quan hệ giữa người và người thể hiện quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các mặt của đời sống xã hội; đồng thời đề ra những biện pháp có hiệu lực để động viên nhân dân tích cực tham gia cuộc đấu tranh xoá bỏ mọi hiện tượng quan liêu, tham nhũng, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân của những phần tử thoái hoá, biến chất trong bộ máy Đảng và Nhà nước, lấy lại lòng tin trong nhân dân, làm cho nhân dân gắn bó với Đảng và Nhà nước.
2. Vai trò của vĩ nhân - lãnh tụ :
Trong mối quan hệ với quần chúng nhân dân, lãnh tụ có những chức năng chủ yếu: định hướng chiến lược, sách lược trên cơ sở nắm bắt những quy luật khách quan của các quá trình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước và thời đại; tổ chức lực lượng, giáo dục, thuyết phục quần chúng nhân dân hướng vào giải quyết những vấn đề then chốt nhất, từ đó, có khả năng giải quyết có hiệu
quả những vấn đề phức hợp, tổng thể các nhiệm vụ của đất nước và thời đại; đại biểu cho nguyện vọng và lợi ích của dân tộc và quần chúng nhân dân.
Từ chức năng trên đây cho thấy vai trò của lãnh tụ:
- Lãnh tụ là người thúc đẩy nhanh tiến trình cách mạng, mang lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động của quần chúng nếu lãnh tụ có tài, đức cao, gắn bó mật thiết với quần chúng và đem lại lợi ích thiết thực cho quần chúng.
- Lãnh tụ thường là người sáng lập ra các tổ chức chính trị, xã hội, tập hợp được nhân tài và là linh hồn của các tổ chức đó.
- Lãnh tụ của mỗi thời đại chỉ có thể hoàn thành nhiệm vụ của thời đại họ. Không có lãnh tụ chung cho mọi thời đại. Sau khi hoàn thành chức năng lãnh đạo quần chúng nhân dân, lãnh tụ đi vào lịch sử như những vĩ nhân và sống mãi trong tâm tưởng của các thời đại sau.
CÂU 31: Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. I- Tồn tại xã hội và ý thức xã hội
1. Tồn tại xã hội là toàn bộ những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, bao gồm:
- Hoàn cảnh địa lý. - Điều kiện dân số.
- Phương thức sản xuất ra của cải vật chất.
Trong ba nhân tố đó thì phương thức sản xuất ra của cải vật chất là nhân tố quyết định đối với tồn tại xã hội.
2. Ý thức xã hội là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội, bao gồm những tư tưởng, quan điểm, lý luận, tình cảm, tâm trạng, tập quán, truyền thống v.v. phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử.
_ Ý thức xã hội bao gồm tâm lý xã hội và hệ tư tưởng. Đó là hai trình độ, hai phương thức phản ánh khác nhau của ý thức xã hội. Nó có chung một nguồn gốc là phản ánh tồn tại xã hội và giữa
chúng có quan hệ tác động lẫn nhau. Nhưng hệ tư tưởng xã hội không nảy sinh tự phát từ tâm lý xã hội và không phải là sự biểu hiện trực tiếp của tâm lý xã hội. Trong xã hội có giai cấp ý thức xã hội có tính giai cấp.