Đạo đức nghề nghiệp nhà báo – Học tập từ các nền báo chí trên thế

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN phẩm ch t ngh p quan tr ng nh a nhà báo (Trang 28 - 31)

Đạo đức nghề nghiệp của người làm báo không phải chỉ là mối quan tâm của riêng Việt Nam mà còn của toàn thế giới. Trên mỗi đất nước lại có một quy cách để đào tạo và rèn luyện phẩm chất đạo đức của nhà báo riêng.

Ở Indonesia, các nhà báo sẽ bị quy vào lỗi “giết người” nếu có hành động: Biến dạng thông tin, tăng hoặc giảm thông tin để tạo ra những giá trị tin tức sai sự

thật; Sai lệch thực tế, phóng viên sử dụng những hành động thái quá cả việc sử

dụng hình ảnh và lời nói nhằm tạo ra những thông tin kịch tính khiến người đọc hiểu sai lệch; Tấn công về quyền riêng tư.

Công tác đào tạo báo chí ở Mỹ tập trung hướng dẫn sinh viên thực hành hơn là chỉ nghe lý thuyết suông, sinh viên được tham gia vào các hoạt động thực tiễn, thảo luận theo nhóm. Sinh viên được phát triển các kỹ năng, tư duy bậc cao, phân tích tổng hợp, đánh giá... Vì thế, đây cũng là điểm mạnh cho sự khám phá của sinh viên qua thái độ và giá trị của chính họ.7

Ở Đan Mạch và Thụy Điển, hằng năm mỗi nhà báo được quyền tham gia ít nhất một khóa học (ngắn nhất là 7 ngày/khóa) tại một trong các trung tâm đào tạo của Hội Nhà báo hoặc một trường đại học báo chí. Điều này được quy định trong hiến chương của Liên đoàn các nhà báo. Chính vì vậy, dù nhà báo có thâm niên 20 năm hay nhà báo mới được tuyển dụng đều có quyền và nhiệm vụ được đào tạo như nhau. Để bảo đảm thực hiện được điều này, các tổng biên tập phải đóng tiền thường niên cho Quỹ Giáo dục báo chí. Các nhà báo tự do được tham dự các khóa đào tạo do Liên đoàn Báo chíĐan Mạch tổ chức miễn phí. Kinh phí đào tạo của họ có được từ nguồn cam kết của Chính phủ và phí bản quyền xuất bản báo chí. Đây cũng là hình thức giúp trau dồi kỹnăng và đạo đức nghề nghiệp cho nhà báo.8

Bên cạnh đó, theo tổng hợp của Liên minh Đạo đức Báo chí (tổ chức đăng ký hoạt động ở Vương quốc Anh) có hơn 400 nguyên tắc về đạo đức báo chí, nhưng có thể rút ra 5 nguyên tắc cơ bản cốt lõi nhất.

7 https://teachingjournalismethics. wordpress.com/research/

8 https://vov.vn/xahoi/dau-an-vov/dao-tao-nha-bao-o-d an-mach-va-thuy-dien-454194.vov 27

Nămnguyên tc ct lõi ca báo chí thếgii

Nguyên tc 1: Stht và schính xác

Nhà báo phải là người đưa thông tin thật chính xác và cung cấp tất cả sự kiện liên quan cho công chúng và những thông tin phải được kiểm tra và kiểm chứng. Nhà báo phải chịu trách nhiệm về thông tin đó. Khi nhà báo không nắm chắc thông tin, hoặc thông tin không chính xác thì không được công bố.

Nguyên tc 2: Khách quan

Nhà báo không được hành động chính thức hoặc không chính thức, thay mặt cho những lợi ích chính trị đặc biệt của một công ty hoặc tổ chức, cá nhân. Nhà báo phải luôn khách quan trong ngòi bút của mình. Đặc biệt không được tạo ra sự xung đột về lợi ích, dẫn đến mất tính khách quan.

Nguyên tc 3: Trung thc và công bng

Nhà báo phải bảo đảm rằng, trong những câu chuyện tin tức phải có ít nhất 2 bên. Công bằng và trung thực sẽ giúp nhà báo xây dựng được lòng tin đối với dân chúng

Nguyên tc 4: Nhân đạo

Các nhà báo không nên làm hại người khác bằng câu chữ. Những gì nhà báo xuất bản hoặc phát hành có thể gây tổn thương. Chính vì vậy, trước khi viết hoặc đăng một vấn đề nào đó, nhà báo nên nhận thức được tác động của từ ngữ. Luôn vì lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc và vì cuộc sống của người khác.

Nguyên tc 5: Trách nhim

Tính chuyên nghiệp của báo chí là khả năng tự chịu trách nhiệm. Khi nhà báo mắc lỗi, cần phải sửa chữa lỗi lầm của mình, với những biểu hiện về sự hối hận và chân thành nhất mà không phải là sự hoài nghi ngược lại. Nhà báo phải là người luôn lắng nghe những lo lắng, những phản hồi của độc giả. Bản thân nhà báo không thể thay đổi những lời công chúng nhận xét, nhưng cần thực hiện các biện pháp khắc

phục khi mắc lỗi.

28

PHN 3: TNG KT

Nhìn chung lại, những vấn đề về phẩm chất nghề nghiệp báo nói chung và đạo đức nghề nghiệp nhà báo nói riêng đang là một vấn đề cần được nghiên cứu kĩ càng. Thời nào cũng vậy, vấn đề đạo đức nghề nghiệp, đạo đức và nhân cách con người cũng luôn nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Nhất là đối với nghề báo, một nghề có mối liên hệ chặt chẽ với xã hội, có khả năng điều khiến và chi phối dư luận xã hội. Người làm nghề nhất định phải được rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để có thể định hướng được hướng đi trên con đường làm nghề của mình sao cho đúng với đạo đức, đúng với pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức là người vô dụng”. Đức và tài là hai bổ sung chặt chẽ cho nhau, có cả đức lẫn tài con người mới trở nên hoàn thiện; trong đó đức là yếu tố

quyết định nhất. Thông qua những tìm hiểu và giải thích như trong bài tiểu luận của bản thân, em xin phép giữ đúng quan điểm của mình rằng đạo đức nghề nghiệp là phẩm chất quan trọng nhất đối với một người làm nghề báo. Làm bất cứ công việc gì cũng đều phải có lương tâm. Nhất là đối với nghề báo, nghề phục vụ cung cấp tin tức và có tác động rất lớn đến tất cả các bộ phận trong xã hội. Chính vì vậy, hy vọng các nhà báo Việt Nam đang hoạt động sẽ luôn rèn luyện và phẩm chất đạo đức của mình thật tốt, luôn cố gắng hết mình để cống hiến cho công chúng, cho Đảng và nhà nước để góp phần xây dựng đất nước ngày một lớn mạnh hơn. Chúc các nhà báo luôn “Bút sắc, lòng trong, tâm sáng”.

Bản thân em là một sinh viên khoa Phát thanh – Truyền hình của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, em biết mình phải nỗ lực cố gắng phấn đấu học tập thật chăm chỉ, cố gắng rèn luyện và bồi dưỡng không chỉ chuyên môn nghiệp vụ mà còn đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp của bản thân để sau này được đứng vào hàng ngũ nhà báo Việt Nam, đóng góp sức mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, đem lại cuộc sống tốt đẹp nhất cho nhân dân.

Lời cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn PGS – TS, thầy Nguyễn Văn Dững đã tận tình giảng dạy trong suốt bộ môn Cơ sở lý luận báo chí. Do chưa có kinh nghiệm viết

29

tiểu luận cũng như những hạn chế về kiến thức, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Em xin kính chúc thầy nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc.

PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Cơ sở lý luận báo chí – PGS, TS Nguyễn Văn Dững

2. Giáo trình Lao động nhà báo – TS Lê Thị Nhã

3. Những vấn đề cơ bản của đạo đức nghề nghiệp nhà báo –

G.V.Ladutina (Biên dịch: Hoàng Anh)

4. Những vấn đề của báo chí hiện đại – TS Hoàng Đình Cúc – TS Đức Dũng

5. Cơ sở lý luận báo chí - truyền thông - Dương Xuân Sơn, Đinh Hường, Trần Quang

6. Từ lý luận đến thực tiễn báo chí - Tạ Ngọc Tấn

30

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN phẩm ch t ngh p quan tr ng nh a nhà báo (Trang 28 - 31)