Điều khoản thỏa thuận sử dụng ngoại tệ thanh toán hợp đồng

Một phần của tài liệu Giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại theo quy định pháp luật Việt Nam (Trang 122 - 127)

3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

2.2.6. Điều khoản thỏa thuận sử dụng ngoại tệ thanh toán hợp đồng

Trước đây, trong Pháp lệnh Ngoại hối (2005) và Pháp lệnh Ngoại hối (sửa đổi, bổ sung 2013) đã có những quy định cụ thể liên quan đến việc các chủ thể sử dụng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán. Điều 13, Pháp lệnh Ngoại hối (sửa đổi, bổ sung 2013) quy định: “trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá,

ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”. Bên cạnh đó, Điều 4, Thông tư số 03/2013/TT-

NHNN ngày 26/12/2013 của Ngân hàng nhà nước hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam và Điều 1, Thông tư số 03/2019/TT-NHNN ngày 29/3/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2013/TT-NHNN ngày 26/12/2013 của Ngân hàng nhà nước hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam cũng quy định cụ thể các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, nếu không thuộc các trường hợp được sử dụng ngoại hối theo quy định của Thông tư số 03/2013/TT- NHNN và Thông tư số 03/2019/TT-NHNN thì việc các chủ thể trong hợp đồng thỏa thuận thanh toán bằng ngoại hối sẽ vi phạm quy định của Pháp lệnh Ngoại hối (sửa đổi, bổ sung 2013). Trước đây, theo quy định của BLDS (1995) thỏa thuận thanh toán bằng ngoại tệ bị coi là vô hiệu vì “vi phạm điều cấm của pháp luật”. Đến nay, với BLDS (2015) thì vấn đề này không còn bị coi là vô hiệu nữa bởi Điều 123, BLDS (2015) đã có quy định rõ ràng: “giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái

đạo đức xã hội thì vô hiệu”. Nếu giao dịch vi phạm Pháp lệnh về ngoại hối được các bên xác

lập trước thời điểm BLDS (2015) có hiệu lực pháp luật, tức là được xác lập trước ngày 1/1/2017 thì căn cứ vào Điều 688, Khoản 1, Điểm b để giải quyết, đó là “giao dịch dân sự

chưa được thực hiện hoặc đang được thực hiện mà có nội dung và hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của Bộ luật này”. Như vậy, so với trước đây, việc

ngoại tệ đã được nới lỏng hơn. Hợp đồng do các bên xác lập trong trường hợp này không thể bị tuyên bố vô hiệu nữa.

Liên quan đến vấn đề này, thực tế còn cho thấy có một số trường hợp các chủ thể trong hợp đồng sử dụng ngoại tệ khi giao dịch nhưng không dùng ngoại tệ để thanh toán, nghĩa là ngoại tệ được sử dụng làm phương tiện quy đổi sang tiền Việt Nam. Vấn đề thực hiện quy đổi như thế nào hiện nay chưa được pháp luật quy định cụ thể trong các trường hợp sau:

- Trường hợp các bên trong hợp đồng tự thỏa thuận với nhau về tỷ giá giữa ngoại tệ với tiền Việt Nam hoặc tự thỏa thuận với nhau lựa chọn tỷ giá niêm yết của Ngân hàng nào đó để xác định tỷ giá quy đổi giữa ngoại tệ với tiền Việt Nam. Mặc dù pháp luật chưa có ghi nhận cụ thể, hướng giải quyết trong trường hợp này nhưng trên thực tiễn, các bên chủ thể trong quan hệ hợp đồng đã thực hiện cách giải quyết như sau: Trong vụ việc tranh chấp hợp đồng dịch vụ giữa nguyên đơn là Công ty TNHH miền nhiệt đới T (gọi tắt là công ty T) và Công ty TNHH công nghệ và truyền thông Q (viết tắt là công ty Q). Công ty T thuê Công ty Q thiết kế lập trình Website dự án bất động sản theo Hợp đồng thiết kế số 2008/HĐTK-TQ- Tropicana tháng 8/2015. Hợp đồng này do Công ty Q soạn thảo và Điều II của Hợp đồng là điều khoản thanh toán bằng bằng ngoại tệ 7.000 USD. Khi tiếp nhận Hợp đồng, Công ty T cũng thấy rõ điều khoản thanh toán này và hai bên cũng thỏa thuận rằng, sau này việc thanh toán hợp đồng sẽ được quy đổi thành tiền Việt Nam đồng theo tỷ giá 22.350 đồng/USD của ngân hàng Vietcombank công bố ngày 20/7/2015. Thực tế các bên cũng đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho các bên bằng tiền Việt Nam đồng (lần 1 Công ty T đã tạm ứng cho Công ty Q số tiền là 134.100.000 đồng theo Ủy nhiệm chi ngày 24/8/2015). Tuy nhiên Công ty T vẫn cho rằng Hợp đồng hai bên ký kết là vô hiệu do có điều khoản thanh toán bằng ngoại tệ và yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại Bản án cấp sơ thẩm (không tuyên Hợp đồng giữa hai bên vô hiệu do có điều khoản thanh toán bằng ngoại tê). Sau khi nghiên cứu hồ sơ và chứng cứ liên quan. Với Bản án số 165/2019/KDTM- PT ngày 01/03/2019, Hội đồng xét xử phúc thẩm đã xác định Hợp đồng giữa hai Công ty không bị vô hiệu. Các bên phải thực hiện đúng các thỏa thuận đã được thể hiện trong hợp đồng. Tòa án cấp phúc thẩm cũng tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, sử dụng tỷ giá đã được công bố tại ngân hàng Vietcombank ngày 20/7/2015 để xác định tỷ giá quy đổi giữa ngoại tệ với đồng Việt Nam làm nghĩa vụ thanh toán

cho Hợp đồng dịch vụ thiết kế giữa các bên88. Ví dụ thứ hai là vụ án “tranh chấp hợp đồng tín dụng” giữa Ngân hàng Thương mại cổ phần C (là nguyên đơn) có trụ sở tại 108 phố T, quận H, thành phố Hà Nội và Công ty TNHH B (bị đơn) có địa chỉ tại 194 phố H, phường N, quận H, thành phố Hà Nội. Trong vụ việc này, ngoài đơn yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng C đối với công ty TNHH B, thì Công ty TNHH K (có trụ sở tại: 19A, ngõ 260/8 đường T, thành phố Hà Nội) là người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan cũng có đơn khởi kiện độc lập với bị đơn là công ty TNHH B. Công ty TNHH K do bà Hoàng Thị Vân A là đại điện đã cho Công ty TNHH B vay số tiền tương đương là 100.000 USD (theo tỷ giá tại thời điểm nhận tiền), hai bên thỏa thuận thanh toán theo tỷ giá USD tại thời điểm thanh toán, thời hạn vay là hai tháng kể từ ngày 2/4/2002 đến 2/6/2002, lãi suất 3%/tháng. Ngoài ra Công ty TNHH B còn nợ Công ty TNHH K một khoản tiền nữa là 37.200,79 USD để thế chấp giấy tờ hải quan. Vậy tổng cộng số tiền mà Công ty TNHH B phải thanh toán cho Công ty TNHH K là 137.200,79 USD. Do hai bên đã thỏa thuận thanh toán theo tỷ giá USD tại thời điểm thanh toán, nên số tiền mà Công ty TNHH B phải trả cho Công ty TNHH K là 2.826.336.000 đồng và tiền lãi là 9.264.200.000 đồng (tại thời điểm thanh toán thì tỷ giá 1 USD = 20.600 đồng Việt Nam). Tại phiên tòa, Công ty TNHH B thừa nhận và đồng ý thanh toán trả lại cho Công ty TNHH K số tiền gốc và lãi như trên89. Tòa án cấp sơ thẩm đã ra Bản án kinh doanh, thương mại số 160/2011/KDTM-ST ngày 28, 29/9/2011. Như vậy, trong các trường hợp nói trên, Tòa án đã tôn trọng và chấp nhận sự tự thỏa thuận của các bên trong việc xác định tỷ giá ngoại tệ với tiền Việt Nam (có dựa vào tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam của Ngân hàng nhà nước để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho các bên).

- Trường hợp các bên không có sự thỏa thuận hoặc không thỏa thuận lựa chọn tỷ giá cụ thể của Ngân hàng nào làm căn cứ quy đổi giữa ngoại tệ với tiền Việt Nam. Trường hợp này cũng chưa được pháp luật ghi nhận cụ thể, nhưng thực tiễn đã được Tòa án giải quyết theo hướng sau: Công ty An Bình và Công ty Hà Anh ký hợp đồng mua bán hàng hóa là sắn khô, đơn giá và giá trị thanh toán được

88 “Bản án số: 165/2019/KDTM-PT về “v/v giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ” của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh”

89 “Bản án số: 160/2011/KDTM-ST về “v/v giải quyết tranh chấp về hợp đồng tín dụng” của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội”

thể hiện trong hợp đồng bằng đô-la Mỹ và không đề cập đến tỷ giá USD. Quá trình giải quyết vụ việc này không có căn cứ để kết luận hợp đồng giữa các bên là vô hiệu. Trong hợp đồng do hai bên ký kết không thể hiện tỷ giá quy đổi giữa USD với tiền Việt Nam, nhưng trong hóa đơn Công ty An Bình phát hành cho bên Công ty Hà Anh lại tính bằng USD trên cơ sở quy đổi tỷ giá giữa USD và tiền Việt Nam. Tỷ giá quy đổi được thể hiện trong hóa đơn là tỷ giá tại thời điểm viết hóa đơn, không phải tỷ giá tại thời điểm thanh toán mà các bên đã thừa nhận trong biên bản đối chất tại phiên tòa. Thực tế cho thấy tỷ giá tại thời điểm phát hành hóa đơn và tỷ giá tại thời điểm thanh toán thường khác nhau, có thể chênh lệch một khoản tiền lớn. Bên phải thanh toán muốn xác định tỷ giá ở thời điểm phát hành hóa đơn, còn bên nhận thanh toán lại muốn xác định tỷ giá ở thời điểm thanh toán. Vụ việc này được Tòa án giải quyết trên cơ sở Quyết định số 06/2012/KDTM-GĐT ngày 30/5/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, cụ thể là căn cứ vào tỷ giá tại thời điểm thanh toán nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho các bên90.

Tuy còn tồn tại một vài hạn chế, nhưng quy định pháp luật về/liên quan đến việc sử dụng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán đã có sự thay đổi tích cực, góp phần giảm bớt một số lượng đáng kể các hợp đồng do các chủ thể xác lập bị tuyên bố vô hiệu, đặc biệt là sau thời điểm BLDS (2015) có hiệu lực pháp luật. Những quy định này cần tiếp tục được duy trì, bổ sung, hoàn thiện nhằm thúc đẩy hơn nữa sự ổn định và phát triển của giao lưu dân sự nói chung và hoạt động thương mại nói riêng trong thời gian tới.

2.3. Thực trạng pháp luật về giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thươngmại liên quan đến hình thức hợp đồng. mại liên quan đến hình thức hợp đồng.

Hình thức hợp đồng được pháp luật Việt Nam hiện hành quy định cụ thể theo hướng bảo đảm cho các chủ thể được lựa chọn hình thức hợp đồng phù hợp. Điều 119, Khoản 1, BLDS (2015) quy định: “giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc

bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản”. Điều 119, Khoản 2, BLDS (2015) quy định: “Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể

90 “Quyết định số: 06/2012/KDTM-GĐT về “v/v giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa” ngày 30/5/2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao”

hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó”. Đối với hợp đồng trong hoạt động thương mại, tùy từng loại hợp đồng mà pháp luật có

quy định cụ thể về hình thức hợp đồng tại LTM (2005) và các văn bản pháp luật chuyên ngành khác có liên quan. Với các quy định trên có thể khẳng định dựa vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi bên, các chủ thể giao kết hợp đồng có thể thỏa thuận và thống nhất lựa chọn một hình thức hợp đồng phù hợp. So với các quy định trước đây, tự do lựa chọn hình thức hợp đồng đã được mở rộng hơn. Điều 131, BLDS (1995) quy định hình thức hợp đồng là một trong các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Điều 401, BLDS (2005) khẳng định: “hợp đồng

dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng hình thức nhất định” và “hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật quy định khác”. Như vậy, các bên giao kết hợp đồng được phép tự do lựa chọn hình thức hợp

đồng, nếu pháp luật không quy định hợp đồng phải tuân theo hình thức cụ thể; hình thức hợp đồng không phải là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng nếu, “pháp luật” không quy định. BLDS (2015) quy định: “hình thức của giao dịch là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân

sự trong trường hợp luật có quy định” (Điều 117, Khoản 2). Theo quy định này, hình thức hợp

đồng không đương nhiên là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng; nó chỉ là điều kiện của hợp đồng khi “luật” quy định. Vì vậy, giới hạn tự do hợp đồng liên quan đến hình thức hợp đồng trong BLDS (2015) đã không còn bị thu hẹp so với trước đây. Giới hạn này chỉ được đặt ra khi “luật” quy định. Xu hướng mở rộng tự do hợp đồng liên quan đến hình thức ở Việt Nam được coi là tương thích với pháp luật của nhiều nước khác. Pháp luật về hợp đồng của Pháp và Thụy Sỹ quy định hình thức hợp đồng không phải là điều kiện bắt buộc của hợp đồng mà chỉ có ý nghĩa về mặt chứng cứ91. Trong các giao dịch thương mại, các nước thuộc hệ thống pháp luật Châu có sự mở rộng quyền tự do lựa chọn hình thức hợp đồng cho các bên92. Điều đó không có nghĩa là pháp luật của các quốc gia có sự bỏ qua hoàn toàn các yêu cầu về mặt hình thức. Một số quốc gia (như Anh, Úc93…) vẫn quy định một số loại hợp đồng phải được thể hiện dưới

91 Lê Thị Bích Thọ (2002), “Hình thức của hợp đồng kinh tế và điều kiện có hiệu lực của hợp đồng”,

Tạp chí Luật học, tháng 3, Tr.44

92 Điều 1.2, Unidroit, Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế

93 Lê Thị Bích Thọ (2002), “Hình thức của hợp đồng kinh tế và điều kiện có hiệu lực của hợp đồng”,

hình thức pháp lý nhất định thì mới có giá trị. Ở Việt Nam, tự do hợp đồng của các bên liên quan đến hình thức cũng không phải là tuyệt đối. Trong một số trường hợp, hình thức hợp đồng nói chung, hợp đồng trong hoạt động thương mại nói riêng, phải được thể hiện dưới hình thức bắt buộc bằng văn bản. Giới hạn này được thể hiện ở một số khía cạnh sau:

Một phần của tài liệu Giới hạn tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại theo quy định pháp luật Việt Nam (Trang 122 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w