-Bước 1: Nghiên cứu tài liệu kĩ thuật, sản phẩm mẫu + Nghiên cứu đặc điểm, hình dáng, kết cấu sản phẩm. + Thành phần và tính chất nguyên phụ liệu.
+ Nghiên cứu bảng thông số.
+ Kiểm tra mẫu gốc, hình dáng, thông tin mẫu. -Bước 2: Thiết kế phôi dưỡng
+ Sử dụng phần mềm mở mẫu HDSX (TP đã có lượng dư công nghệ) để sang dấu các vị trí cần làm.
+ Tính toán kích thước phôi (D*R) dựa trên chiều dài và rộng của mẫu HDSX. + Phôi dưỡng phải đảm bảo giữ được BTP.
-Bước 3: In, cắt dán gáy phôi dưỡng + Sử dụng máy CNC để in mẫ.u + Cắt phôi dưỡng.
+ Dán gáy phôi dưỡng. Khoảng cách giữa hai lá phôi dưỡng = 0.5 cm. -Bước 4: Khoan mẫu
+ Khoan mồi: Khoan từ trên xuống theo dấu góc chi tiết.
+ Khoan dưỡng theo đường sang dấu. Khoan bám sát phía ngoài mép chì sang dấu. + Khi thiết kế đường cữ khoan phải tính khoảng cách từ tâm mũi khoan đến cạnh của cữ bằng bán kính trụ mặt nguyệt trên máy khoan, yêu cầu nét khoan phải trơn đều. -Bước 5: Vệ sinh phôi nhựa sau khi khoan
+ Dùng đũa, dao trổ để vệ sinh phôi nhựa thừa sau khi khoan dưỡng. -Bước 6: Gắn định vị mẫu
+ Thiết kế kẹp định vị: Bằng giấy ráp định vị hoặc bằng đinh ghim. Kích thước giấy ráp: 0.5 cm.
Kích thước đinh ghim dài: 0.3÷0.5cm.
+ Gắn kẹp định vị BTP đối với dưỡng may các loại dưỡng may túi. + Gắn định vị BTP đối với dưỡng may các loại dưỡng may lộn, ghim.
+ Tùy thuộc vào nguyên liệu và phương pháp may để lựa chọn các loại định vị sao cho phù hợp.
-Bước 7: Ghi thông tin mẫu, may chế thử + Ghi thông tin mẫu:
Tên chi tiết – mã – cỡ.
+ May chế thử sản phẩm: May đúng nguyên liệu cua mã hàng. Nếu không đảm bảo kĩ thuật thì phải sửa lại dưỡng.
Hình 2.4. Hình ảnh cữ giá
2.3.4. Ưu nhược điểm của quá trình làm mẫu hướng dẫn sản xuất tại doanh nghiệp
- Ưu điểm:
+ Tiết kiệm được thời gian, nâng cao năng suất lao động. + Độ chính xác cao, đảm bảo đúng thông số, kích thước.
+ Với các nhu cầu các loại mẫu sản xuất, phòng công nghệ đã có những cải tiến cũng như cung cấp đầy đủ các mẫu rập đẩy nhanh tiến độ và kiểm soát chất lượng trong sản xuất.
- Nhược điểm:
+ Mẫu sai hỏng thông số sẽ dẫn đến sai hỏng hàng loạt. + Đội ngũ cán bộ công nhân viên còn thiếu nhân lực.
+ Thời gian cải tiến và năng suất chưa được cao như mong muốn.
+ Do tính chất và tay nghề công nhân, vì vậy sử dụng mẫu HDSX luôn phải điều chỉnh linh hoạt, tránh sai sót làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất.
2.3.5. Các phát sinh trong quá trình làm mẫu hướng dẫn sản xuất
Tình huống Nguyên nhân Giải pháp
Các đường trần của mẫu HDSX không khớp mẫu BTP, không đúng thông số
-Do bộ phận cữ dưỡng trổ mẫu không chính xác -Không kiểm tra lại trước khi bàn giao cho chuyền may
- Trổ lại mẫu cho chính xác Rút kinh nghiệp cho cỡ khác, trước khi bàn giao phải kiểm tra kĩ lại Độ bền của mẫu dưỡng
chưa cao, thời gian sử dụng ngắn
Nguyên liệu làm mẫu chưa tốt
Chọn nguyên liệu làm mẫu dưỡng có độ bền cao
Đường khoan không trơn đều
Chưa sửa lại đường khoan sau hi khoan
Dùng dao trổ sửa lại đường khoan trơn đều
Định vị mẫu dưỡng chưa
2.4. Xây dựng quy trình tiêu chuẩn kĩ thuật
2.4.1. Quy định tiêu chuẩn kĩ thuật
a. Khái niệm: Tiêu chuẩn kỹ thuật của một mã hàng là một bộ văn bản kỹ thuật do khách hàng hay doanh nghiệp lập ra để các bộ phận liên quan tham khảo và áp dụng trong suốt quá trình sản xuất một mã hàng. Ở một số doanh nghiệp, người ta còn gọi đây là tài liệu kỹ thuật. Việc soạn thảo tiêu chuẩn kỹ thuật cần chính xác, khoa học và đầy đủ mới có thể đạt hiệu quả cao về chất lượng cũng như năng suất của quá trình tổ chức sản xuất.
b. Các dạng tiêu chuẩn kỹ thuật: có 2 dạng. Tùy điều kiện của doanh nghiệp, có thể sử dụng dạng nào cũng được. Các tài liệu được sao thành nhiều bản để gửi cho các bộ phận liên quan và lưu giữ lại ở phòng kỹ thuật. Nếu có thay đổi gì phải được sự đồng ý của trưởng phòng kỹ thuật và ký nhận của phó Giám đốc kỹ thuật.
- Dạng đơn giản: là dạng tài liệu kỹ thuật tối thiểu và thường do khách hàng cung cấp. Một bộ tiêu chuẩn kỹ thuật đơn giản thường bao gồm những tài liệu sau:
+ Hình vẽ - mô tả mẫu.
+ Bảng thông số kích thước thành phẩm và bán thàn phẩm. + Bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu.
+ Bảng định mức nguyên phụ liệu. + Bảng tiêu chuẩn giác sơ đồ.
+ Bàng qui định cho phân xưởng cắt – Qui cách đánh số. + Quy cách may sản phẩm.
+ Bảng quy trình may sản phẩm.
+ Quy cách bao gói cho phân xưởng đóng gói. + Hướng dẫn kiểm tra mã hàng.
- Dạng đầy đủ: là dạng tài liệu kỹ thuật do khách hàng cung cấp được bổ sung thêm một số văn bản phù hợp với điều kiện sản xuất của riêng từng doanh nghiệp. Các văn bản bổ sung có thể kể như sau:
+ Bảng cân đối nguyên phụ liệu. + Sơ đồ nhánh cây.
+ Bảng qui trình công nghệ
+ Thiết kế dây chuyền công nghệ (bảng thiết kế chuyền).
+ Bố trí mặt bằng phân xưởng (bảng thiết kế mặt bằng phân xưởng).
2.4.2. Ưu, nhược điểm của tiêu chuẩn kĩ thuật
- Ưu điểm
+ Thực hiện đúng với trình tự sản xuất vì vậy sẽ không quên hay bỏ qua công đoạn nào khi thực hiện
+ Công đoạn kiểm tra giúp phát hiện kịp thời những sai hỏng, thiếu sót trước khi đưa vào sản xuất may hàng loạt từ đó lãng phí sẽ được giảm thiểu tối đa
- Nhược điểm
+ Quy trình trên thực hiện theo một trình tự nhất định gây ra mất nhiều thời gian chờ đợi, các bước xây dựng quy trình không liên quan đến nhau vì vậy có thể phân chia nhiều nhân viên làm cùng một lúc và ở mỗi phần thực hiện kiểm tra lỗi của phần đó
2.4.3. Các phát sinh trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn kĩ thuật
Tình huống Nguyên nhân Giải pháp
Viết tiêu chuẩn kĩ thuật sai, thiếu
Do nghiên cứu chưa bám sát áo mẫu
Viết lại tiêu chuẩn cho bộ phận bị thiếu, sai sót
Tiêu chuẩn viết chưa phù hợp với loại nguyên liệu (nhiệt độ, là ép, phương pháp, …)
Do người viết tiêu chuẩn kĩ thuật kinh nghiệm còn ít, chưa nắm bắt được các điều kiện phù hợp để áp dụng cho nguyên liệu
Trước khi đưa vào sản xuất phải chế thử, áp dụng các yêu cầu cho loại nguyên liệu sản xuất. Nếu không phù hợp phải hỏi ý kiến kinh nghiệm của cán bộ quản lí
Quy định dài khóa nẹp
không phù hợp với dài áo Khóa do khách hàngchuyển về sau khi thiết kế nên bị dài so với thông số ban đầu gửi đến
Thiết kế trước đặt khóa về dài khóa dương thông số
Kiểm tra lại thông số, nhổ răng khóa thừa, để đảm bảo đúng thông số
2.4.4. Phân tích kết quả nội dung thực tập tiêu chuẩn kĩ thuật
- Thời gian: từ 27/11/2020 đến 28/11/2020 - Địa điểm: Tại phòng kỹ thuật
- Tại đây em được nghiên cứu tài liệu kỹ thuật của mã hàng, kiểm tra lại số lượng - Tìm hiểu, quan sát được các công việc thực tế tại kho nguyên phụ liệu
- Biết nhiều hơn về các phương pháp kiểm tra TCKT - Một số tình huống phát sinh và hướng giải quyết
Hình 2.6 Tiêu chuẩn kĩ thuật mã hàng 21579
2.5. Xây dựng quy trình thiết kế dây chuyền may
2.5.1. Điều kiện thiết kế dây chuyền may:
- Tài liệu khách hàng, áo mẫu
- Tiêu chuẩn kĩ thuật, yêu cầu khách hàng
2.5.2. Trình tự thiết kế dây chuyền
Thiết kế dây chuyền: là thực hiện hoàn chỉnh một dây chuyền sản xuất của mã hàng từ nghiên cứu sản phẩm đến bố trí mặt bằng sản xuất sao cho đạt hiệu quả cao trong sản xuất
Bước 1: Nhận lệnh sản xuất, nhận tài liệu kĩ thuật Bước 2: Nghiên cứu tài liệu kĩ thuật, sản phẩm mẫu - Đặc điểm, hình dáng, cấu trức sản phẩm
- Phương pháp may sản phẩm - Trình tự, thứ tự may sản phẩm - Đặc điểm nguyên phụ liệu
Bước 3: Lập quy trình công nghệ may
-Lập quy trình công nghệ theo dạng phân tích công đoạn Bước 4: Tính thời gian cho từng công đoạn
Tính thời gian cho từng công đoạn theo phương pháp bấm giờ: là công đoạn khảo sát thời gian chế tạo sản phẩm bằng đồng hồ bám giây. Sử dụng đồng hồ bấm giây để tính thời gian may cho từng công đoạn (tiểu tác) trên sản phẩm.
Sơ đồ chu trình bấm giờ
Máy bắt đầu hoạt động May Máy may Đặt xuống Máy ngừng hoạt động Nhấc lên
Có 2 phương pháp sử dụng đồng hồ bấm giờ Phương pháp 1:
Bắt đầu từ lúc đưa tay chạm vào sản phẩm thứ nhất (bấm chạy), may xong bỏ sản phẩm thứ nhất ra ngoài, đưa tay chạm vào sản phẩm thứ hai (bấm dừng)
Phương pháp 2:
Bắt đầu từ lúc máy chạy sản phẩm thứ nhất (bấm chạy), may xong bỏ sản phẩm thứ nhất ra ngoài, lấy sản phẩm thứ hai đưa vào máy, bắt đầu chạy máy (bấm dừng)
Bước 5: Tính toán các chi số -Tính nhịp dây chuyền
Bước 6: Bố trí dây chuyền may - Đường đi sản phẩm phải ngắn nhất
- Khoảng cách công nhân di chuyển phải ngắn nhất - Bố trí sắp xếp thiết bị thuận lợi cho quá trình làm việc
- Sắp xếp thiết bị trên chuyền sao cho dễ dàng quan sát, kiểm soát
- Máy may và các thiết bị chuyên dùng cần sắp xếp hợp lí dễ dàng vận chuyển, thay đổi khi cần thiết
- Tiết kiệm diện tích mặt bằng Bước 7: Bố trí mặt bằng
- Đúng quy trình công nghệ, các vị trí làm việc sắp đặt hợp lí, đảm bảo sản xuất tốt, đáp ứng các điều kiện nhà xưởng
- Máy móc sắp đặt thuận tiện với công việc kiểm tra - Khoảng cách chuyển giao là tối thiểu
- Máy móc, thiết bị không cản trở lối đi, hành lang nhà xưởng
- Sử dụng hết không gian sẵn có, đảm bảo nhà xưởng thoáng, có độ chiếu sáng tốt, vận chuyển thuận lợi
Bước 8: Vẽ biểu đồ phụ tải
-Để kiểm tra lại thời gian ghép cho từng công nhân trên dây chuyền may
- Nếu thời gian các lao động nằm trong vùng dao động cho phép – dây chuyền cân đối - Nếu nhiều công nhân có nhiều thời gian nằm trong vùng giao động – dây chuyền mất cân đối
Bước 9: Kiểm tra, kí duyệt, ban hành lệnh sản xuất
Kết hợp với tài liệu của khách hàng để kiểm tra, đối chiếu với sản phẩm mẫu xem có gì thay đổi không để kịp thời sửa chữa và ban hành sản xuất
Sau khi sản xuất đi bấm giờ lại xem giây giờ các công đoạn đã chuẩn chưa và tiến hành sản xuất đại trà
2.5.3. Ưu nhược điểm của quá trình thiết kế dây chuyền tại doanh nghiệp
-Ưu điểm
+ Phương phát sát với thực tiễn nên thời gian chế tạo sản phẩm tương đối chính xác + Thống kê công việc từ bước nhỏ nhất, phân chia rõ ràng nên thuận lợi cho quá trình ghép bước công việc
+ Khi ghép bước công việc nếu có người không được trên sơ đồ dư ra từ 1 đến 2 người làm thợ nhảy chuyền nên thuận lợi hơn cho công việc sắp xếp dây chuyền mặt bằng
+ Khi rải chuyền được từ 2 đến 3 ngày lại đi bấm giây giờ một lần nữa – đảm bảo mức độ ổn định của dây chuyền
-Nhược điểm
+ Mất nhiều thời gian kiểm tra thực tế, cân bằng chuyền
+ Nhiều công đoạn cho chồng chéo lên nhau nên bị thiếu sót công đoạn
+ Cần lưu trữ video quy trình cho từng công đoạn với mã hàng, dễ gây nhầm lẫn
2.5.4. Các phát sinh trong quá trình thiết kế dây chuyền
Tình huống Nguyên nhân Giải pháp
Thời gian các công đoạn tương tự nhau chênh lệch giây giờ dẫn đến mức lương chênh lệch nên công nhân kiện
Bộ phận thiết kế dây chuyền không phân tích thao tác tính giây giờ mà dựa trên kinh nghiệm để dự kiến thời gian nên dễ gây ra chênh lệch
Làm việc cẩn thận hơn, nên phân tích thao tác, tính giây giờ cho các công đoạn
Tính thiếu công đoạn cho
công nhân Người lập bảng phân cônglao động quên hoặc chuyên môn chưa cao
Bổ sung thêm công đoạn thiếu
2.5.5. Phân tích kết quả nội dung thực tập thiết kế dây chuyền
- Thời gian: từ ngày 25/11/2020 đến ngày 26/11/2020 - Địa điểm: Tại phòng kỹ thuật
- Em được cô phân công thực hiện đi quay các vị trí công đoạn trên chuyền 1,2,10,12 - Yêu cầu khi quay hình ảnh
+ Bấm giờ bắt đầu từ khi công nhân chạm vào nguyên liệu đến khi thực hiện xong công đoạn và đặt nguyên liệu xuống
+ Khi quay phải quay cả mặt để nắm bắt được ai là người thực hiện công đoạn đó có phù hợp với vị trí trên dây chuyền và không quay quá gần tránh ảnh hưởng đến năng suất công nhân
mức độ trung bình của chuyền vì vậy hệ số cần cân nhắc phù hợp nhất
Trong quá trình thực tập tại phòng kỹ thuật thiết kế dây chuyền do cô Kiều Thị Lan Oanh làm quản lý, em được sự hướng dẫn, nhiệt tình chỉ bảo của cô, em đã thu được những kết quả như sau:
- Học được cách ứng xử, giao tiếp, tác phong công nghiệp và năng động hơn trong đời sống.
- Nắm rõ được các bước trong quy trình thiết kế dây chuyền.
- Hiểu rõ được chức năng và nhiệm của các bộ phận trong phòng thiết kế dây chuyền. - Được tiếp xúc và biết cách xử lý tình huống phát sinh ở một số công đoạn thiết kế dây chuyền.
-Tham gia vào một số công đoạn trong quá trình tính bảng phân công lao động như là: quay video, ...
Hình 2.7. Bảng phân chuyền mã 1BJYKF0006M
2.6. Xây dựng quy trình tính định mức NPL
2.6.1. Quy trình tính định mức a. Khái niệm
- Định mức NPL: là số lượng NPL cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm theo một quy trình công nghệ nhất định và dựa trên cơ sở của TCKT đã quy định.
- Định mức lí thuyết: là định mức được đưa ra làm cơ sở đàm phán giữa khách hàng và doanh nghiệp. Định mức này được xác định bằng cách giác sơ bộ 1 hay 2 sản phẩm trên sơ đồ giác.
- Định mức kỹ thuật: là định mức sau khi giác sơ đồ. Đây là định mức chính xác được doanh nghiệp đưa ra buộc các đơn vị triển khai sản xuất phải tuân theo. Định mức này là cơ sở để hạch toán tiêu hao NPL và hạch toán các chỉ tiêu kinh tế.
b. Điều kiện xây dựng định mức NPL - Phải căn cứ vào kế hoạch mã hàng.
- Sản phẩm mẫu.
- Nhận xét mẫu đối của khách hàng. - Tài liệu kĩ thuật.
c. Yêu cầu xây dựng định mức NPL
- Định mức phải nhỏ hơn hoặc bằng định mức khách hàng.
B1: Lập bảng tính định mức
B2: Cân mẫu
B5: Tính trọng lượng bông cho từng chi tiết B4: Tính trọng lượng bông trung bình /1 gam mẫu
B3: Tính tổng trọng lượng bìa
2.6.2. Phương pháp xây dựng định mức nguyên liệu
a. Xây dựng định mức cho vải, mex (dựng): thông thường căn cứ vào giác sơ dồ.