kể đến, như vấn đề thần kinh, như chấn thương dây đối giao cảm sau phẫu thuật u tiền liệt tuyến, thiếu hụt testosterone, một số loại thuốc ( nicotin, rượu, một số thuốc chống trầm cảm…)
Ở nam giới trên 40 tuổi, rối loạn cương dương do vấn đề mạch máu phía dưới. Như đã thảo luận ở trên, đủ lưu lượng máu và sự hình thành oxit nitric cần thiết cho cương cứng dương vật. Bệnh mạch máu, có thể xáy ra do sự thiếu kiểm soát được tăng huyết áp, đái tháo đường hay xơ vữa động mạch, làm giảm lưu thông mạch máu. Hoặc giảm tiết NO khiến giảm giãn mạch.
Rối loạn chức năng cương dương do nguyên nhân mạch máu có thể điều trị thành công với phosphodiesterase-5 (PDE – 5), các chất ức chế như ildenafil (Viagra), vardenafil
(Levitra), hay tadalafil (Cialis). Những loại thuốc này làm tăng cGMP ở các mô cương dương, do ức chế men phosphodiesterase 5, làm phân giải nhanh chóng cGMP. Như vậy, bằng cách ức chế sự thoái hóa của GMP vòng, các chất ức chế PDE-5 tăng cường và kéo dài hiệu quả của cGMP để gây kéo dài thời gian cương cứng.
Chức năng của tuyến tùng trong kiểm soát sinh sản theo mùa ở một số động vật vật
Từ khi sự tồn tại của tuyến tùng được biết đến, rất nhiều chức năng của nó đã được gán cho nó, gồm (1) tăng cường khả năng sinh dục, (2) chặn đứng quá trình viêm, (3) thúc đẩy giấc ngủ, (4) tăng cường cảm xúc, (5) keo dài tuổi thọ ( có thể 10 đến 25%). Nó còn được ví như con mắt thứ ba ở trên đầu ở một số động vật bậc thấp. Một số nhà sinh lý cho rằng tuyến này chỉ là một phần thoái hóa không có chức năng, nhưng một số phát hiện trong những năm trở lại đây cho thấy nó đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát hoạt động sinh dục và sinh sản.
Hiện nay, sau nhiều năm nghiên cứu, xuất hiện ý kiến cho rằng tuyến tùng không đóng vai trò thực sự quan trọng trong kiểm soát hoạt động sinh dục và sinh sản. Ở những động vật có chu kì sinh sản theo mùa mà bị gỡ bỏ hoặc mạch máu đến tuyến tùng bị chặn lại, thì những giai đoạn của quá trình sinh sản không còn nữa. Ở những động vật này, việc sinh sản vào mùa nhất đinh trong năm ( thường vào mùa xuân hoặc mùa hè), mang lại cho con non khả năng sống sót cao nhất. Cơ chế của quá trình này không thật rõ ràng, nhưng nó có thể như sau:
Đầu tiên, tuyến tùng được điều khiển bởi ánh sáng, hay chính xá hơn là số lượng ánh sáng được mắt nhận thấy trong một ngày. Như ở chuột hamster, 13 giờ trong tối mỗi ngày sẽ kích hoạt tuyến tùng, trong khi thời gian ngắn hơn thế, tuyến tùng không bị kích hoạt, với một sự chuyển đổi cân bằng giữa hoạt động và không hoạt động. Ánh sáng được dẫn truyền thần kinh từ mắt đến nhân suprachiasmatic của vùng dưới đồi, sau đó đến tuyến tùng, kích thích tuyến tùng. Thứ hai, tuyến tùng tiết ra melatonin và một số chất tương tự khác. Melatonin hoặc chất khác, được cho rằng sẽ vào máu hoặc qua não thất ba, đến tuyến yên gây giảm tiết hormone
gonadotropic.
Như vậy với sự xuất hiện của tuyến tùng, ức chế sự tiết gonadotropic ở một số loài động vật, dẫn đến ức chế các tuyến sinh dục, thậm trí là bất hoạt chúng. Đó có lẽ là những gì xảy ra trong những ngày mùa đông, khi cường độ ánh sáng yếu. Sau khoảng 4 tháng bị ức chế, sự ức chế tiết gonadotropic bị phá vỡ, tuyến sinh dục thoát ức chế, chuẩn bị cho một mùa xuân hoạt động. Liệu tuyến tùng cũng có chức năng tương tự trong kiểm soát khả năng sinh dục ở người? Đáp án của câu hỏi này vẫn còn chưa được sáng tỏ. Tuy nhiên đôi khi có một khối u của tuyến tùng, dẫn đến tiết một lượng quá mức hormone tuyến tùng, trong khi một số loại khối u khác chèn lên phíc trên tuyến tùng, cả hai loại khối u làm tăng cường hay suy giảm chức năng sinh dục. Vì vậy có lẽ tuyến tùng cũng đóng một vai trò nhất định với kiểm soát chức năng sinh dục và khả năng sinh sản ở người.