AN NINH QUỐC GIA, GIỮ GÌN TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
4.1 Thuận lợi, cơ hội
- Đầu tiên, tiềm lực và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đã được tăng cường.
Điều trên là hoàn toàn dễ hiểu khi tăng trưởng kinh tế của nước ta được xếp loại cao trên thế giới với nhiều năm liên tục đạt trên 7% và đời sống nhân dân khá ổn đỉnh với bình quân đầu người 638 USD/người theo thống kê năm 2006. Đặc biệt, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đã đạt hạng 101/192 nước trên thế giới. Về ngoại giao, “nước ta có quan hệ hữu nghị hợp tác với 189 quốc gia, trong đó 17 nước đối tác chiến lược và 13 nước đối tác toàn diện; có quan hệ kinh tế với hơn 230 nền kinh tế, đã ký 15 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các FTA thế hệ mới.” [3] cùng với đó là hơn 40 tỉ USD từ vốn đầu tư nước ngoài.
- Tiếp đó, nước ta có Đảng lãnh đạo với bản lĩnh chính trị kiến định, giàu kinh nghiệm và có đổi mới trong đường lối, chủ trương thực tiễn và được nhân dân ủng hộ.
- Hơn nữa, tình yêu nước, sự đoàn kết và lòng tin vào Đảng và Nhà nước của nhân dân ta cùng với sự năng động, chủ động và sáng tạo trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng là một điểm vô cùng đáng nhắc tới.
- Điểm cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là lòng trung thành của lực lượng vũ trang với Đảng và chính quyền, sẵn sàng cống hiến cho Tổ Quốc.
Có thể nói, giữ vững an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiên lên chủ nghĩa xã hội là điều hoàn toàn khả thi với những thuận lợi, cơ hội mà nước ta đang có.
22
4.2. Khó khăn, thách thức
- Trên con đường giữ vững an ninh trật tự, những thách thức lớn nhất của ta chính là những nguy cơ sau: tăng sự tụt hậu kinh tế với các quốc gia trong khu vực và thế giới; "diễn biến hoà bình"; nạn quan liêu và tham nhũng trong nước; lệch khỏi con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Kế tiếp là những nguy cơ tiềm ẩn từ những điểm thiếu sót trong công cuộc xây dựng hệ thống chính trị, Đảng, và những mâu thuẫn, những bức xúc trong xã hội và quần chúng nhân dân, cũng như các vấn đề kinh tế không được giải quyết kịp thời.
- Cuối cùng là những tác động của thế lực thù địch, bè lũ phản động với các hành vi xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ và những mưu đồ lợi dụng dân chủ, nhân quyền và “diễn biến hòa bình” để bạo loạn, tác động tiêu cực vào nội bộ nước ta.