Bài học rút ra về quản lý TSC cho các cơ quan thuộc UBND Quận Tây Hồ

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản lý công sở công sản đề tài hoàn thiện công tác quản lý mua sắm tài sản công tại UBND quận tây hồ (Trang 25 - 30)

- Kinh nghiệm quản lý TSC của một số địa phương ở Việt Nam

3.4 Bài học rút ra về quản lý TSC cho các cơ quan thuộc UBND Quận Tây Hồ

UBND Quận Tây Hồ

Một là, thống nhất về cơ chế, chính sách, chế độ quản lý đồng thời phải có cơ chế, chính sách, chế độ quản lý, sử dụng đối với những tài sản có tính đặc thù, đối với một số ban ngành, địa phương, nâng cao hiệu quả việc quản lý TSC là vấn đề rất cần thiết. Nhờ có hệ thống pháp luật đã tạo ra cơ sở pháp lý để cơ quan quản lý TSC giám sát, kiểm tra các cơ quan, đơn vị sử dụng TSC, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị sử dụng TSC, thực hiện việc quản lý và sử dụng theo tiêu chuẩn định mức để công tác quản lý thống nhất, đồng thời áp dụng tiêu chuẩn định mức sử dụng từng loại tài sản cho từng đối tượng sử dụng.

Hai là, về nguyên tắc hiệu quả, công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng TSC. Theo nguyên tắc này mọi quyết định đầu tư xây dựng mua sắm, sử dụng, khai thác và thanh lý TSC phải đảm bảo tính hiệu quả với ý thức tiết kiệm, công tâm, đồng thời phải thực hiện theo cơ chế đấu thầu, đấu giá, phải công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Đây là cơ chế quản lý hiệu quả để xác định kết quả công việc và cơ chế này sẽ khiến những người được giao trách nhiệm quản lý tài sản phải đưa ra các quyết định đúng đắn trong việc quản lý, sử dụng và xử lý tài sản

Ba là, về phân cấp trong quản lý TSC: Nhìn chung, tại các quận đều giao quyền quản lý TSC cho các cấp chính quyền, các cơ quan, đơn vị

21

.Qu ậ n T ây Hồ cũng vậy, phân cấp quản lý TSC để đảm bảo việc quản lý tài sản công phù hợp với đặc điểm của TSC đồng thời cũng được xuất phát từ phân cấp trách nhiệm, quyền hạn quản lý kinh tế: quyền quyết định đầu tư xây dựng mới, mua sắm, xử lý TSC được phân cấp cho các cấp chính quyền, các cơ quan, đơn vị, bởi vì họ là người biết rõ nhất họ cần tài sản gì, có nên tiếp tục sử dụng tài sản đó hay không, có nên sửa chữa hay thanh lý tài sản, tránh hiện tượng mạnh ai người đó trang bị tùy theo

ý muốn của mình, tùy thuộc vào khả năng kinh phí của đơn vị; tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản còn là thước đo đánh giá mức độ sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài sản công của từng đơn vị.

Bốn là, quản lý tài sản công phải gắn với quản lý ngân sách nhà nước. Xuất phát từ “Tài sản công là tài sản được hình thành từ ngân sách nhà nước….” và mọi chi phí trong quá trình sử dụng tài sản đều do ngân sách nhà nước đảm bảo (trừ một số trường hợp cá biệt) do đó, việc quản lý tài sản công phải gắn với quản lý ngân sách nhà nước, hay nói một cách khác là quản lý tài sản công là quản lý ngân sách nhà nước đã được chuyển hóa thành hiện vật - tài sản, vì vậy, chính sách, chế độ quản lý, định mức, tiêu chuẩn sử dụng tài sản công phải phù hợp với qui định về quản lý ngân sách nhà nước, việc trang bị tài sản công cho các cơ quan nhà nước phải phù hợp với khả năng của ngân sách và được lập dự toán, chấp hành dự toán theo qui định của pháp luật về ngân sách của quận đã được Hội đồng nhân dân quận thông qua.

22

KẾT LUẬN

Hoàn thiện công tác quản lý mua sắm tài sản công là một trong những nội dung quan trọng trong việc quản lý tài sản công. Hiệu quả của việc quản lý là thước đo hiệu quả quản lý kinh tế và quản lý nhà nước nói chung. Đề tài hoàn thiện công tác quản lý mua sắm tài sản công có ý nghĩa thực tiễn cao trong quá trình cả nước ta đang thực hiện Nghị quyết 11/NQ- CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội

Tiểu luận đã tổng hợp có hệ thống lý thuyết chung về quản lý tài sản công, quản lý mua sắm tài sản công. Bằng phương pháp so sánh những quy định chung của cơ quan nhà nước với thực tế vận dụng luật, văn bản dưới luật về quản lý, sử dụng tài sản công, luật ngân sách nhà nước và văn bản dưới luật vào từng địa phương, vào cơ quan, đơn vị.

Tiểu luận đã tổng kết và đưa ra những nguyên tắc chung, những vấn đề cần quan tâm khi mua sắm, khi quản lý, sử dụng tài sản công.

Trên cơ sở những lý luận cơ bản này, tiểu luận phân tích đánh giá thực trạng quản lý mua sắm tài sản công tại UBND Quận Tây Hồ , từ đó rút ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân gây nên những tồn tại. Qua đó, tiểu luận xác định mục tiêu quản lý mua sắm tài sản công của quận và những giải pháp thực hiện quản lý mua sắm tài sản công, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và quản lý mua sắm tài sản công tại UBND Quận Tây Hồ.

Những giải pháp tổng thể chung có tính cơ bản như xây dựng định mức hợp lý; tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản công; nâng cao nhận thức về quản lý mua sắm tài sản công; xây dựng nếp sống văn hoá quản lý mua sắm tài sản công và hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý,

23

sử dụng tài sản công cũng được trình bày và phân tích chi tiết cùng biện pháp thực hiện.

24

Nhận thức rõ vai trò của tài sản công trong đời sống an sinh xã hội, trong việc phục vụ công tác của cơ quan, đơn vị nhà nước, cùng với sự quan tâm của Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương về ban hành Luật quản lý sử dụng, tài sản nhà nước, các Quyết định của Thủ tướng Chính phú, các Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Bộ, ngành và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của UBND ở đia phương thì việc quản lý, sử dụng tài sản công nói chung và việc quản lý mua sắm tài sản công nói riêng sẽ đi vào cuộc sống và góp phần khắc phục những yếu kém trong quản lý trước đây và những hạn chế hiện nay.

Do đó, với đề tài "Hoàn thiện công tác quản lý mua sắm tài sản công tại UBND Quận Tây Hồ " tôi hy vọng sẽ đã đáp ứng một phần yêu cầu bức xúc thực tiễn về quản lý, sử dụng tài sản công tại UBND Quận Tây Hồ hiện nay, qua đó nhằm góp phần tích cực vào việc chống lãng phí tham ô và sử dụng tài sản công ngày càng hiệu quả hơn.

Tiểu luận kỳ vọng sẽ tiếp tục nhận được nhiều sự quan tâm chia sẻ của quý thầy cô, sự góp ý một cách nghiêm túc của các độc giả, và của các cơ quan, đơn vị nhà nước tại UBND Quận Tây Hồ nhằm góp một phần vào công tác quản lý, sử dụng tài sản nhà nước hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất, và giảm một phần lo lắng của lãnh đạo trung ương, của địa phương, của người dân trong việc quản lý, sử dụng tài nhà nước hiện nay nhằm mục tiêu phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước .

25

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản lý công sở công sản đề tài hoàn thiện công tác quản lý mua sắm tài sản công tại UBND quận tây hồ (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w