môitrường củ a các nhà trường
3.1. Trách nhiệ m của nhà trường
- Tổ chức học tập, nghiên cứu và tuyên truyền giáo dục cho cán bộ, giảng viên và sinh viên tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường và phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn như ngành Tài nguyên và Môi trường, Công an (Cảnh sát môi trường), Thông tin truyền thông,… tổ chức các buổi tuyên truyền, tọa đàm trao đổi, các cuộc thi tìm hiểu về bảo vệ môi trường và phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Tham gia tích cực và hưởng ứng các chương trình, hành động về bảo vệ môi trường do Nhà nước, các Bộ ngành phát động;
- Xây dựng các phong trào bảo vệ môi trường như: “Vì môi trường xanh - sạch - đẹp”, “Phòng, chống rác thải nhựa”,… và tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường và pháp luật về bảo vệ môi trường trong nhà trường.
- Xây dựng đội tình nguyện vì môi trường, thành lập các câu lạc bộ vì môi trường và tiến hành thu gom, xử lý chất thải theo quy định (rác thải, nước thải,…).
3.2. Trách nhiệm của sinh vi nế
- Nắm vững các quy định của pháp luật phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Xây dựng ý thức trách nhiệm trong các hoạt động bảo vệ môi trường như sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn tài nguyên (nước, năng lượng, …);
- Tham ra tích cực trong các phong trào về bảo vệ môi trường. - Xây dựng văn hóa ứng xử, ý thức thức trách nhiệm với môi trường như sống thân thiện với môi trường xung quanh; tích cực trồng cây xanh; hạn chế sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân để bảo vệ môi trường không khí; tham gia thu gom rác thải tại nơi sinh sống và học tập.
KỀỐT LUẬ N
Một trong những công cụ quan trọng trong việc bảo vệ môi trường luôn được Đảng và Nhà nước ta coi trọng là thực hiện phòng, chống vi phạmpháp luật về bảo vệ môi trường. Định hướng xây dựng, hoàn thiện pháp luật về môi trường được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế bền vững, thực hiện tốt các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Việc nghiên cứu đề tài “Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường” đã hệ thống hóa và bổ sung lý luận về pháp luật bảo vệ môi
trường Việt Nam, phản ánh thực trạng phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường những năm gần đây. Đồng thời, bài tiểu luận còn đưa ra một số quan điểm và những giải pháp chủ yếu để hoàn thiện công cuộc phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Hồng (2001), Nhận thức chung đối với tội phạm về môi trường và
một số vấn đề liên quan, Tạp chí Khoa học Pháp lý số 4.
2. Phạm Văn Lợi (2004), Tội phạm về môi trường: Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Lê Vương Long (2003), Một số vấn đề hoàn thiện pháp luật về xử
phạt vi phạm hành chính, Đặc san về xử lý VPHC, Tạp chí Luật học - Trường
Đại học Luật Hà Nội, (tháng 9/2003)
4. https://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/120/311
5.http://csnd.vn/Home/Nghien-cuu-Trao-doi/936/Thuc-trang-va-giai- phap-phong-chong-vi-pham-phap-luat-ve-bao-ve-moi-truong-trong-linh-vuc- chan-nuoi-tap-trung