Đánh giá mức độ rủi ro tài chính

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CTCP vận tải ĐƯỜNG sắt hà nội và CTCP DU LỊCH DỊCH vụ hà nội THÔNG QUA báo cáo tài CHÍNH QUÝ 2 năm 2021 ĐÁNH GIÁ, SO SÁNH mức độ rủi RO tín DỤNG của HAI CÔNG TY (Trang 27)

Các tỷ số thể hiện khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội đều thấp, cho thấy Công ty không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn với lượng tài sản ngắn hạn hiện có. Điều này có thể gây ra rủi ro tín dụng đối với các bên cho vay hoặc cấp tín dụng do không thể thu hồi khoản nợ.

Tỷ lệ nợ so với các nguồn vốn của Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội đang rất cao. Với tổng dư nợ chiếm 69,6% tổng nguồn vốn, Công ty đang chiếm dụng và hoạt động phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn vay bên ngoài, thiếu sự chủ động trong cơ cấu vốn khi không huy động được các nguồn đầu tư, góp vốn thông qua cổ phiếu.

18

3.2. Công ty Cổ phần Du lịch Dịch vụ Hà Nội3.2.1. Đánh giá cơ cấu tài sản, nguồn vốn 3.2.1. Đánh giá cơ cấu tài sản, nguồn vốn

3.2.1.1. Đánh giá c ơcấấu tài sản

Giá trị tài sản ngắn hạn và dài hạn của Công ty Cổ phần Du lịch Dịch vụ Hà Nội có cơ cấu khá đồng đều: tài sản ngắn hạn chiếm 53,19% và tài sản dài hạn chiếm 46,81% tổng tài sản (theo số liệu báo cáo tính đến ngày 30/06/2021). Đầu tư ngắn hạn là khoản mục có giá trị cao nhất trong cơ cấu tài sản của Công ty với giá trị tuyệt đối 371,3 tỷ đồng, chiếm 41,33% tổng tài sản và 77,7% tài sản ngắn hạn. Điều này cho thấy trong bối hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, ngành nghề chính của Công ty, đang gặp nhiều hạn chế do bối cảnh kinh tế - xã hội nhưng Công ty kiếm được thu nhập từ các khoản đầu tư ngắn hạn với mức độ rủi ro không quá cao.

3.2.1.2. Đánh giá c cấấuơ nguốồn vốấn

Theo giá trị lũy kế đến ngày 30/06/2021, tổng nguồn vốn của Công ty Cổ phần Du lịch Dịch vụ Hà Nội có 12,56% là các khoản nợ phải trả và 87,44% còn lại là nguồn vốn chủ sở hữu.

Giá trị nợ ngắn hạn lũy kế là 105 tỷ đồng chiếm 93% các khoản nợ nói chung mà chủ yếu trong đó là các khoản phải trả, không có các khoản vay và nợ thuê tài chính cho thấy Công ty hầu như không cần vay vốn từ bên ngoài để duy trì hoạt động kinh doanh.

3.2.2. Đánh giá biến động thu nhập

Mặc dù hầu hết các khoản mục thể hiện kết quả kinh doanh lũy kế 6 tháng đầu năm 2021 của Công ty Cổ phần Du lịch Dịch vụ Hà Nội đều giảm so với cùng kỳ năm 2020 nhưng Công ty hiện vẫn đang làm ăn có lãi và lợi nhuận sau thuế đạt gần 14 tỷ.

Doanh thu tài chính và lợi nhuận khác sụt giảm mạnh là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận sau thuế lũy kế đến ngày 30/06/2021 của Công ty giảm 78,67% mặc dù doanh thu thuần từ bán hàng hóa và dịch vụ chỉ giảm 1,93%. Có thể thấy, trong bối cảnh thị trường tương đối bất lợi đối với ngành kinh doanh dịch vụ du lịch nhưng hoạt động ngành nghề chính của Công ty vẫn tương đối ổn định. Các hoạt động tài chính và hoạt động khác của Công ty hiện đang mang lại nguồn thu khá thất thường, không có tính ổn định lâu dài cao.

19

3.2.3. Đánh giá khả năng sinh lời

Biên lợi nhuận gộp của Công ty Cổ phần Du lịch Dịch vụ Hà Nội tính đến ngày 30/06/2021 là 42,7% cho thấy với mỗi 1 đồng doanh thu, Công ty có được 0,427 đồng lợi nhuận gộp. Đây là mức biên lợi nhuận tương đối tốt, chứng tỏ Công ty đang kiểm soát chi phí giá vốn hàng bán khá hiệu quả.

Chỉ số ROS của Công ty Cổ phần Du lịch Dịch vụ Hà Nội tính đến ngày 30/06/2021 là 47,5% cho thấy với mỗi 1 đồng doanh thu, Công ty có được 0,475 đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ số này khá cao và cao hơn biên lợi nhuận gộp cho thấy Công ty đang quản trị tốt các chi phí phục vụ hoạt động kinh doanh và quản lý doanh nghiệp; ngoài thu nhập từ hoạt động kinh doanh chính, Công ty còn có được các khoản thu nhập khá đáng kể từ các hoạt động khác. Các chỉ số ROA, ROE của CTCP Du lịch Dịch vụ Hà Nội khá thấp, chỉ đạt khoảng 1,5% ~ 1,8% cho thấy Công ty vẫn chưa phát huy được tiềm năng các nguồn lực hiện có trong cơ cấu của mình.

3.2.4. Đánh giá mức độ rủi ro tài chính

Theo báo cáo tài chính giữa niên độ 2021, các tỷ số thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty Cổ phần Du lịch Dịch vụ Hà Nội đều cao trên 400% (Tỷ số khả năng thanh toán nhanh là 437% và tỷ số khả năng thanh toán hiện hành là 454%) cho thấy Công ty hoàn toàn đủ khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn mà vẫn còn nguồn tài chính cho các hoạt động kinh doanh.

Cơ cấu nợ so với vốn của Công ty Cổ phần Du lịch Dịch vụ Hà Nội hiện tại tương đối an toàn khi tổng dư nợ chỉ chiếm 12,6% tổng nguồn vốn Công ty.

20

Chươ ng IV: Phân tch m c đ r i ro tn dng 4.1. Đo lường rủi ro tín dụng bằng mô hình điểm số Z

4.1.1. Công cụ đánh giá Mô hình điểm số Z

Mô hình điểm số Z là hệ số nguy cơ phá sản được đưa ra năm 1968 bởi giáo sư EdWard I.Altman, Trường Kinh doanh Leonard N.Stern, thuộc Trường Đại học New York.

Hệ số này dùng để dự đoán khả năng phá sản hay khả năng vỡ nợ của một công ty trong 2 năm sắp tới. Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay.

Ở Hoa Kỳ, chỉ số mô hình điểm số Z đã dự đoán tương đối chính xác tình hình phá sản của các doanh nghiệp trong tương lai gần. Có khoảng 95% doanh nghiệp phá sản được dự báo nhờ mô hình điểm số Z trước ngày sập tiệm một năm, nhưng tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 74% cho những dự báo trong vòng 2 năm.

Với điểm số Z bằng 0 tương đương với xác suất phá sản là 50%.

4.1.2. Công thức tính điểm số Z

Ta có các đại lượng sau:

Từ đó, điểm số Z được tính như sau:

Z = a1X1 + a2X2 + a3X3 + a4X4 + a5X5

21

4.1.3. Đặc của điểm số Z và các trọng số

Z có quan hệ tỷ lệ nghịch với khả năng phá sản của doanh nghiệp.

Các giá trị trọng số không cố định mà có sự thay đổi phụ thuộc vào công ty thuộc ngành nghề sản xuất hay dịch vụ, đã cổ phần hóa hay chưa.

4.1.4. Mô hình điểm số Z đối với các loại doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hóa, ngành sản xuất:

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + 0.999X5

Nếu Z > 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.

Nếu 1,8 < Z < 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vung cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.

Nếu Z < 1,8: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, có nguy cơ phá sản cao.

Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hóa, ngành sản xuất

Z’ = 0,717X1 + 0,847X2 + 3,107X3 + 0,42X4 + 0,998X5

Nếu Z’ > 2,9: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. Nếu 1,23 < Z’ < 2,9: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.

Nếu Z’ < 1,23: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, có nguy cơ phá sản cao.

Đối với các doanh nghiệp khác

Z’’ = 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4

Nếu Z” > 2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản Nếu 1,2 < Z” < 2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.

Nếu Z” < 1,2: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, có nguy cơ phá sản cao.

22

23

4.2. Mức độ rủi ro tín dụng của Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội theo Mô hình điểm số Z Hà Nội theo Mô hình điểm số Z

Vì Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội là doanh nghiệp thuộc ngành Công nghiệp nên sẽ áp dụng mô hình Z” để đo lường mức độ rủi ro tài chính:

Bảng kết quả đánh giá điểm số Z” của CTCP Vận tải đường sắt Hà Nội

ST T

1 Tổng tài sản

2 Tài sản dài hạn

3 Đầu tư dài hạn

4 Tài sản lưu động và đầu tư dài hạn = (1) - (2) + (3) 1.513.772.169.583 1.189.351.405.258 753.000.000 325.173.764.325 5 Nợ ngắn hạn 6 Vốn lưu động ròng = (4) - (5) 7 Lợi nhuận giữ lại

8 Lợi nhuận trước thuế 9 Chi phí lãi vay

10 Lợi nhuận trước lãi vay và thuế = (8) + (9)

11 Số lượng cổ phiếu

12 Giá của 1 cổ phiếu phổ thông

13 Giá thị trường của vốn cổ phần = (11) * (12)

14 Giá trị sổ sách của nợ

Kết quả đánh giá theo mô hình Z”

X1 = (6) / (1) X2 = (7) / (1) X3 = (10) / (1) X4 = (13) / (14) Z” = 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4 24

4.3. Mức độ rủi ro tín dụng của Công ty Cổ phần Du lịch Dịch vụ Hà Nội theo Mô hình điểm số Z Nội theo Mô hình điểm số Z

Vì Công ty Cổ phần Du lịch Dịch vụ Hà Nội là doanh nghiệp thuộc ngành Dịch vụ nên sẽ áp dụng mô hình Z” để đo lường mức độ rủi ro tài chính:

Bảng kết quả đánh giá điểm số Z” của CTCP Du lịch Dịch vụ Hà Nội

ST

Chỉ tiêu T

1 Tổng tài sản 2 Tài sản cố định

3 Các khoản phải thu dài hạn 4 Tài sản dài hạn khác

5 Tài sản lưu động và đầu tư dài hạn = (1) - (2) - (3) - (4) 6 7 8 9 10 11 12 13 Nợ ngắn hạn Vốn lưu động ròng = (5) - (6) Lợi nhuận giữ lại

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Số lượng cổ phiếu

Giá của 1 cổ phiếu phổ thông Giá thị trường của vốn cổ phần = (9) * (10) Giá trị sổ sách của nợ 105.218.434.533 785.921.148.234 13.891.941.771 17.478.915.629 74.800.000 10.000 748.000.000.000 112.855.986.434

Kết quả đánh giá theo mô hình Z”

X1 = (7)/(1) X2 = (8)/(1) X3 = (9)/(1) X4 = (12)/(13) Z” = 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4 25

Chươ ng V: Kềốt lu n và khuyềốn ngh cho vay

5.1. Đánh giá, so sánh mức độ rủi ro tín dụng giữa CTCP Vận tải đường sắt Hà Nội và CTCP Du lịch Dịch vụ Hà Nội đường sắt Hà Nội và CTCP Du lịch Dịch vụ Hà Nội

Từ các kết quả đã tính toán theo Mô hình điểm số Z” của Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội và Công ty Cổ phần Du lịch Dịch vụ Hà Nội, ta có thể nhận thấy:

- Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội có điểm số Z” = 0,139. Điểm số Z” này nhỏ hơn hơn 1,2 cho thấy Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội đang nằm trong vùng nguy hiểm, có nguy cơ phá sản cao.

- Công ty Cổ phần Du lịch Dịch vụ Hà Nội có điểm số Z” = 12,879. Điểm số Z” này lớn hơn 2,6 cho thấy Công ty Cổ phần Du lịch Dịch vụ Hà Nội đang nằm trong vùng an toàn, không có nguy cơ phá sản.

Xem xét mức độ rủi ro tín dụng từ cơ cấu vốn của Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội và Công ty Cổ phần Du lịch Dịch vụ Hà Nội, ta có thể đánh giá như sau:

- Tổng dư nợ của Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội chiếm 69,6% tổng nguồn vốn cho thấy hiện nay Công ty này đang hoạt động chủ yếu dựa vào các nguồn vốn vay bên ngoài. Trong tình hình hoạt động báo lỗ nhiều quý liền như hiện nay, sự chủ động về vốn của CTCP Vận tải đường sắt Hà Nội là rất thấp nên độ an toàn tín dụng thấp.

- Tổng dư nợ của Công ty Cổ phần Du lịch Dịch vụ Hà Nội chỉ chiếm 12,6% tổng nguồn vốn cho thấy Công ty đang hoạt động dựa vào nguồn vốn góp đến từ các cổ đông sở hữu là chính. Cơ cấu vốn này đem đến sự chủ động trong chính sách hoạt động cũng như tài chính, tín dụng của công ty nên mức độ rủi ro tín dụng nếu vay vốn là không cao.

Xem xét mức độ rủi ro tín dụng từ khả năng thanh toán nợ (tính thanh khoản) của Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội và Công ty Cổ phần Du lịch Dịch vụ Hà Nội, ta thấy rằng:

- Các tỷ số thể hiện khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội tính đến ngày 30/06/2021 đều thấp dưới 100%, đặc biệt, tỷ số khả năng thanh toán nhanh chỉ đạt 1,3%. Theo các thông tin từ báo cáo tài chính được công bố, tài sản ngắn hạn và tài sản ngắn hạn

26

có tính thanh khoản cao của Công ty hiện tại hoàn toàn không đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

- Công ty Cổ phần Du lịch Dịch vụ Hà Nội có các tỷ số thể hiện khả năng thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh đều cao trên 400%. Giá trị của các chỉ số ấy cho thấy Công ty hoàn toàn đủ khả năng thanh toán mọi khoản nợ ngắn hạn đang có mà vẫn còn nguồn tài chính để thực hiện các hoạt động kinh doanh.

5.2. Khuyến nghị về việc cho vay

Tính đến ngày 30/06/2021, Công ty Cổ phần Du lịch Dịch vụ Hà Nội không có nguy cơ phá sản, có kết quả kinh doanh tốt và cơ cấu nguồn vốn chủ động trong khi Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội đang có nguy cơ phá sản cao, thua lỗ liên tục nhiều quý và vay nợ bên ngoài rất nhiều để hoạt động. So sánh hai công ty với những thông tin và những tiêu chí nêu trên, đứng trên cương vị là người có thẩm quyền cấp tín dụng, Công ty Cổ phần Du lịch Dịch vụ Hà Nội sẽ được lựa chọn để phê duyệt cấp tín dụng hoặc cho vay vốn vì đây là đối tượng có mức độ an toàn tín dụng cao hơn hẳn.

27

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CTCP vận tải ĐƯỜNG sắt hà nội và CTCP DU LỊCH DỊCH vụ hà nội THÔNG QUA báo cáo tài CHÍNH QUÝ 2 năm 2021 ĐÁNH GIÁ, SO SÁNH mức độ rủi RO tín DỤNG của HAI CÔNG TY (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w