Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn tại trại bằng thuốc và vắc xin

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng, trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại Ngô Thị Hồng Gấm - Lương Sơn - Hòa Bình. (Trang 44)

Công tác tiêm phòng luôn được cơ sở đặt lên hàng đầu. Đây là khâu rất quan trọng trong quy trình kỹ thuật, là biện pháp tích cực và bắt buộc để tránh những rủi ro lớn thiệt hại về kinh tế và tránh lây lan dịch bệnh.

Tại cơ sở chăn nuôi công tác phòng bệnh luôn được kiểm soát chặt chẽ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất xảy ra dịch bệnh. Chính vì vậy ở trại chăn nuôi công tác phòng bệnh được ưu tiên hàng đầu, kết quả phòng bệnh cho đàn lợn được thể hiện ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Kết quả phòng bệnh bằng thuốc và vắc xin cho đàn lợn con Thời điểm phòng (ngày tuổi) Tên vắc xin )Số con cần thực hiện (con) Số con trực tiếp thực hiện (con) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ an toàn (%) 2 NOVA Fe - B12 phòng bệnh thiếu máu 4.233 4.194 99,07 100 3 - 5 Cầu trùng 4.233 4.088 96,57 100 10 - 14 Vắc xin Mycoplasma 4.233 3.943 93,14 100 16 - 18 Vắc xin Crico 4.233 3.940 93,07 100 Qua bảng 4.5 cho thấy phòng bệnh cho lợn con không chỉ làm tốt công tác vệ sinh mà còn phải tiêm phòng vắc xin đầy đủ trong từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của lợn con. Để đề phòng các bệnh xảy ra đối với lợn con và để duy trì công tác sản xuất kinh tế, thì lợn con được chăm sóc và nuôi dưỡng tại trại đều được tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ, 3 ngày sau khi đẻ lợn con được cho uống diacoxin 5% và được tiêm sắt phòng bệnh thiếu sắt.

Từ 3 - 5 ngày tuổi cho lợn con uống thuốc cầu trùng phòng bệnh cầu trùng. Lợn con từ 10 - 14 ngày tuổi sẽ được tiêm vắc xin Mycoplasma phòng bệnh suyễn lợn và từ 16 - 18 ngày tiêm vắc xin circo. Tất cả lợn con đều được tiêm phòng và đạt tỷ lệ an toàn 100%.

Sử dụng vắc xin đủ liều, đúng đường, đúng vị trí, đúng lịch vì mỗi loại vắc xin đều có đặc thù riêng, hiệu quả và thời gian miễn dịch khác nhau. Nếu sử dụng không đúng kỹ thuật, sai thời điểm sẽ làm mất đi hoạt tính của vắc xin.

Trong quá trình thực hiện làm vắc xin do có sự giúp đỡ của kỹ sư và công nhân trại, nên đây là số lượng lợn con em trực tiếp làm.

4.3. Kết quả chẩn đoán và điều trị cho lợn tại trại

4.3.1. Công tác chẩn đoán bệnh trên đàn lợn

Dựa vào triệu chứng lâm sàng điển hình của từng bệnh, em cùng kỹ sự trại đã chẩn đoán đàn lợn mắc các bệnh sau và kết quả chẩn đoán bệnh cho đàn lợn được thể hiện qua bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quả chẩn đoán bệnh cho đàn lợn

Tên bệnh Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) 1.Bệnh lợn nái sinh sản Hội chứng khó đẻ 348 6 7 1,72 Viêm tử cung 348 9 2,58 Viêm vú 348 12 3,44 2. Bệnh lợn con Viêm phổi 4.233 421 9,94 Viêm khớp 4.2334.093 62 1,46

Hội chứng tiêu chảy lợn con 4.2334.093 975 23,03

Điều chỉnh lại số liệu số lợn theo dõi, tính lại tỷ lệ % rồi phân tích kết quả theo số liệu.

Qua bảng 4.6 cho ta thấy được kết quả chuẩn đoán:

- Đối với bệnh lợn nái: Trong tổng số 348 con theo dõi có 9 con mắc bệnh viêm tử cung, 12 con mắc bệnh viêm vú, 6 con mắc hội chứng khó đẻ. Chiếm cao nhất là bệnh viêm vú với tỷ lệ 3,44%, nguyên nhân do vệ sinh vú không sạch và trong quá trình nuôi con, lợn con bú làm xước bầu vú gây viêm, bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ 2,58%, nguyên nhân trong quá trình đẻ không vệ sinh sạch tử cung, quá trình đẻ phải can thiệp bằng tay đã dẫn đến

viêm nhiễm, hội chứng khó đẻ chiếm ,1,72%, nguyên nhân khó đẻ là do những con đẻ lứa đầu, số lợn con ít nên thai to hoặc do lợn mẹ trong quá trình mang thai quá béo, ít vận động làm ảnh hưởng đến quá trình đẻ.

- Đối với bệnh lợn con: Trong 4.233 con theo dõi có 421 con mắc bệnh viêm phổi chiếm tỷ lệ 9,94% , 62 con mắc bệnh viêm khớp chiếm tỷ lệ 1,64%, và 975 con mắc bệnh hội chứng tiêu chảy chiếm tỷ lệ 23,03% , nguyên nhân do thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ, độ ẩm không ổn định làm cho vi khuẩn E.coli phát triển mạnh, bên cạnh đó việc vệ sinh chuồng không sạch sẽ và điều trị không đúng liều lượng làm bệnh tiến triển nhanh.

4.3.2. Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn.

Sau khi chẩn đoán được đàn lợn bị bệnh, em và kỹ sư trại, công nhân trong trại đã kịp thời tiến hành điều trị cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con. Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn được thể hiện ở bảng 4.7 và bảng 4.8.

Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản

STT Tên bệnh Thuốc điều trị Số lợn điều trị (con) Số lợn khỏi bệnh (con) Tỷ lệ khỏi (%) 1 Viêm tử cung Pendistrep Hitamox LA Oxytocin 9 8 88,88 2 Viêm vú Anazin-c Hitamox LA 12 10 83,33 3 Hội trứng khó đẻ Ampicillin VitaminB1, B.complex 6 7 6 10085,71

Qua bảng 4.7 số lợn mặc viêm tử cung và viêm vú có tỷ lệnh được điều trị khỏi là 8 nái trong tổng 9 nái mắc bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ 88,88% và nái trong tổng số 12 nái mắc bệnh bệnh viêm vú chiếm 83,33%, hội trứng đẻ khó điều trị khỏi là 6 nái trong tông số 6 con mắc chiếm tỷ lệ 100% Tỷ lệ khỏi cao là do đội ngũ công nhân thực hiện đúng pháp đồ điều trị và phòng điều trị bệnh qua bảng 4.8.

Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn con tại trại.

STT Tên bệnh Thuốc điều trị

Số lợn con điều trị (con) Số lợn con khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%)

1 Viêm phổi Tylosine hoặc

Dexa 421 418 99,28 2 Viêm khớp Pendistrep LA 62 61 98,38 3 Hội chứng tiêu chảy Ceftocil hoặc Norflox 975 955 97,94

Qua bảng 4.8 số lượng lợn con mắc hội chứng tiêu chảy cao nhất là 975 con, tỷ lệ khỏi chiếm 97,94%. Lợn con mắc viêm phổi đã được điều trị là 421 con và sau điều trị khỏi 418 con, chiếm tỷ lệ 99,28%. Số lợn con mắc viêm khớp điều trị khỏi là 61 con trên tổng số 62 con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 98,38%. Kết quả điều trị ở 2 bệnh, viêm phổi, viêm khớp khá cao do công tác thú y tại trại cùng với việc chẩn đoán điều trị kịp thời nên đã khắc phục tốt, còn ở bệnh phân trắng lợn con có tỷ lệ chữa khỏi thấp hơn là do công tác điều trị và công tác vệ sinh chưa đúng cách dẫn đến tỷ lệ khỏi không cao. Các con không chữa khỏi trại đã đem đi tiêu hủy ở bể hủy lợn chết.

4.5. Kết quả các công tác khác

Ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và tiến hành thực hiện chuyên đề, em còn tham gia một số công việc được thể hiện qua bảng 4.9.

Bảng 4.9. Kết quả một số công tác khác

STT

Nội dung công việc Số lợn thực hiện (con) Số lợn trực tiếp thực hiện (9con) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ an toàn (%) 1 Đỡ đẻ lợn 348 315 90,51 100 2 Cắt đuôi lợn 4.233 1.985 46,89 100 3 Tiêm sắt, bấm số tai 4.233 1.985 46,89 100 4 Mài nanh 4.233 1.890 44,64 100 5 Thiến lợn đực 675 675 100 100 6 Mổ Héc ni 42 42 100 100 7 Xuất lợn con 350 350 100 100 Tính tỷ lệ % kết quả thực hiện

Kết quả bảng 4.9 cho thấy em đã hoàn thành tốt việc bấm số tai, cắt đuôi cho lợn con tại trại. Không có tai nạn nào xảy ra trong quá trình thực hiện. Do quy mô trại lớn nên thường sẽ có 2 người đi làm kỹ thuật trên lợn con, 1 người mài nanh và tiêm sắt, cho uống amoxicol, 1 người bấm tai và cắt đuôi nên việc mài nanh cho lợn con em ít khi thực hiện. Do tình tình hình lợn con con mắc Héc ni ít nên công tác thực hiện mổ Héc ni ít.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết luận

Qua 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại trại lợn Ngô Thị Hồng Gấm - Lương Sơn - Hòa Bình, với đề tài: “Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại Ngô Thị Hồng Gấm, Huyện Lương Sơn, Hòa Bình. Em có một số kết luận

về trại như sau:

1. Về hiệu quả chăn nuôi của trại:

Trại lợn Ngô Thị Hồng Gấm có hiệu quả chăn nuôi khá tốt.

- Phần lớn lợn nái của trại đẻ bình thường là 98,27%, số con đẻ khó phải can thiệp là 1,72%. Số con sơ sinh là con 4.233 con, số con sống đến 21 ngày là 4.093 con, số lợn con cai sữa là 96,69 %,

2. Về công tác thú y của trại:

- Đàn lợn nái và lợn con nuôi tại trại được tiêm phòng đầy đủ, đạt tỷ lệ 100%. Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn của trại luôn được thực hiện nghiêm ngặt với sự giám sát chặt chẽ của kỹ thuật..

- Lợn nái của trại có tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung là 2,58%, viêm vú là 3,44%, hội chứng khó đẻ là 1,72% . Lợn con theo mẹ có tỷ lệ mắc bệnh hội chứng tiêu chảy 23,03% , và viêm khớp 1,46% .

Kết quả điều trị khỏi bệnh trên đàn lợn nái sinh sản: viêm tử cung đạt 88,88% và viêm vú đạt 83,33%, và hội chứng đẻ khó là 100% .

Kết quả điều trị khỏi bệnh trên đàn lợn con: Hội chứng tiêu chảy đạt 97,94%, viêm khớp đạt 98,38%, viêm phổi 99,28%.

Qua 6 tháng thực tập em đã được học hỏi được rất nhiều kiến thức chuyên môn, được làm quen các thao tác kỹ thuật trong chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ.

- Các công tác khác đã thực hiện là: Đỡ đẻ cho 315 lợn mẹ, cắt đuôi lợn con, bấm số tai, thiến lợn đực đều đạt tỷ an toàn 100%, mổ hecni đạt tỷ lệ 100%.

5.2. Đề nghị

- Trại lợn cần duy trì và làm tốt hơn nữa công tác vệ sinh thú y, sát trùng dụng cụ chăn nuôi, khu vực chuồng trại cũng như cả con người trước khi ra vào khu vực trại.

- Tăng cường chăm sóc quản lý tốt lợn con sơ sinh và lợn con theo mẹ, hạn chế thấp nhất tỷ lệ chết, mang lại kinh tế cao.

Hướng dẫn và kiểm tra công việc của công nhân để kịp thời điều chỉnh, vì đây là đối tượng tham gia trực tiếp vào công tác chăn nuôi, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh heo nái - heo con - heo thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Trần Thị Dân (2004), Sinh sản heo nái và sinh lý heo con, Nxb Nông nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh.

3. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Đoàn Kim Dung, Lê Thị Tài (2002), Phòng và trị bệnh lợn nái để sản xuất

lợn thịt siêu nạc xuất khẩu, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Đoàn Thị Kim Dung (2004), Sự biến động của một số vi khuẩn hiếu khí đường ruột, vai trò của E. coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con,

các phác đồ điều trị, Luận án tiến sỹ Nông Nghiệp, Hà Nội.

6. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Sinh sản

gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Nguyễn Chí Dũng (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn E.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại tỉnh Vĩnh Phúc và biện

pháp phòng trị, Luận án thạc sỹ khoa học Nông nghiệp.

8. Trần Đức Hạnh (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của Escherichia coli, Salmonella và Clostridium perfringens gây tiêu chảy ở lợn nái tại 3

tình phía Bắc và biện pháp phòng trị, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp.

9. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2002), Bệnh phổ biến

ở lợn và biện pháp phòng trị, tập II, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

10. Phạm Sỹ Lăng (2009), “Bệnh tiêu chảy do vi khuẩn ở lợn và biện pháp phòng trị”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập XVI (số 5).

11. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

12. Ngô Nhật Thắng (2006), Hướng dẫn chăn nuôi và phòng trị bệnh cho lợn, Nxb Lao động và xã hội, Hà Nội.

13 . Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),

Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

II. Tài liệu tiếng Anh

14 . Nagy B., Fekete PZS. (2005), “Enterotoxigenic Escherichia coli in veterinary medicine”, Int J Med Microbiol, pp. 295, pp. 443 - 454. 15 . Pierre Brouillet, Bernard Farouilt (2003), Điều trị viêm vú lâm sàng, Nxb

Nông nghiệp, Hà Nội.

III. Tài liệu Internet

16. Nguyễn Ánh Tuyết (2015), Bệnh viêm khớp trên lợn con,

http://nguoichannuoi.com/benh-viem-khop-tren-heo-confm471.html

17. Martineau G.P. (2011), Pospartum Dysglactia Syndrome in sows, <http://www.merck mauals.com>.

18. Shrestha, A.(2012), Mastitis, Metritis and Agalactia in sows, <http://www.slideshare.net>.

19. Arut Kidcha-orrapin (2006), MMA at farrowing: Guidelines for

monitoring and preventio n, <http://www.better pharma.com>, Ngày truy cập

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG THỜI GIAN THỰC TẬP

Hình 1. Khu chăn nuôi lợn và kho thuốc

Hình 4. Tiêm Fe cho lợn con Hình 5. Bấm số tai cho lợn con

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng, trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại Ngô Thị Hồng Gấm - Lương Sơn - Hòa Bình. (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)