Ta biết rằng điện sử dụng trong các cơ quan, công sở không phải là điện tiện phí
trong sinh hoạt gia đình mà là điện phục vụ cho sự làm việc, công tác của CBCNV trong cơ quan. Vì vậy, giải pháp kỹ thuật về tiết kiệm điện phải vừa đảm bảo tiết kiệm
điện có hiệu quả, lại vừa đảm bảo môi trường làm việc có hiệu quả của CBCNV trong cơ quan, công sở, các bước tiến hành như sau:
Khi tiến hành tiết kiệm điện việc đầu tiên là phải tổ chức kiểm tra nắm tình hình sử dụng điện trong toàn cơ quan hiện nay :
- Tình hình bố trí các trang thiết bị điện : đèn, quạt, vi tính, điều hòa nhiệt độ … ( hợp lý, không lãng phí theo tiêu chuẩn của đơn vị công tác ).
- Tình hình tận dụng ánh sáng tự nhiên và không khí mát tự nhiên.
- Tình hình sử dụng các trang thiết bị điện ( đèn, quạt, điều hòa nhiệt độ, máy photocopy, máy in, máy vi tính v.v… ) của cán bộ trong cơ quan.
- Tình hình mạng lưới điện trong toàn cơ quan : đoạn dây nào quá tải, đoạn dây nào cũ nát dò điện, các mối nối, tiếp xúc cầu dao, cầu dao xấu phát nóng gây tổn thất điện, để thay, để sửa.
Đánh giá tình hình sử dụng điện qua kiểm tra và đề ra giải pháp kỹ thuật tiết kiệm điện :
- Mở rộng hoặc mở thêm các cửa sổ và lắp kính kể cả trần ( nếu có thể ) để tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên.
- Thay tất cả bóng đèn tròn sợi đốt ( nếu có ) bằng đèn compact hoặc đèn ống huỳnh quang để tiết kiệm điện.
- Thay bóng đèn ống thế hệ cũ 40W, 20W bằng bóng đèn ống ( hoặc huỳnh quang ) thế hệ mới 36W, 18W và thay chấn lưu sắt từ bằng chấn lưu điện từ để tiết kiệm điện ( khi thay một chấn lưu sắt từ bằng chấn lưu điện từ của đèn 40W, ta tiết kiệm được mỗi giờ 4Wh và cho lưới điện 12,9Wh.
- Lắp máng, chảo chụp ở các đèn còn thiếu để tăng độ phản chiếu ánh sáng và điều chỉnh lắp đèn ở độ cao thích hợp để có độ phản chiếu ánh sáng cao. Thực hiện mỗi đèn một công tác đóng, mở.
- Thực hiện hai chế độ ánh sáng trong phòng : ánh sáng đi lại sinh hoạt và ánh sáng làm việc. Dùng đèn treo trên tường đủ ánh sáng đi lại cho sinh hoạt và
đèn bàn compact cho mỗi bàn làm việc của cán bộ ( chỉ bật khi làm việc ). Bố trí chiếu sáng này sẽ tiết kiệm được nhiều điện năng.
Ví dụ 1 : Một phòng làm việc 20m2, kê 4 bàn làm việc cho 4 cán bộ, vậy phải bố trí bao nhiêu bóng đèn theo tiêu chuẩn?
Áp dụng phương pháp công suất đơn vị P0 ( W/m2 ) để tìm số lượng bóng đèn cần trang bị. 0 P P S ( W/ m )
P0 – Công suất điện bóng đèn trên 1 đơn vị diện tích ( W/m2 ) S – Diện tích cần chiếu sáng ( m2 )
Theo bảng tính sẵn trong sổ tay kỹ thuật, P0 cho các văn phòng làm việc là P0=25 W/ m2
Vậy: P = P0.S = 25 x 20 = 500W
Nếu bố trí theo kiểu một chế độ ánh sáng ( vừa sinh hoạt vừa làm việc ) và dùng bóng đèn huỳnh quang 36W thì phải bố trí :
500 13,89 14 36 t d P N P bóng ( 14x36 = 504W )
Nếu bố trí kiểu hai chế độ ánh sáng thì : ba bóng đèn huỳnh quang 36W cho ánh sáng sinh hoạt, bốn bóng đèn compact cho ánh sáng làm việc mỗi bóng là 15W ( 15x4 = 60W ). Tổng công suất là 36x3+60 = 168W
So sánh hai cách bố trí ta tiết kiệm được hơn khi bố trí hai chế độ ánh sáng, và tiết kiệm được : 504 - 168 = 336W công suất đèn trong phòng.
- Ở các phòng có đặt máy điều hòa nhiệt độ cần : Củng cố lại độ kín của các cửa sổ.
Lắp bộ tự động đóng lại cho cửa ra vào.
Bố trí lại máy điều hòa nếu cần để lợi dụng tối đa luồng không khí mát bên ngoài.
Máy điều hòa nhiệt độ chỉ được đặt ở 25-27oC. Ở những phòng có lắp nhiều máy điều hòa nhiệt độ thì bật điện từng máy đặt ở nhiệt độ 25-27oC, nếu sau nửa giờ không khí trong phòng đạt ở 25-27oC thì thôi. Các dư thừa được tháo đi.
- Giảm 50% độ sáng của các hành lang, nhà vệ sinh và thay vào đó các đèn compact 9W.
- Mạng lưới điện cơ quan :
Thay các đoạn dây bị quá tải nếu có bằng dây có tiết diện lớn hơn. Thay các đoạn dây cũ nát, rò điện bằng dây mới cùng tiết diện.
Sủa chữa các mối nối, các chỗ tiếp xúc ở cầu dao, cầu trì, phích cắm bị phát nóng quá mức.
- Treo công tơ phụ cho từng phòng, ban trước khi tiến hành các biện pháp tiết kiệm để biết được mức tiêu thụ đến từng phòng ban trước và sau khi tiến hành các biện pháp tiết kiệm điện và sau này để giao chỉ tiêu điện năng tiêu thụ hàng tháng cho từng phòng ban.
Ví dụ 2 : Tổng cục dân số và kế hoạch hóa gia đình, tiêu thụ điện năng trung bình ngày là 9780 kWh. Trong đó cao điểm tiêu thụ 7200 kWh, trung bình tiêu thụ 760 kWh và thấp điểm tiêu thụ 1820 kWh. Các thiết bị điện sử dụng trong cơ quan hầu hết là các thiết bị thế hệ cũ, hiệu năng thấp, gây lãng phí trong sử dụng điện. Nhận thấy tiềm năng của việc đầu tư, xây dựng lại mô hình văn phòng làm việc, thay thế các thiết bị cũ, lạc hậu … sẽ cho hiệu quả lớn trong việc sử dụng điện năng tiết kiệm.
Biểu giá bán điện hiện tại của Tổng công ty điện lực Hà Nội như sau :
TT Hạng mục Giá điện (đ/ kWh ) Giờ áp dụng
1 Giờ bình thường 2320 4h-9h30; 11h30-17h; 20h-22h
2 Giờ cao điểm 3991 9h30-11h30; 17h-20h
Như vậy tiền điện hàng ngày cơ quan phải chi trả số tiền là : 3991đ x 7200 + 2320đ x 760 + 1412đ x 1820 = 33.068.240 đ Như vậy tiền điện hàng năm cơ quan phải chi trả khoản tiền là : 33.068.240đ x 365 ngày = 12.069.907.600 đ
Thống kê nhân sự, tình hình các thiết bị điện sử dụng trong các phòng ban, đánh giá nhận xét tình hình hiện tại :
Con người
TT Số lượng
Nhân sự 200 người
Phòng ban 30
Thiết bị điện
Điều hòa nhiệt độ 3
Đèn sợi đốt 60W 4 Đèn huỳnh quang 3 Máy photocopy 1 Máy vi tính 6 Máy in 6 Quạt trần 1
Nhân sự cơ quan khoảng 200 người, gồm 30 phòng ban. Mỗi phòng ban trung bình sử dụng các thiết bị điện như sau : 2 đến 3 điều hòa nhiệt độ, 10 đến 14 bóng đèn, 1máy photocopy, 5 đến 6 máy vi tính, 5 đến 6 máy in, 1 cái quạt trần v.v…
Về máy điều hòa nhiệt độ, là các model cũ, lỗi thời, hiệu suất làm mát không cao sẽ dẫn tới tiêu hao điện năng lớn. Hiện nay trên thị trường điều hòa tiết kiệm được gắn liền với điều hòa Inverter, nó có thể tiết kiệm điện từ 30%, thậm chí đến 60% điện năng so với điều hòa không Inverter. Giá thị trường khoảng 12 đến 13 triệu đồng 1
máy điều hòa nhiệt độ Inverter Daikin 12000 BTU. Nếu cơ quan đầu tư thay thế toàn bộ máy điều hòa nhiệt độ loại này sẽ tốn một khoản chi phí là :
( 70-80 ) máy x 14 triệu ( cả chi phí lắp đặt/ 1 máy ) = 980 đến 1120 triệu đồng. Về chiếu sáng trong phòng làm việc, thay thế hết các bóng đèn ống 36W và các bóng đèn compact 15W sẽ giúp tiết kiệm 336W công suất đèn như ví dụ 1. Nếu cơ quan đầu tư thay thế toàn bộ hệ thống chiếu sáng trong phòng làm việc như dự kiến sẽ tốn khoản chi phí là :
Bóng đèn ống huỳnh quang thẳng Philips 36W : 12.000 đ/ 1 cái. Bóng đèn Compact Philips 15 W : 44.000 đ/ 1 cái
30 x ( 3đèn huỳnh quang x 12.000 + 4 đèn Compact x 44.000 ) = 6.360.000 đ Thay thế các máy vi tính bằng laptop thông dụng cho văn phòng trên thị trường, giá 1 máy laptop thông dụng khoảng 10 đến 12 triệu cho 1 máy. Nếu cơ quan thay thế hệ thống máy vi tính bằng máy laptop sẽ tốn khoản chi phí là :
30 x ( 12 triệu ) x ( 6 máy ) = 2160 triệu đồng.
Tình hình sử dụng điện hiện tại của các thiết bị điện trong cơ quan :
Thiết bị Loại Công suất P(kW) Số lượng
Số giờ sử dụng(h/ ngày)
Điều hòa nhiệt độ National 12000 BTU 2 3 8
CS bàn làm việc Đèn sợi đốt 60W 0,06 4 9
CS sinh hoạt Đèn huỳnh quang 0,052 3 9
Máy vi tính Để bàn màn hình lồi 0,15 6 9
Đánh giá hiệu quả tiết kiệm điện năng trong một phòng ban :
Thiết bị thay mới Chi phí ( đ ) Công suất P(kW)
Hiệu quả giảm được(kW)
Inverter Daikin 12000 BTU 13.000.000 1,3 16,8
Đèn huỳnh quang Philips 36W 12.000 0,036 0,432
Máy laptop văn phòng 12.000.000 0,05 5,4
Về máy điều hòa nhiệt độ : hiện tại 1 máy điều hòa tiêu tốn khoảng 2 số điện 1 giờ, sau khi đầu tư máy điều hòa nhiệt độ Inverter Daikin 12000 BTU chỉ tiêu tốn 1,3 số điện 1 giờ. Tiết kiệm điện cho cơ quan 16,8kWh số điện 1 giờ. Tiết kiệm điện cho cơ quan 504kWh số điện trong ngày. Giảm điện tiêu thụ giờ cao điểm xuống còn 6696 số điện giờ cao điểm.
Về hệ thống chiếu sáng : sẽ giúp tiết kiệm khoảng 62kWh số điện giờ cao điểm. Về hệ thống máy vi tính làm việc : thay thế bằng hệ thống laptop giúp tiết kiệm khoảng 2/ 3 điện năng tiêu thụ. Sẽ giúp cơ quan tiết kiệm khoảng 162kWh số điện giờ cao điểm.
Như vậy, nếu cơ quan đầu tư các thiết bị máy điều hòa nhiệt độ Inverter Daikin 12000 BTU, bóng đèn ống huỳnh quang thẳng Philips 36W, bóng đèn Compact Philips 15 W, máy tính laptop thì sẽ tốn 1 khoản chi phí là :
C = 1260 triệu + 6,36 triệu + 2160 triệu 3.426,36 Điện năng tiêu thụ giờ cao điểm giảm xuống còn :
7200 – 504 – 62 - 162 6472 số điện giờ cao điểm. Giảm 10,11% điện năng tiêu thụ.
Giả thiết giờ bình thường và giờ thấp điểm cũng giảm điện năng tiêu thụ tương tương như giờ cao điểm, ta có điện năng tiêu thụ giờ bình thường là :
10,11 760. 1 683 100 số điện tiêu thụ
Ta có điện năng tiêu thụ giờ thấp điểm là : 10,11 1820. 1 1636 100 số điện tiêu thụ
Chi phí đầu tư 3.426.360.000đ Tiền điện hàng ngày trước đầu tư 33.068.240đ Tiền điện hàng năm trước đầu tư 12.069.907.600đ
Tiền điện hàng ngày sau đầu tư 29.737.288đ
Tiền điện hàng năm sau đầu tư 10.854.110.120đ Số tiền điện tiết kiệm hàng ngày 3.330.952đ Số tiền điện tiết kiệm hàng năm 1.215.797.480đ
Thời gian hoàn vốn 2,82 năm-34 tháng
Như vậy với mức đầu tư C 3.426.360.000 đ thì sau khoảng hơn 34 tháng cơ quan sẽ hoàn vốn các thiết bị đã đầu tư nâng cấp. Ta có biểu đồ phụ tải ngày của cơ quan như sau :
Biểu đồ phụ tải ngày của cơ quan trước và sau khi áp dụng giải pháp DSM 0 200 400 600 800 1000 -1 4 9 14 19 24 Giờ KW
Hình dáng đồ thị phụ tải trước khi áp dung giải pháp DSM Hình dáng đồ thị phụ tải sau khi áp dụng giải pháp DSM