Nguyên nhân gây hư hại máy phát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống scada trong nhà máy thủy điện sử dụng tiêu chuẩn iec61850 (Trang 29 - 32)

15

Với những nguyên nhân có thể dẫn đến việc gây hư hại cho máy phát, mà ta cấn phải thực hiện một số các công tác kiểm tra trước khi vận hành như sau:

- Kiểm tra cẩn thận bên trong máy phát điện. Không cho phép có vật lạ bên trong. - Thổi sạch bụi tất cả các bộ phận của máy phát điện bằng máy nén không khí với áp

suất gấp đôi áp suất khi quyển. Để tránh hư hỏng cách điện cuộn dây, không được sử dụng ống thổi bằng kim loại.

- Kiểm tra dầu bôi trơn.

- Đo điện trở cách điện của rotor và stator. Sau đó kiểm tra cách điện của gối trục. - Kiểm tra các khớp nối.

- Xoay rotor bằng dụng cụ để kiểm tra nó quay êm. Kiểm tra chất lượng lắp đặt. - Không khí xung quanh máy phát phải khô và sạch sẽ, không có các chất khí ăn mòn

và bụi. Đảm bảo đủ không khí làm mát, tránh không khí nóng vào hệ thống thông gió một lần nữa.

- Trong suốt quá trình vận hành, nhiệt độ môi trường của máy phát không được quá 40°C, nếu không, phải có biện pháp giảm nhiệt độ hoặc giảm tải máy phát.

Trước khi khởi động lần đầu tiên, cần phải bàn bạc trình tự khởi động, tốc độ và thời gian duy trì tốc độ này. Lưu ý các vấn đề sau trước khi khởi động và trong quá trình khởi động:

- Máy phát và hệ thống kích từ phải ở trạng thái mở trước khi khởi động.

- Sau khi khởi động, ngừng tăng tốc độ khi tốc độ đạt 50% định mức. Ở tốc độ này, kiểm tra máy phát khoảng 5-10 phút. Nếu không có âm thanh hoặc trạng thái bất thường nào, tăng tốc độ đến định mức.

- Nhiệt độ gối trục ổn định sau khi máy phát vận hành khoảng 5-15 giờ ở tốc độ định mức. Trong suốt thời gian này, kiểm tra, theo dõi và ghi nhận nếu có bất thường xảy ra.

- Khi ngừng máy phát, giảm tải từ từ đến không sau đó cắt tải và cắt ngay kích từ. - Kiểm tra toàn bộ máy phát sau khi ngừng tổ máy, xử lý ngay các hiện tượng bất

16

1.4.1.2 Vận hành bộđiều tốc

- Điều chỉnh tốc độ quay của turbine trong quá trình khởi động và dừng máy. - Điều chỉnh tốc độ quay của tuabin trong quá trình làm việc với tải.

- Điều khiển quá trình dừng tránh hiện tượng vượt tốc không bình thường trong trường hợp có sự cố.

- Điều khiển servo cánh hướngđể điều chỉnh công suất phát P.

- Phát hiện các sự cố phần cứng, mất tín hiệu tốc độ, gãy chốt cắt cánh hướng, mất nguồn điều khiển…

- Tính toán lưu lượng chạy máy Q (m3/s).

- Tính toán giới hạn độ mở cánh hướng để tránh vượt tốc.

a. Vận hành tự động

- Ở chế độ tự động, bộ điều tốc làm việc theo tính toán PID và tín hiệu hiệu từ thiết bị phản hồi và điều khiển động cơ servo AC di chuyển cho đến khi cân bằng, ổn định. - Turbine có nhiều trạng thái vận hành khác nhau. Bộ điều tốc sẽ thay đổi thông số

điều khiển khi thay đổi trạng thái vận hành. Việc thay đổi các thông số được thực hiện bởi phần mềm.

- Trước khi hòa đồng bộ, bộ điều tốc tính toán PID dựa trên sai lệch tần số và sẽ thiết lập các thông số điều khiển ở trạng thái không tải để đảm bảo tổ máy vận hành ổn định khi chưa theo tần số lưới. Tốc độđược tự động tăng đến 100% tốc độ định mức sau khi khởi động. Có thể vận hành bằng tay, nhấn nút tăng hoặc giảm để điều chỉnh độ mở để đạt chính xác tần số lưới (hoặc tần số cài đặt).

- Sau khi hòa đồng bộ, bộ điều tốc sẽ giữ cho tổ máy mang tải ổn định dựa trên các thông số điều khiển tương ứng với trạng thái vận hành hòa lưới, và độ mở cổng được xác định thông qua việc tăng, giảm công suất.

b. Vận hành bằng tay

- Khi bộ điều tốc được chuyển sang chế độ vận hành bằng tay, đầu ra của PLC sẽ được cắt bỏ, nó không còn ảnh hưởng đến động cơ servo AC, đồng thời vận hành viên có thể điều khiển động cơ servo AC bằng núm vặn, quá trình làm việc tương tự như chế độ vận hành tự động.

17

- Ở chế độ vận hành bằng tay, phần điện tử không điều khiển hệ thống thủy lực của bộ điều tốc, trong khi vận hành viên vẫn có thể kiểm tra tình trạng của bộ điều tốc và các thông số trên bảng điều khiển.

c. Khởi động và ngừng tự động

- Ở trạng thái ngừng được thể hiện trên trang màn hình cảm ứng, bộ điều tốc ở chế độ tự động và servomotor ở vị trí đóng hoàn toàn. Khi mạch điều khiển gởi lệnh khởi động (nên được duy trì 1 giây), cơ cấu chấp hành sẽ vận hành mở theo đặc tính khởi động đã được đề cập ở trên trong khi tốc độ quay của turbin sẽ tăng dần cho đến khi đến 45Hz, và sau đó bộ điều tốc được chuyển sang trạng thái không tải.

- Khi bộ điều tốc ở trạng thái tự động, nếu mạch điều khiển gởi lệnh ngừng máy (nên được duy trì trên 1 giây), servomotor sẽ đóng về 0 như đặc tính ngừng máy đã đề cập ở trên trong khi tốc độ quay của turbin sẽ giảm về 0 và chuyển bộ điều tốc trạng thái ngừng.

1.4.1.3 Hệ thống kích từ

Máy phát điện muốn phát ra điện, ngoài có động cơ sơ cấp kéo còn có dòng điện kích thích. Dòng điện kích thích là dòng một chiều được đưa vào vào roto nhằm kích thích từ trƣờng của roto máy phát.thay đổi công suất vô công. Hệ thống điều khiển dòng kích thích là hệ thống kích từ hay là hệ thống điều áp.

Hệ thống kích từ thì được chia làm 3 loại: bộ kích thích DC (là bộ kích thích phải sử dụng 2 máy phát điện 1 chiều gắn đồng trục, quay đồng bộ với rotor), Bộ kích thích AC (là bộ sử dụng 1 máy phát điện đồng bộ và 1 bộ cầu diot, Bộ kích thích tĩnh (hệ thống kích từtĩnh, là bộ kích thích dựa trên các bộ cầu thyristor có điều khiển, cấp trực tiếp tới dây quấn kích thích thông qua cơ cấu chổi than và vành góp).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống scada trong nhà máy thủy điện sử dụng tiêu chuẩn iec61850 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)