Xét trường hợp tăng tải đột ngột

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình điện mặt trời công suất lớn kết nối lưới sử dụng phần mềm matlab (Trang 80 - 85)

Lưới điện kết nối với PV 1,2MW trong trường hợp tăng tải đột ngột được thể hiện trên hình 4.10.

HTĐ mặt trời kết nối vào lưới có cấp điện áp 22kV bao gồm: Hai hệ thống đường dây 8km và 14km, 3 phụ tải S1 = 100 kW, S2 = 2 MW và S3 = 30 + j2 MVA

71

được cấp từ một nguồn có công suất lớn thông qua máy biến áp có thông số là 110kV/22kV-47MVA.

Hình 4.10Lưới điện kết nối với PV 1,2MW khi tăng tải đột ngột

Trong trường hợp này, để xét xem phản ứng của PV 1,2MW khi tăng tải đột ngột (tăng 37%) ta tiến hành mắc thêm 2 phụ tải S4 = 2 MW và S5 = 10 + j2 MVA lần lượt qua 2 máy cắt 3 pha CB1 và CB2.

Trước khi mô phỏng, cả hai máy cắt CB1 và CB2 đều được cài đặt khoảng thời gian tác động là: [0.6 1] (s) đồng thời các đường đặc tính công suất phía sau MBA tăng áp và đặc tính PV đều được đo dưới điều kiện cường độ sáng 1000W/m2

72

1.Kết quả mô phỏng của phương thức kết nối 1

Kết quả mô phỏng khi tăng tải đột ngột trong phương thức kết nối 1 thu được các đường đặc tính công suất phía sau MBA và PV như hình 4.11 và hình 4.12.

Hình 4.11Đặc tính công suất sau MBA khi tăng tải đột ngột của phương thức 1

73

Nhận xét:

Tại khoảng t = [0.05 ÷ 0.4]s thì các giá trị tín hiệu điều khiển D của bộ biến đổi DC/DC được đặt là 0.5, khi đó các đường đặc tính điện áp của PV dao động với các giá trị trong khoảng (200 ÷ 350) V còn đặc tính công suất phía sau MBA ở trạng thái ổn định.

Tại khoảng t = [0.4 ÷ 0.6] s khi ta đặt thời gian cho bộ MPPT tác động để tìm được giá trị điều khiển D của bộ Boost (D = 0.45), khi đó các đường đặc tính điện áp của PV dao động xung quanh VM = 273,5 V còn đặc tính công suất phía sau MBA ở trạng thái ổn định.

Tại khoảng t = [0.6 ÷ 1] s khi ta tác động tăng tải đột ngột thì các đường đặc tính điện áp của PV vẫn dao động xung quanh VM còn đặc tính công suất phía sau dao động với biên độ tăng nhẹ.

2.Kết quả mô phỏng của phương thức kết nối 2

Kết quả mô phỏng khi tăng tải đột ngột trong phương thức kết nối 2 thu được các đường đặc tính công suất phía sau MBA và PV được thể hiện như trên hình 4.13 và hình 4.14.

Nhận xét:

Tại khoảng t = [0.05 ÷ 0.4]s thì các giá trị tín hiệu điều khiển D của bộ biến đổi DC/DC được đặt là 0.5, khi đó các đường đặc tính điện áp của PV dao động với các giá trị trong khoảng (200 ÷ 350) V còn đặc tính công suất phía sau MBA ở trạng thái ổn định.

Tại khoảng t = [0.4 ÷ 0.6] s khi ta đặt thời gian cho bộ MPPT tác động để tìm được giá trị điều khiển D của bộ Boost (D = 0.45), khi đó các đường đặc tính điện áp của PV dao động xung quanh VM = 273,5 V còn đặc tính công suất phía sau MBA ở trạng thái ổn định.

Tại khoảng t = [0.6 ÷ 1] s khi ta tiến hành tác động tăng tải đột ngột thì các đường đặc tính điện áp phía đầu ra của PV vẫn dao động xung quanh điện áp cực đại VM còn đặc tính công suất phía sau MBA dao động với biên độ mạnh hơn so với phương thức kết nối 1.

74

Hình 4.13Đặc tính công suất sau MBA khi tăng tải đột ngột của phương thức 2

75

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình điện mặt trời công suất lớn kết nối lưới sử dụng phần mềm matlab (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)