Úng dụng công nghệ sinh học trong công tác chọn tạo giống

Một phần của tài liệu Các Chuyên Đề Bồi Dưỡng HSG Sinh Học Lớp 9 (Trang 68 - 69)

DI TRUYỀN HỌC VỚI CON NGƯỜ

e. Úng dụng công nghệ sinh học trong công tác chọn tạo giống

-Cấy chuyển phôi : Cấy phôi từ bò mẹ cao sản sang những con bò cái khác -> 1 con bò mẹ có thể cho 10-500 con/ năm -> nhân giống nhanh

-Thụ tinh nhân tạo: Bằng tinh trùng bảo quản trong môi trường pha chế giúp giảm số lượng và nâng cao chất lượng đực giống

-Công nghệ gen: Giúp phát hiện sớm giới tính của phôi-> phục vụ nhu cầu kinh tế

BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1: a/Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới thoái hóa giống ? Cho ví dụ ?

b/ Kiểu gen ban đầu của giống như thế nào thì tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết sẽ không gây thoái hóa giống

Câu 2: Khi nghiên cứu sự di truyền bệnh Hunter ở một dòng họ, người ta thu được kết quả sau: Bé trai 4 tụổi mắc chứng bệnh di truyền (bệnh Hunter), có mặt biến dạng, lùn và ngu đần. Cả cha mẹ, người chị 10 tuổi và anh trai 8 tuổi của bé đều không bị bệnh này. Bà mẹ này có người em trai chết lúc 15 tuổi cũng có các triệu chứng bệnh như bé trai 4 tuổi nói trên; đồng thời bà cũng có một người cháu (con trai của chị gái bà) có các triệu chứng tương tự, trong khi chị gái bà và chồng bà ta bình thường. Hãy viết sơ đồ phả hệ của dòng họ trên.

Câu 3: Bằng kiến thức đã học hãy giải thích một số nguyên nhân cơ bản làm phát sinh các bệnh tật di truyền ở người.

Câu 4: Điểm khác nhau cơ bản giữa trẻ đồng sinh cùng trứng và trẻ đồng sinh khác trứng? Vai trò của trẻ đồng sinh trong nghiên cứu di truyền học người?

Câu 5: Nêu một số thành tựu và triển vọng của nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng và động vật.

Câu 6: Thế nào là giao phối gần? Ảnh hưởng của giao phối gần đến kiểu gen và kiểu hình? Ý nghĩa thực tiễn của giao phối gần?

Câu 7: Giới hạn năng suất của giống lúa DR2 là 8 tấn/ha/vụ. Em hãy trình bày cơ sở di truyền học để làm tăng năng suất của giống lúa trên.

Câu 8: Thế nào là công nghệ tế bào? Trình bày ứng dụng của công nghệ tế bào trong nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng. Tại sao trong nuôi cấy tế bào và mô, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh lại có kiểu gen giống ở dạng gốc?

Câu 9: Một cặp vợ chồng không bị bạch tạng sinh được một con trai bình thường và một con gái bạch tạng. Cậu con trai lớn lên, lấy vợ bình thường sinh một con gái bình thường và một con trai bạch tạng. Biết tính trạng này do một cặp gen quy định.

a. Lập phả hệ của gia đình nói trên.

b. Xác định kiểu gen của những người trong phả hệ.

Câu 10: a. Ở người, nhóm máu được quy định: Nhóm máu A (IAIA, IAI0), nhóm máu B (IBIB, IBI0), nhóm máu AB (IAIB), nhóm máu O (I0I0)

Hai anh em sinh đôi cùng trứng, người anh lấy vợ có nhóm máu A, con của họ có nhóm máu A và AB, người em lấy vợ có nhóm máu B, con của họ có nhóm máu A, B và AB. Hãy xác định kiểu gen của hai anh em?

b. Ở một quần thể đậu Hà Lan, có các cây mang kiểu gen theo tỷ lệ: 2AA : 3Aa : 1aa. Nếu các cây này tự thụ phấn, sau hai thế hệ tỷ lệ kiểu gen AA, aa là bao nhiêu? Biết các hạt nảy mầm 100% và các cây con phát triển bình thường.

Câu 11: Ưu thế lai là gì? Trong chọn giống cây trồng và vật nuôi, người ta đã dùng những phương pháp gì để tạo ưu thế lai? Muốn duy trì ưu thế lai phải dùng biện pháp gì?

CHƯƠNG VII. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNGMÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI 1. Môi trường sống của sinh vật

- MT là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả các yếu tố a/h trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật.

-Có 4 loại mt sống của sv:

+ MT nước: Nước mặn, nc ngọt, nc lợ... +MT trong đất: Đất cát, đất sét, đá, sỏi...

+MT đất- kk(mt trên cạn): Đất đồi núi, đất đồng bằng...bầu khí quyển bao quanh trái đất. +MT sinh vật: ĐV, thực vật và con người...là nơi sống cho các sv khác

-VD: sgk

2. Các nhân tố sinh thái của mt

-NTST là các yếu tố của mt tác động đến sv, được chia thành 2 nhóm: + NTST vô sinh (không sống): KK, độ ẩm, ánh sáng...

+ NTST hữu sinh(sống) : Được chia thành 2 nhóm: Các sinh vật như cây xanh, vs kí sinh, sv cộng sinh....và NTST con người có tác động tiêu cực (săn bắt, đốt phá rừng) và tác động tích cực (cải tạo, nuôi dưỡng, lai gép)

- Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới sinh vật tùy thuộc vào mức độ tác động của chúng , từng môi trường và thời gian tác động.

Một phần của tài liệu Các Chuyên Đề Bồi Dưỡng HSG Sinh Học Lớp 9 (Trang 68 - 69)