Chạy hệ màng theo chế độ 1

Một phần của tài liệu vận hành hệ màng lọc gốm CMF 20nm, xử lý nước nhiễm COD,lignin, độ màu (Trang 42 - 45)

a. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến lưu lượng đầu ra

Nhận xét: Tại áp suất 5at, lưu lượng giảm dần theo thời gian lọc. Nguyên

nhân của hiện tượng này là do màng bị tắc khi tăng thời gian lọc. b. So sánh khả năng xử lý COD của màng lọc gốm.

HÌNH 3.7. So sánh khả năng xử lý COD của màng theo thời gian. Nhận xét: Khả năng xử lý COD của màng thường dao động trong khoảng

45% - 55%. Hiệu quả xử lý COD trung bình của màng đạt 50%. c. So sánh khả năng xử lý lignin của màng lọc gốm.

Nhận xét: Khả năng xử lý lignin của màng thường dao động trong khoảng

50% - 60%. Hiệu quả xử lý lignin trung bình của màng đạt khoảng 60%. d. So sánh khả năng xử lý độ màu của màng lọc gốm.

HÌNH 3.9. So sánh khả năng xử lý độ màu của màng theo thời gian.

Nhận xét: Khả năng xử lý độ màu của màng rất cao và tương đối ổn định.

Hiệu quả xử lý độ màu trung bình của màng đạt khoảng 83%.

Kết luận:

Dựa vào các kết quả trên ta có thể kết luận như sau:

- Theo thời gian lọc, tuy lưu lượng giảm nhưng khả năng xử lý các chỉ tiêu COD, lignin, độ màu đều tăng là do hiện tượng tắc màng do các phân tử có kích thước lớn bịt kín các lỗ màng làm cho lưu lượng giảm nhưng dịch lọc ra đạt hiệu quả hơn.

- Đối với ngày đầu tiên (06/04/11) thì các kết quả phân tích biến đổi không đều là do hệ mới bắt đầu chạy nên màng hoạt động chưa ổn định. Còn các ngày tiếp theo hệ chạy tương đối ổn định nên các kết quả phân tích tăng, giảm tương đối đều nhau.

- Đối với các điểm lọc đầu tiên (sau 1h) đều có hiệu suất lọc cao hơn so với các điểm khác là do trong hệ còn lẫn nước.

Như vậy, màng UF-20nm cho hiệu quả xử lý các chỉ tiêu tương

đối cao: lignin (~60%), COD (~50%), độ màu (~80%).

Một phần của tài liệu vận hành hệ màng lọc gốm CMF 20nm, xử lý nước nhiễm COD,lignin, độ màu (Trang 42 - 45)