Đào tạo nhân lực, bồi dưỡng đội ngũ công nhân tay nghề cao, tăng cường

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty dệt kim thăng long trong thời gian tới (Trang 41 - 46)

II. Phương hướng phát triển của Công ty dệt Kim Thăng Long thời gian tớ i.

4.Đào tạo nhân lực, bồi dưỡng đội ngũ công nhân tay nghề cao, tăng cường

tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý

Xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay của Công ty dệt Kim Thăng Long là công nhân quen với lối làm việc cũ nên mặt yếu của họ là tác phong công nghiệp chưa có hoặc chưa rõ nét, trình độ tay nghề và tính kỷ luật chưa cao chưa có niềm say mê với công việc mình đảm nhận.

Bởi vậy Công ty cần thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề của người lao động. Bên cạnh đó Công ty cần phải có các biện pháp nâng cao chất lượng người lao động bằng cách:

- Xây dựng tác phong công nghiệp.

- Xoá bỏ tâm lý và phong cách của nền sản xuất nhỏ như cá nhân. - Có chế độ thưởng phạt nghiêm minh.

Việc tuyển dụng đào tạo công nhân cần phải có định hướng chiến lược lâu dài có thể cho công nhân đi học ở các trường đào tạo công nhân kỹ thuật.

Song song với việc dạy nghề phải giáo dục lớp thợ mới nhận thức được vai trò, vị trí của người công nhân trong nền kinh tế có công nghiệp phát triển, sự cần thiết phải có tác phong công nghiệp quan trọng như thế nào. Làm cho người công nhân biết được chất lượng sản phẩm rất cần thiết đối với hoạt động xuất khẩu, với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Đối với lớp công nhân cũ cũng phải tiến hành hoạch định kế hoạch đào tạo huấn luyện một cách liên tục, có hệ thống để cho họ nắm bắt kịp thời những thay đổi về công nghệ, thiết bị.

Đồng thời với việc đào tạo đội ngũ công nhân tay nghề cao Công ty còn phải bồi dưỡng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý bằng cách:

- Công ty cử cán bộ đi học nhằm nâng cao trình độ quản lý, đáp ứng nhu cầu của Công ty cũng như của thị trường.

- Công ty nên tuyển mới một số cán bộ kinh tế nhằm cân bằng với tầm quan trọng của Công ty.

- Công ty nên đào tạo đội ngũ chuyên gia thiết kế những mẫu mã, nghiên cứu sáng tác các mẫu thêu phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của các vùng thị trường khác nhau về kiểu dáng, mầu sắc, kết cấu chất liệu hoa văn trang trí... của người tiêu dùng.

IV. Một số kiến nghị

1. Kiến nghị với nhà nước

Ngành dệt may là ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta, chuyên sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, ngành có thể mang lại nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên Công ty dệt Kim Thăng Long nói riêng và ngành dệt may nói chung đang gặp rất nhiều khó khăn trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đặc biệt là từ khi Trung Quốc gia nhập WTO, phải đương đầu với nhiều thách thức mới là hàng Trung Quốc đã rẻ nay lại được giảm thuế nhiều hơn nên giá xuất khẩu lại càng rẻ. Bản thân mỗi doanh nghiệp xuất khẩu dệt may sẽ rất khó vượt qua những khó khăn này. Vì vậy Nhà nước cần phải có nhiều biện pháp đồng bộ hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy ngành dệt may phát triển trong đó tập trung vào các biện pháp sau:

- Có chính sách đầu tư thỏa đáng đối với ngành dệt may và chính sách ưu tiên cho ngành dệt may. Hiện nay ngành dệt may gặp rất nhiều khó khăn nhưng nguyên nhân chủ yếu là số máy móc thiết bị đã quá cũ và lạc hậu, không đủ vốn để đầu tư cho máy móc thiết bị, công nghệ mới. Vậy Nhà nước cần tăng vốn đầu tư cho ngành dệt may, có các chính sách ưu đãi đối với ngành như: Giảm thuế VAT xuống còn 5% (thuế VAT hiện đang áp dụng là 10%), giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 25% bằng với thuế thu nhập doanh nghiệp đang áp dụng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; cho vay với lãi xuất ưu đãi hơn và ngân hàng nên nới lỏng điều kiện cho vay, cho các doanh nghiệp trong ngành vay vốn trung và dài hạn nhiều hơn với lãi

xuất thấp hơn; cho phép các doanh nghiệp Nhà nước trong ngành giữ lại nhiều lợi nhuận hơn để đầu tư phát triển. Mặt khác Nhà nước cần cải tiến thủ tục hành chính trong việc quản lý xuất nhập khẩu, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu được dễ dàng. Ngoài ra, Nhà nước nên phối hợp với các tổ chức Việt Nam ở nước ngoài môi giới khách hàng và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp trong ngành dệt may; cung cấp những thông tin về thị trường xuất khẩu.

- Chính sách phát triển các ngành phụ trợ cho ngành dệt may. Hầu hết các doanh nghiệp trong ngành dệt may phải nhập nguyên liệu ở nước ngoài với giá cao. Vì vậy Nhà nước nên có chính sách phát triển các ngành trồng bông và các ngành chế biến sợi, ngành hóa chất phục vụ cho ngành dệt may.

- Có chính sách khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Đối với những sản phẩm dệt may nào mà ta có thể sản xuất được thì Nhà nước nên đánh thuế nhập khẩu cao và có biện pháp xử lý nghiêm minh các hoạt động nhập khẩu trái phép, buôn lậu. Tuy nhiên việc đánh thuế nhập khẩu cao chỉ có thể áp dụng trong một thời gian ngắn, bởi vì đến năm 2003 khi Việt Nam chính thức gia nhập AFTA, xóa bỏ hàng rào thuế quan. Vì vậy một mặt đòi hỏi các doanh nghiệp phải cố gắng không ngừng mặt khác, Nhà nước nên chăng giảm thuế mà không phải là xóa bỏ hoàn toàn đối với hàng dệt may xuất khẩu, nên đánh thuế rất thấp hoặc không đánh thuế đối với mặt hàng dệt may xuất khẩu.

Tóm lại nếu Nhà nước làm được các điều này chắc chắn sẽ giúp không chỉ cho Công ty dệt Kim Thăng Long nói riêng mà còn cho cả ngành dệt may nói chung vượt qua những khó khăn này và ngày càng phát triển, có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp trên thế giới; các mặt hàng dệt may của Việt Nam ngày càng có chất lượng cao và có khả năng xuất khẩu với khối lượng lớn.

2. Kiến nghị với Công ty

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, Công ty dệt Kim Thăng Long muốn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thì sự quan tâm giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi của nhà nước là hết sức cần thiết, song quan trọng hơn cả là Công ty phải dựa vào nội lực của chính mình. Với những khó khăn còn tồn tại hiện nay của Công ty thì việc

áp dụng các giải pháp nhằm giải quyết các khó khăn cần phải được xem xét và triển khai thực hiện ngay. Cụ thể ở đây Công ty dệt Kim Thăng Long cần phải:

- Nhanh chóng thành lập phòng marketing, tăng cường đầu tư cho các hoạt động điều tra nghiên cứu thị trường.

- Điều chỉnh lại chính sách giá mà hiện tại Công ty đang áp dụng. Vì chính sách giá này làm cho giá cả sản phẩm của Công ty trở nên cứng nhắc, không phân biệt giữa giá bán buôn và bán lẻ; đồng thời hạ giá thành sản phẩm xuất khẩu.

- Tích cực, tăng cường đầu tư hơn nữa cho việc đổi mới, sửa chữa máy móc thiệt bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm làm ra đáp ứng được yêu cầu của xuất khẩu.

- Quan tâm hơn nữa tới môi trường làm việc và đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty, có các chính sách khuyến khích đãi ngộ hợp lý đối với nhân viên.

KẾT LUẬN

Công ty dệt Kim Thăng Long là một doanh nghiệp lớn và được coi là lá cờ đầu của ngành công nghiệp Hà nội. Trong quá trình xây dựng và phát triển của mình, Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn nhưng dưới sự lạnh đạo sâu sát sáng tạo của ban lãnh đạo và sự nỗ lực lao động hết mình của người lao động, Công ty đã dần thoát khỏi khó khăn. Từ khi chuyển đổi cơ chế, Công ty đã đầu tư máy móc thiết bị công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu và khẳng định uy tín của công ty trên trường quốc tế. Điều đó khiến những năm gần đây công ty thu được những kết quả hết sức khả quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng trưởng ổn định và phát triển trong cơ chế mới.

Qua một thời gian thực tập và tìm hiểu tại Công ty, em đã thu được những điều hết sức bổ ích. Với một số giải pháp nêu ra ở trên mà em thấy là thiết thực và có tính khả thi cao đối với công ty, em hy vọng sự đóng góp một phần ý kiến nhỏ bé của mình có thể giúp công ty phát triển đi lên vững mạnh hơn xứng đáng là đơn vị chủ lực của ngành dệt may Hà nội.

Hoàn thành Thu hoạch thực tập tốt nghiệp này em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ban lãnh đạo cùng các phòng ban trong công ty và sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Quy. Trong quá trình viết đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót, vậy mong được sự góp ý của ban lãnh đạo các phòng ban, thầy cô giáo cùng các bạn sinh viên để em có thể làm tốt công việc thực tế sau này.

Sinh viên

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình “ Kinh tế ngoại thương”, GS.TS Bùi Xuân Lưu. 2. Giáo trình “Quản trị học”, Nguyễn Hải Sản, NXB Thống kê.

3. Giáo trình Marketing căn bản (Marketing Essentials), NXB Thống kê, 1997.

4. Tài liệu về hoạt động và cơ cấu tổ chức của Công ty dệt Kim Thăng Long. 5. Báo cáo tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty dệt Kim

Thăng Long các năm.

6. Tạp chí dệt may và thời trang năm 2001 và năm 2002. 7. Một số các báo và tạp chí khác :

- Thời báo Kinh tế Việt Nam.

- Tạp chí Kinh tế phát triển.

- Tạp chí Công nghiệp.

- Tạp chí Thương mại.

- Báo Ngoại thương.

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty dệt kim thăng long trong thời gian tới (Trang 41 - 46)