Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam: 1 Mở rộng thị trường tiêu thụ:

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập “Xuất khẩu thủy sản Việt Nam – Thách thức & Cơ hội sau khi gia nhập WTO” pptx (Trang 28 - 30)

3.1. Mở rộng thị trường tiêu thụ:

Hiện nay, Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vì thế mối quan hệ hợp tác với các nước được mở rộng.

Điều quan trọng đối với ngành thuỷ sản hiện nay, ngoài việc tập trung khai thác chiều sâu tại các thị trường lớn (EU, Mỹ…), cần phải tiến hành nghiên cứu, đầu tư xúc tiến thương mại phát triển các thị trường mới (như: tổ chức các hội nghị, hội thảo, tham gia hội chợ quốc tế, quảng cáo, nhiều hoạt động tìm hiểu và khai phá) để giảm

thiểu những tác động xấu do quá lệ thuộc vào một hoặc vài thị trường khi có biến động. Bộ Thương mại hỗ trợ trực tiếp một phần chi phí tham gia hội chợ quốc tế và xây dựng các trang web trực tiếp cho các doanh nghiệp thuỷ sản thông qua Hiệp hội chế biến thuỷ sản Việt Nam (VASEP)…Các doanh nghiệp ngành thuỷ sản cần phải quan tâm hơn đến việc phát triển các thị trường mới nổi như Hàn Quốc, Australia, Canada, thị trường các nước thành viên EU trong đó có các thị trường truyền thống (Đức, Tây Ban Nha, các nước Đông Âu mới gia nhập); mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước SNG, Trung Đông, châu Phi…; nâng cao và phục hồi thị phần tại các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông. Một mặt, tích cực đa dạng hóa sản phẩm nhằm giảm bớt tỷ trọng sản phẩm tôm, tăng tỷ trọng các mặt hàng cá trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. Đối với mặt hàng tôm cũng cần phải tiến hành đa dạng hóa các loài tôm, tăng nhanh sản phẩm có giá trị gia tăng và sản phẩm chế biến ăn liền từ tôm. Chỉ khi đa dạng hóa được thị trường; đa dạng hóa, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm đáp ứng tốt những nhu cầu khác nhau của khách hàng, ngành thuỷ sản mới có thể phát triển bền vững; kế hoạch xuất khẩu 5 tỷ USD vào năm 2010 đã đặt ra mới có thể trở thành hiện thực.

3.2. Hỗ trợ về tài chính:

Các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu thuộc mọi thành phần kinh tế được ưu tiên vay vốn từ các nguồn tín dụng ưu đãi của nhà nước để đầu tư trang bị công nghệ chế biến và bảo vệ môi trường.

Nhà nước dành vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư hàng năm cho chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản: Quy hoạch vùng nuôi, xây dựng hệ thống thủy lợi, xây dựng các trung tâm giống quốc gia, xây dựng các trạm quan trắc cảnh báo môi trường.

Vốn vay với lãi suất ưu đãi dành hỗ trợ cho nhu cầu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản để đầu tư phát triển công nghệ, cho dân vay để xây dựng trang trại, đóng mới tàu thuyền và phương tiện sản xuất.

Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học – công nghệ, lựa chọn và du nhập công nghệ tiên tiến của nước ngoài phù hợp với điều kiện nghề cá nước ta, nhằm tạo bước phát triển nhanh, hiệu quả nghề khai thác xa bờ.

3.3. Hỗ trợ thông tin:

Tạo ra nhiều kênh thông tin và cập nhật thường xuyên tới các doanh nghiệp như ấn phẩm, website, trung tâm cung cấp thông tin…

Xây dựng cơ chế hợp lí, thiết lập một kênh thông tin giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước.

3.4. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực:

Cần tổ chức nhiều chương trình đào tạo chuyên sâu cho các cán bộ kĩ thuật và công nhân kĩ thuật tạo ra đội ngũ công nhân lành nghề trong các ngành nuôi trồng chế

biến thủy sản. Đồng thời hợp tác với các nước đào tạo các cán bộ thương mại trẻ, các chuyên gia đầu ngành về sản xuất giống, công nghệ nuôi trồng, phòng trừ dịch bệnh và bảo vệ môi trường mới có thể đưa sản phẩm có chất lượng cao tới các thị trường như: EU, Mỹ, ...

Ngoài ra, Nhà nước phải có một chiến lược dài hạn về xây dựng đội ngũ chuyên môn pháp lý và thương mại chuyên sâu đặc biệt về các lĩnh vực liên quan tới thương mại quốc tế nhằm bảo vệ cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong quá trình đàm phán thương mại, đồng thời hỗ trợ giải quyết tranh chấp vi phạm các qui định và tiêu chuẩn môi trường.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập “Xuất khẩu thủy sản Việt Nam – Thách thức & Cơ hội sau khi gia nhập WTO” pptx (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w