Qua kết quả khảo sát có thể thấy được có một số bạn đã bạn sinh viên có chế độ sinh hoạt lành mạnh. Nhưng bên cạnh đó cũng có những bạn thường xuyên thức quá khuya và chưa có quan tâm tới việc tập luyện thể dục .
1. Một số Ảnh hưởng của việc thức khuya.
Thức khuya gây đau đầu và suy giảm trí nhớ
Theo thống kê, tỷ lệ người có thói quen thức khuya bị suy giảm trí nhớ cao gấp 5 lần so với người bình thường không có thói quen thức khuya. Bởi vì thời gian buổi tối là lúc để bộ não nghỉ ngơi và ghi nhớ lại những hoạt động đã diễn ra trong ngày. Nhưng khi chúng ta thức khuya, đã làm tăng lượng thông tin cần ghi nhớ trong khi giảm thời gian nghỉ ngơi của bộ não.
Mặt khác, khi thức khuya hoặc ngủ quá ít thì dễ bị đau đầu vào ngày hôm sau, ngoài ra nếu thường xuyên thức khuya sẽ gây ra những dấu hiệu về rối loạn tâm thần như mất ngủ, người hay quên, lo âu, dễ cáu gắt, căng thẳng, đau đầu... Nên ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày để giảm nguy cơ đau đầu, mệt mỏi và nhất là các biểu hiện của suy giảm trí nhớ.
Ảnh hưởng tới hệ miễn dịch
Khi thức khuya cơ thể dễ bị thiếu năng lượng, cơ thể mệt mỏi và làm cho sức đề kháng của cơ thể giảm sút. Vì vậy những người thức khuya thường xuyên sẽ dễ bị mắc các bệnh do vi sinh vật gây nên như cúm, viêm nhiễm đường hô hấp... hơn so với người ngủ đủ giấc.
Rối loạn nội tiết
Trong thời gian ngủ, cơ thể bài tiết ra hormone cân bằng giúp cơ thể tránh rơi vào trạng thái rối loạn nội tiết. Ở những người thường xuyên thức khuya hay ngủ không đủ giấc làm cho hormone bị thiếu hụt hay mất cân bằng. Ở phụ nữ những người thường xuyên thức khuya gây rối loạn kinh nguyệt, tăng nguy cơ u xơ tử cung...
Gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa
Các tế bào niêm mạc dạ dày có thể tự tái tạo và hồi phục vào ban đêm trong khi ngủ. Việc thức khuya khiến cho các tế bào này không được nghỉ ngơi dẫn đến suy yếu. Hơn thế nữa, thức khuya khiến cho dịch dạ dày tiết ra nhiều dẫn đến viêm loét dạ dày nếu tình trạng này kéo dài, hoặc làm nặng hơn tình trạng bệnh nếu đã mắc bệnh trước đó rồi. Ngoài ra nếu thức để làm việc căng thẳng hay xem chương trình có tính chất kích thích, hồi hộp cũng làm cho tình trạng bệnh lý dạ dày tá tràng nặng hơn.
Thức khuya làm giảm thị lực
Vào ban đêm là lúc mắt cần được nghỉ ngơi sau cả ngày làm việc, khi chúng ta thức đêm có nghĩa là mắt phải tiếp tục làm việc cộng với điều kiện không đủ ánh sáng lâu dần thị lực sẽ giảm đi đáng kể. Nếu thức khuya mà làm việc cùng các thiết bị điện tử như màn hình máy tính, điện thoại đòi hỏi mắt phải điều tiết và tiết ra các chất lỏng bôi trơn. Càng nhìn trong
thời gian dài cộng thêm điều kiện ánh sáng không đáp ứng đủ, mắt càng phải tiết nhiều chất lỏng bôi trơn hơn, và đó cũng là nguyên nhân khiến mắt bị khô, mỏi.
2. tác hại của việc lười tập thể dục.
Lười tập thể dục kiến cho cơ thể dễ mệt mỏi Lười tập thể dục làm cho giấc ngủ dễ bị gián đoạn Tăng nguy cơ béo phì
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ,đột quỵ Dễ bị stress,căng thẳng
Ảnh hưởng tới quá trinh trao đổi chất cửa cơ thể .
CHƯƠNG 4: Đánh giá và đưa ra lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và hoạt động hàng ngày cho sinh viên.
1. Đánh giá về chế độ dinh dưỡng và hoạt động hàng ngày cho sinh viên.
Nhìn chung thì các bạ đều có chỉ số BMI năm trong khyến cáo ,khẩu phần dinh dưỡng của các bạn sinh viên còn thiếu năng lượng cung cấp cho cơ thể theo khuyến cáo , nhưng không đáng kể .Nhưng thành phần các nhóm chất dinh dưỡng được cung cấp từ khẩu phần ăn gân với khoảng khuyến cáo .với mức độ hoạt động một số bạn đã có chế độ sinh hoạt lành mạnh ,nhưng bên cạnh còn nhiều bạn có chế độ sinh hoạt chư phù hợp như : thức khuya ,ngủ không đủ giấc …
2. Lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và hoạt động hàng ngày cho sinh viên.
Từ những thói quen, lối sống được nêu ở phần 1 cùng những tác hại của chúng và sau khi nhóm chúng mình khảo sát thực tế đó, sau đây là một số đề xuất giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ của mọi người nói chung và các bạn sinh viên nói riêng ..
Không nên ăn sau 7 giờ tối
Chúng ta đều có thể thu được lợi ích từ việc hạn chế ăn muộn. Lời khuyên về sức khỏe tốt nhất là dùng bữa ăn có nhiều calo nhất trong các bữa ăn sớm hơn trong ngày, sau đó ăn ít hơn về cuối ngày để cho cơ thể bạn thời gian nghỉ ngơi và chắc chắn rằng lượng calories đã được đốt cháy hết. Chúng ta cũng nên lựa chọn các thực phẩm nhẹ vào buổi tối – sự mệt mỏi khi phải tiêu hóa lượng thức ăn lớn và nhiều chất sẽ khiến chúng ta có xu hướng thèm ăn hơn. Hãy chiến đấu với thói quen ăn vặt buổi tối, cải thiện sức khỏe tim mạch và kích thước vòng eo của bạn.
Bữa sáng phải được coi là bữa ăn chính
Năng lượng trung bình dành cho nó nên đạt 1/3 năng lượng trong cả ngày. Bữa ăn sáng cũng cần có đầy đủ các chất dinh dưỡng với tỷ lệ cân đối, bao gồm các nhóm: chất bột (cơm, bún, bánh mì, bánh cuốn, phở), chất đạm (thịt, trứng, sữa, cá, đậu đỗ...), chất béo (dầu, mỡ, để rán, xào), vitamin và muối khoáng (rau và trái cây).
Ăn đúng giờ giấc
Theo nghiên cứu, thời gian tốt nhất cho bữa sáng là 7h11', bữa trưa là 12h38' và bữa tối là 18h14'.
Hạn chế dùng các món chiên xào
Hạn chế thói quen thường xuyên dùng đồ chiên xào; tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây tươi dùng kèm đồ chiên xào; thực hiện món chiên xào ở nhà, dùng dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu oliu, dầu lạc,…để đảm bảo sức khỏe; dùng giấy thấm dầu thấm hết dầu thừa để hạn chế ít nhất lượng dầu cho vào cơ thể;…
Thường xuyên tập thể dục
Các nhà khoa học khuyến cáo mỗi ngày nên dành ít nhất ba mươi phút cho các hoạt động vận động cơ thể nhằm thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tăng cường hiệu quả chuyển hóa năng lượng. Vận động đều đặn mỗi ngày với một cường độ vừa phải sẽ giúp kiểm soát tốt cân nặng và tình trạng sức khỏe, giảm hiệu quả các nguy cơ bệnh thể chất và tâm lý.
Thói quen tốt cho sức khỏe này có thể được hình thành ngay từ những hành động đơn giản hàng ngày và vào bất cứ thời gian nào. Chẳng hạn thay vì sử dụng thang máy, bạn có thể leo thang bộ để đến nơi cần đến; đi bộ ra siêu thị gần nhà thay vì đi xe máy hay ngồi xe
hơi; mỗi sáng dậy sớm hơn ba mươi phút để thực hiện các bài tập tại gia; hay chạy một vòng quanh công viên gần nhà mỗi chiều sau khi đi làm về.
Ngoài ra, có rất nhiều môn thể thao để bạn có thể giữ gìn sức khỏe, rèn luyện sức bền, giữ vóc dáng đẹp và thậm chí là cả thư giãn như tập yoga, tập võ, tập bóng rổ, đánh cầu lông, bơi lội…
Ngủ đủ giấc
Những hậu quả lâu dài về sức khỏe sẽ vượt xa những lý do làm bạn ngủ ít đi. Ngủ thêm 2 tiếng mỗi đêm không chỉ cải thiện sức khỏe nói chung mà bạn sẽ có thể nhìn thấy những thay đổi đáng kể về sức khỏe tinh thần nói chung. Tối ưu hóa thời gian đốt cháy chất béo và thời gian để nạp năng lượng và tự sửa chữa là 2 trong số rất nhiều lợi ích của việc ngủ đủ giấc. Cơ thể bạn sẽ cảm thấy rất biết ơn bạn nếu bạn ngủ đủ.
Ăn rau xanh, hoa quả
Với người trưởng thành, chúng ta nên ăn ít nhất 400g bao gồm cả rau, củ và trái cây mỗi ngày. Lượng tối đa là 800g chia đều cho cả rau, củ, quả mỗi ngày. Không nên chỉ tập trung ăn 1 thứ.