PHƯƠNG ÁN CUNG CẤP ĐIỆN CHO CÔNG TRÌNH

Một phần của tài liệu ĐỒ án 1 hệ THỐNG CUNG cấp điên và dân DỤNG tên đề tài 1 THIẾT kệ hệ THỐNG CUNG cấp điện CHO CHUNG cư 18 TẦNG (Trang 31 - 34)

c, Tổng công suất tính toàn của tòa nhà

2.2. PHƯƠNG ÁN CUNG CẤP ĐIỆN CHO CÔNG TRÌNH

2.2.1. Nguồn điện

+ Nguồn điện cung cấp cho công trình là lưới điện 3 pha 110/22 KV của thành phố đi trên không. Được lấy vào theo đường cáp ngầm đưa vào trạm biến áp 22/0,4 (kV) của toà nhà.

+ Điểm đấu nối phụ thuộc vào kết cấu lưới điện trung thế bên trong toà nhà. Nguồn điện dự phòng cấp cho cả toà nhà. Thông qua bộ chuyển đổi nguồn ATS. Sau 5s phải có nguồn dự phòng cấp cho phụ tải của công trình.

2.2.2. Phương án cụ thể

+ Xây dựng 1 trạm biến áp (trạm xây) cho công trình. Theo kết cấu của công trình thì trạm biến áp này sẽ đặt ở khu đất được bố trí sẵn.

+ Máy phát điện dự phòng cũng được đặt ở khu đặt trạm biến áp sẽ cung cấp điện cho các phụ tải ưu tiển gồm có:

- Hệ thống chiếu sáng, ổ cắm

- Hệ thống bơm nước sinh hoạt và chữa cháy - Hệ thống thang máy

+ Cáp điện từ trạm biến áp vào tủ điện tổng toà nhà

+ Nguồn từ tủ điện tổng cấp điện cho các tủ điện tầng dùng Busway đi dọc theo thang cáp trong hộp kỹ thuật. Từ tủ điện tầng cấp điện cho các bảng điện phòng đi theo máng cáp kết hợp với ống gen. Bảng điện phòng cấp điện cho chiếu sáng, ổ cắm đi theo ống gen.

+ Dây dẫn đến các thiết bị dùng loại lõi đồng, hai lớp bọc, đi trong ống PVC, đi ngầm trong trần giả, tường, trần, sàn nhà.

+ Hệ thống điện cho chiếu sáng, ổ cắm, đèn, bơm nước, … độc lập với hệ thống điện cho điều hòa. Ta chỉ tính toán và để đầu chờ nguồn cho điều hòa. Trong mỗi đơn vị dùng điện bố trí một bảng phân phối điện, trong đó lắp các Aptomat để bảo vệ và phân phối điện đến các thiết bị dùng điện nhằm đảm bảo an toàn và tăng sự linh hoạt trong công việc điều khiển hệ thống điện. Từ các tủ điện phân phối đi các phụ tải phải tính toán và bố trí sao cho công suất của các phụ tải ở các pha cân bằng nhau.

+ Tiết diện tối thiểu của dây dẫn như sau: Dây dẫn mạch chiếu sáng: 1,5mm2. Dây dẫn cho mạch ổ cắm: 2,5mm2.

Dây dẫn từ tủ điện tầng đến tủ điện các phòng: 35 mm2

Dây từ trục đứng cấp điện cho một hoặc một số tầng: 150mm2

+ Hệ thống điện chiếu sáng được bảo vệ bằng các Aptomat lắp trong các bảng điện, điều khiển chiếu sáng bằng các công tắc lắp trên tường cạnh cửa ra vào, lối đi lại, ở những vị trí thuận lợi nhất.

+ Ngoài ra còn bố trí các ổ cắm điện nhằm phục vụ cho chiếu sáng cục bộ và các mục đích khác.

 Quy tắc lắp đặt thiết bị điện trong công trình:

+ Tủ điện tổng, tủ điện sự cố đặt ở dưới sàn nhà có giá đỡ.

+ Hộp công tơ của các tầng lắp ở độ cao1,5m trong phòng kỹ thuật.

+ Hộp phân phối điện các phòng, công tắc lắp ở độ cao: 1500mm so với sàn nhà.

+ Các ổ cắm điện lắp trong công trình ở độ cao 0,4m so với sàn nhà, riêng các ổ cắm điện dành cho bếp điện và máy giặt lắp ở độ cao 1,5 m so với sàn nhà.

+ Toàn bộ dây dẫn được luồn trong ống nhựa chôn ngầm trần, tường, sàn và đi trong hộp kĩ thuật.

+ Cấp điện từ tủ điện tầng đến các phòng đi trong máng PVC (60 x 40) mm lắp nổi sát trần.

2.2.3. Chọn Nguồn Điện

- Trong quá trình cung cấp điện việc chọn nguồn điện có quan hệ mật thiết đến nhiều mặt như: phụ tải cấp điện áp, sơ đồ cung cấp điện, bảo vệ tự động, chế độ vận hành… vì vậy xác định nguồn điện phải được xem xét một cách toàn diện. - Tùy theo quy mô của cung cấp điện mà nguồn điện có thể là các máy điện (nhiệt điện, thủy điện…) các trạm biến áp khu vực trung gian hoặc các trạm biến áp phân phối và biến áp phân xưởng.

- Nguồn điện cung cấp cho công trình là lưới điện 3 pha 110/22 KV của thành phố đi trên không. Được lấy vào theo đường cáp ngầm đưa vào trạm biến áp 22/0,4 (kV) của toà nhà. Điểm đấu nối phụ thuộc vào kết cấu lưới điện trung thế bên trong toà nhà.

- Nguồn điện dự phòng cấp cho cả toà nhà. Thông qua bộ chuyển đổi nguồn ATS.

- Sau 5s phải có nguồn dự phòng cấp cho phụ tải của công trình.

Để đảm bảo nguồn điện cung cấp điện phải thỏa mãn các yêu cầu sau: - Đảm bảo công suất cho các phụ tải.

- Phải gần phụ tải điện. - Phải có nguồn dự phòng. - Ít người qua lại.

Chương III: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ PHẦN MIỀN CHIẾU SÁNG

Dialux là phần mềm thiết kế chiếu sáng độc lập, được tạo lập bởi công ty DIAL GmbH – Đức. Phần mềm thiết kế chiếu sáng DIALUX gồm 2 phần :

3.1. Phần DIALUX LIGHT WIZARD:

Đây là phần riêng biệt của DIALUX từng bước trợ giúp người thiết kế dễ dàng và nhanh chóng thiết lập một dự án chiếu sáng nội thất. Kết quả chiếu sáng nhanh chóng được trình bày và kết quả có thể được chuyển thành tập tin PDF hoặc chuyển qua dự án chiếu sáng DIALUX để DIALUX có thể thiết lập thêm các chi tiết cụ thể,chính xác với đầy đủ các chức năng.

Một phần của tài liệu ĐỒ án 1 hệ THỐNG CUNG cấp điên và dân DỤNG tên đề tài 1 THIẾT kệ hệ THỐNG CUNG cấp điện CHO CHUNG cư 18 TẦNG (Trang 31 - 34)