mũi họng liên quan đến rối loạn giọng nói ở nữ giáo viên tiểu học huyện Gia Lâm, Hà Nội
- Tỷ lệ RLGN ở GVTH huyện Gia Lâm cao (87,82% có RLGN), 70% mắc trên 3 triệu chứng, hay gặp là mất giọng từng lúc (64%), nói mau mệt chiếm 61,34%, hụt hơi khi nói (57,9%) và giọng khàn (55,8%).
- RLGN chức năng chiếm 78,71%, các RLGN thực thể chiếm 21,29% gặp chủ yếu là VTQMT (17,46%); HXDT và polyp dây thanh chiếm 2,87%.
- Có mối liên quan giữa tỷ lệ mắc 3 TW RLGN với số tiết dạy học trong tuần.
- Phần lớn GV có RLGN có bệnh lý TMH kèm theo (52,64%).
- Đây là thực trạng cần phải quan tâm để có giải pháp can thiệp để phòng tránh tổn thương thứ phát tại thanh quản.
2. Hiệu quả của các biện pháp can thiệp trong điều trị RLGN ở giáo viên tiểu học viên tiểu học
- 126 GVTH được can thiệp VSGN, Luyện giọng và điều trị nội khoa
có sự cải thiện về tỷ lệ mắc và mức độ RLGN qua đánh giá chủ quan và khách quan.
- Các biện pháp can thiệp làm giảm rõ rệt các triệu chứng của bệnh lý LPR: trước can thiệp LPR có 46,3%, lần khám thứ 2 còn 13,4% ,lần khám thứ 3 còn 5% có LPR
- Các biện pháp can thiệp có hiệu quả với các bệnh lý TMH kèm theo, từ 42% trước can thiệp xuống còn 3,3% ở lần khám thứ 3. - VSGN, Luyện giọng và kết hợp điều trị các bệnh lý TMH kèm
theo là phương pháp cơ bản có hiệu quả trong điều trị các RLGN cơ năng, phòng tránh các tổn thương thứ phát và giúp GV ý thức hơn về giọng nói của mình.
KHUYẾN NGHỊ
Từ các kết quả chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị như sau: -Can thiệp RLGN bằng vệ sinh giọng nói, và luyện giọng kết hợp
điều trị nội khoa (bao gồm các bệnh lý liên quan) đã chứng tỏ hiệu quả làm giảm rõ rệt RLGN và các bệnh lý TMH kèm theo ở GVTH huyện Gia Lâm, Hà Nội. Do đó, mô hình này cần được tiếp tục triển khai nghiên cứu trên diện rộng với nhiều đối tượng nguy cơ cao khác, với thời gian dài hơn để đánh giá tính bền vững của nó.
-Nên đưa khám sàng lọc phát hiện RLGN của GV vào chương trình
khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm GV có RLGN và hướng dẫn cách điều trị và phòng tránh, đề xuất đưa các tiêu chí đánh giá RLGN vào tiêu chí đánh giá bệnh nghề nghiệp của GV.
-Các trường Đại học và Cao đẳng Sư phạm Nên có chương trình giảng dạy về vệ sinh giọng nói và các phương pháp phát âm chuẩn cũng như phương pháp phòng bệnh rối loạn giọng nói cho các giáo viên tương lai.