Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ ở miền Nam (1965-1968)

Một phần của tài liệu Đề Cương Ôn Tập Lịch Sử 12 Học Kỳ 2 Năm 2020-2021 Có Đáp Án (Trang 31 - 32)

(1965-1968)

1. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam

a. Hoàn cảnh: Sau thất bại của “Chiến tranh đặc biệt” từ giữa 1965, Mĩ chuyển sang

chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại MB.

b. Âm mưu và thủ đoạn:

- Âm mưu : là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng lực

lượng quân Mĩ, quân một số nước Đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn. Mĩ âm mưu nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực để áp đảo quân chủ lực của ta, giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy quân ta trở về phòng ngự, tiến tới kết thúc chiến tranh.

- Hành động :

+ Ồ ạt đưa quân Mĩ và Đồng minh vào miền Nam. Quân số lúc cao nhất (1969) lên gần 1,5 triệu, trong đó quân Mĩ hơn nửa triệu.

+ Mở ngay cuộc hành quân “Tìm diệt” vào căn cứ quân ta ở Vạn Tường (Quảng Ngãi). + Mở liền hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967 bằng hàng loạt cuộc hành quân “Tìm diệt” và “Bình định” vào căn cứ kháng chiến.

2. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ”

a. Những thắng lợi trên mặt trận quân sự:* Chiến thắng Vạn Tường * Chiến thắng Vạn Tường

- Tháng 8/1965, quân ta đã đẩy lùi cuộc hành quân của địch ở thôn Vạn Tường (Quảng Ngãi)...

- Ý nghĩa : Chiến thắng Vạn Tường được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ, chứng tỏ

nhân dân miền Nam hoàn toàn có thể đánh bại Chiến tranh cục bộ của Mĩ, mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam...

* Chiến thắng mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967 :

- Trong mùa khô thứ nhất (1965-1966): quân dân ta đã đẩy lùi nhiều cuộc hành quân của địch vào Đông Nam Bộ và Liên khu V ...

- Trong mùa khô thứ hai (1966-1967): quân dân ta đã đẩy lùi nhiều cuộc hành quân của địch... Lớn nhất là cuộc hành quân đánh vào căn cứ Dương Minh Châu...

b. Những thắng lợi trên mặt trận chính trị :

- Phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam chống lập Ấp chiến lược, đòi Mĩ rút về nước phát triển rất mạnh ở cả nông thôn và thành thị. Vùng giải phóng được mở rộng.

3. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968* Ý nghĩa : * Ý nghĩa :

- Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược (thừa nhận thất bại chiến tranh cục bộ), Mĩ chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc và chấp nhận đến đàm phán với ta tại hội nghị Pa-ri.

- Mở ra một bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ.

Một phần của tài liệu Đề Cương Ôn Tập Lịch Sử 12 Học Kỳ 2 Năm 2020-2021 Có Đáp Án (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w