Bài học kinh nghiệm về cạnh tranh từ một số nước ASEAN

Một phần của tài liệu Đề tài: CẠNH TRANH VÀ CẠNH TRANH SẢN PHẨM pps (Trang 25 - 26)

NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM THÉP VIỆT NAM

3.1. Bài học kinh nghiệm về cạnh tranh từ một số nước ASEAN

Thời gian thực hiện cam kết AFTA sắp tới. Vấn đề đặt ra đối với nước ta giờ đây là phải tìm ra câu trả lời cho câu hỏi làm thế nào để có thể hội nhập một cách thành công cũng như làm thế nào để tối thiểu hoá các rủi ro trong quá trình hội nhập. Thông qua việc phân tích thực tế phát triển của một số nước ASEAN, là các nước đã đi trước Việt Nam một thời gian, sẽ cho thấy các điểm yếu của họ cũng như các vấn đề mà nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành thép Việt Nam nói riêng đang gặp phải, và qua đó rút ra bài học cho Việt Nam trong thời kỳ tới.

Tiếp bước bốn con rồng nhỏ của Châu Á, các nước ASEAN ( Thái Lan, Malaixia, Indônêxia ) đã đạt được các thành tựu đáng ghi nhận khi họ tham gia vào chiến lược công nghiệp hoá xuất khẩu vào thập kỷ 60, 70.

Các nước này đã thể hiện xuất khẩu một cách ngoạn mục trong thập kỷ 80. cơ cấu hàng xuất khẩu của họ rất phong phú, đa dạng và gia tăng với tốc độ nhanh chóng từ những sản phẩm công nghệ cao ( hàng điện tử ) cho đến các sản phẩm nông nghiệp, các sản phẩm đòi hỏi nhiều lao động ( dệt may ). Các nước này đã được coi là “các con hổ nhỏ” của Châu á và được xếp vào các nước có tốc độ tăng trưởng cao.

Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính Châu Á vừa qua lại bắt đầu từ một trong những nước này ( từ Thái Lan ) và hậu quả của nó tác động mạnh tới tất cả các nước còn lại. Nguyên nhân, thực chất của sự khủng hoảng là sự yếu kém của các nền kinh tế đó khi gặp phải các cú sốc bên ngoài. Trên quan điểm chính sách công nghiệp người ta nhận thấy những điểm yếu sau đây của các nước đó.

Thứ nhất: Các ngành thay thế nhập khẩu được Nhà nước bảo hộ không có khả năng cạnh tranh quốc tế. Hầu hết các nước ASEAN đều bảo hộ các ngành như ô tô, đồ điện dân dụng, thép, Xi măng, Giấy, mặc dù mức độ bảo hộ khác nhau nhưng đều thuộc diện cao. Mặ dù các nước ASEAN nổi tiéng với các sản phẩm điện tử xuất khẩu, nhưng thực chất thì xuất xứ của chúng là từ các nhà máy liên doanh với Nhật Bản mới xuất khẩu sang các nước đang phát triển. Còn các nhà máy thành lập trước các nhà máy liên doanh ( vào thập kỷ 60, 70) vẫn chủ yếu sản xuất sản phẩm cho thị trường nội địa. Các ngành này khó có thể trở thành ngành có khả năng cạnh tranh quốc tế vì thời hạn bảo hộ quá dài.

Thứ hai: các ngành công nghiệp như chế tạo máy và thiết bị phụ thuộc nặng nề vào nhập khẩu nguyên liệu và bộ phận. Đây là một điểm yếu của cơ cấu công nghiệp, không chỉ của các nước ASEAN mà của toàn thể các nước thuộc thế giới thứ ba. Các nước ASEAN này không phát triển được hệ thống các ngành hỗ trợ, do đó cơ cấu công nghiệp trong nước thiếu mối liên hệ giữa các ngành. Kết quả tất yếu là sự phụ thuộc nặng nề vào nhập khảu nguyên liệu và bộ phận. Điều này làm giảm khả năng kiếm ngoại tệ của các ngành xuất khẩu và giảm khả năng tiết kiệm ngoại tệ của các ngành thay thế nhập khẩu.

Thứ ba: Mặc dù các nước ASEAN này đã đạt được các thành tích kỳ diệu về xuất khẩu nhưng có thể thấy rằng, các công ty đa quốc gia và các chi nhánh của nó chi phối rất nhiều họat động xuất khẩu của các nền kinh tế này. Điều đó cho thấy khả năng cạnh tranh của sản phẩm của các nươc ASEAN vẫn còn thấp và các cú sốc bên ngoài sẽ rất ảnh hưởng đến các nước này.

Một phần của tài liệu Đề tài: CẠNH TRANH VÀ CẠNH TRANH SẢN PHẨM pps (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w