8. Bố cục của luận án
1.4. Tình hình nghiên cứu công nghệ tạo hình bán lỏng
1.4.4. Nghiên cứu về công nghệ tạo hình bán lỏng ở Việt Nam
Hiện nay, trong nước có 3 đơn vị đang tiến hành nghiên cứu đó là: Phòng thí nghiệm Công nghệ vật liệu thuộc trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Bộ môn Công nghệ và thiết bị vật liệu cơ khí – khoa Cơ khí thuộc trường Đại học
Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh và Bộ môn Gia công áp lực, Học viện Kỹ thuật Quận sự.
Tại Phòng thí nghiệm Công nghệ vật liệu thuộc trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã triển khai nghiên cứu những vấn đề liên quan đến công nghệ tạo hình ở trạng thái bán lỏng theo phương pháp đúc lưu biến cho hợp kim nhôm A356 [3], [5]. Còn tại bộ môn Công nghệ và thiết bị vật liệu cơ khí thuộc trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, tiến hành nghiên cứu chế độ nung cao tần phục vụ cho tạo hình bán lỏng hợp kim nhôm A356 [2]. Tại Học viện Kỹ thuật Quân sự, đã tiến hành nghiên cứu các thông số công nghệ biến dạng tạo hình bán rắn hợp kim Al – Cu – Mg trong chế tạo vũ khí [6], trong nghiên cứu này tác giả đã tổng quan về công nghệ SSP, nghiên cứu ảnh hưởng thông số công nghệ ép chảy xúc biến đến tổ chức tế vi hợp kim AlCu4,3Mg1,5.
Nhận thấy rằng các nghiên cứu về công nghệ tạo hình xúc biến trong nước còn ít. Nghiên cứu về quá trình tạo hình xúc biến đã chỉ ra ảnh hưởng của một số thông số công nghệ đến tổ chức tế vi và cơ tính của sản phẩm, cụ thể là nghiên cứu quá trình chuẩn bị tổ chức bằng phương pháp SIMA, quá trình ép chảy xúc biến chi tiết trụ bậc. Tuy nhiên các nghiên cứu về ảnh hưởng của các thông số công nghệ đến quá trình chuẩn bị tổ chức bằng phương pháp máng nghiêng, tạo hình các chi tiết có thành mỏng chưa được đề cập đến, vật liệu nghiên cứu thường tập trung vào dòng hợp kim nhôm A356. Do đó các vấn đề đặt ra cho nghiên cứu công nghệ tạo hình bán lỏng (lý thuyết và thực nghiệm) cần được mở rộng để có thể ứng dụng công nghệ này vào thực tế sản xuất trong nước.