III. Nghệ thuật đặc sắc
3. Đoạn ông Hai trò chuyện với đứa con út (Ông lão ôm thằng con út lên lòng cũng vợi đi được đôi phần) cho em cảm nhận điều gì về tấm lòng của ông Hai vớ
cũng vợi đi được đôi phần) cho em cảm nhận điều gì về tấm lòng của ông Hai với làng quê, đất nước, với cuộc kháng chiến? Tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở ông Hai có quan hệ như thế nào?
Trong tâm trọng bị dồn nén và bế tắc, ông Hai chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời thủ thỉ tâm sự với đứa con nhỏ còn rất ngây thơ.
“… Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi: - Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai?
- Là con thầy mấy lại con u. - Thế nhà con ở đâu?
- Nhà ta ở làng Chợ Dầu.
- Thế con có thích về làng chợ Dầu không ? Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ: - Có.
Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi: - À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?
Thằng bé dơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt: - Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ: - Ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ.
…
Anh em đồng chí có biết cho bố con ông.
Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông.
Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai…".
Đây là một đoạn văn diễn tả rất cảm động và sinh động nỗi lòng sâu sa, bền chặt, chân thành của ông Hai - một người nông dân - với quê hương, đất nước, với cách mạng và kháng chiến.
Qua những lời tâm sự với đứa con nhỏ, thực chất là lời tự nhủ với mình, tự giãi bày nỗi lòng mình, ta thấy rõ ở ông Hai:
+ Tình yêu sâu nặng với cái làng chợ Dầu (Ông muốn đứa con nhỏ, thực chất ghi nhớ câu Nhà ta ở làng Chợ Dầu).
+ Tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là cụ Hồ
(Anh em đồng chí có biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con
ông). Tình cảm ấy là sâu nặng, bền vững và thiêng liêng (Cái lòng bố con ông là như
thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai).