- Liên hệ Người lính thời nay vẫn ngày đêm canh giữ từng tất đất, vùng trời, vùng biển, vẫn ngày đêm sát cánh cùng nhân dân trong sản xuất,
c. Đánh giá và liên hệ bản thâ n:
-Ánh sáng toả ra từ Lặng lẽ Sa Pa là một thứ ánh sáng rất riêng. Nó đem lại cho người đọc những cảm nhận mới mẻ thâm trầm, sâu sắc: Lặng lẽ Sa Pa - mới đọc tên, ngỡ nhà văn nói về một điều gì... im ắng, hắt hiu, giá lạnh; nhưng kì diệu thay trong cái lặng lẽ của Sa Pa vẫn ngân lên những âm thanh trong sáng, vẫn ánh lên những sắc màu lung linh, lan toả hơi ấm tình người và sự sống. Từ đó làm cho người đọc thấy tin yêu cuộc sống, bồi đắp lí tưởng sống cao đẹp - sống cống hiến dựng xây quê hương đất nước.
-Tác phẩm nghệ thuật, tác phẩm nghệ thuật lớn là con đẻ tinh thần của nhà văn. Nó được tạo ra bằng quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc và sáng tạo.
-Tác phẩm lớn sẽ chiếu tỏa, soi rọi; có khả năng giáo dục, cảm hóa sâu sắc tới nhận thức và hành động của bạn đọc nhiều thế hệ (liên hệ bản thân)
ĐỀ 18
Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
(I-li-a Ê-ren-bua, trích “Lòng yêu nước”, SGK Ngữ văn 6 tập 2, NXB Giáo Dục)
Em hiểu câu nói trên như thế nào? Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu nói trên qua truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân.
HƯỚNG DẪN
1.Yêu cầu về kỹ năng:
- Bài làm của học sinh có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, nắm vững kỹ năng làm bài nghị luận văn học.
- Lập luận thuyết phục, văn viết có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; chữ viết cẩn thận.
2.Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau, song cần đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau:
I. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề: Truyền thống yêu nước của dân tộc.
- Trích câu nói của nhà văn I. Ê-ren-bua, dẫn dắt và giới thiệu nội dung truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.
II. Thân bài