Nguyễn Du là một thi hào dùng rất nhiều điển tích trong tác phẩm của mình. Nhưng khác với những nhà thơ khác , thường dùng điển tích chỉ vỡ chưa tìm được
chữ quốc ngữ thích đáng để thay thế . Nguyễn Du thì khỏc, cụ đã dùng điển tích để “làm câu thơ thêm có ý vị đậm đà mà vẫn lưu loát tự nhiên, không cầu kỳ thắc mắc” như Giáo sư Hà Như Chi đã nhận định. (Việt Nam Thi Văn Giảng Luận). Nhưng phải nói, những điển tích mà Nguyễn Du dùng chính đã làm giàu cho nền văn chương quốc ngữ Việt Nam, thậm chí nhiều điển tích đã trở thành ngôn ngữ hoàn toàn Việt Nam, mà nói tới ai ai cũng hiểu ý nghĩa đại cương của nó. Chẳng hạn những chữ Biển dâu, Gót sen, Sư tử Hà Đông, kết cỏ ngậm vành, mây mưa, ba sinh, chắp cánh liền cành ..v...v .
Những điển tích thường nằm nhiều trong những đoạn thơ tả người, tả tình tả tâm trạng, tả tiếng đàn, trải dài trong suốt truyện Kiều.
Riêng trong lĩnh vực tả cảnh là chủ điểm của bài này, chúng ta không gặp nhiều điển tích cho lắm. Nhưng cũng xin đan cử vài ví dụ.
Chẳng hạn như đoạn tả cảnh Kiều nhớ Kim Trọng bên dòng nước trong xanh phản chiếu ánh trăng ngà
“Gương nga chênh chếch dòm song Vàng gieo ngấn nước cây lồng bóng sân “
“Gương Nga”chỉ mặt trăng, do tích Hằng Nga, mỹ nhân, vợ của Hậu Nghệ, đánh cắp và uống hết thuốc tiên mà Hậu Nghệ xin được của bà Tây Vương Mẫu. Hằng Nga hóa tiên và bay lên mặt trăng. Từ đó người ta thường gọi mặt trăng là Gương Nga hay chị Hằng, chị Nguyệt .
Hai câu thơ khác :
Sông Tần một giải xanh xanh Loi thoi bờ liễu mấy cành Dương Quan
Sông Tần lấy từ câu “dao vọng Tần Xuyên, can trường đoạn tuyệt” ý núi ở xa nhìn nước sông Tần như nát gan xé ruột . Dương Quan là tên một cửa ải xa ở phía tây nam tỉnh Cam Túc. Cả hai điển tích trên đều mang ý nghĩa một sự nhớ nhung khi xa cách. Đó là lúc Thúy Kiều tiễn đưa Thúc Sinh trở về thăm vợ cũ là Hoạn Thư.
Hay: Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Chữ Khóa xuân lấy từ điển tích Châu Du bị gió đông cản việc phóng hỏa đốt trại Xích Bích, nên Đài Đồng Tước không bị cháy, nhưng chính vì đó mà đó khóa chặt tuổi xuân hai chị em tờn Đại Kiều và Tiểu Kiều, một người vợ Tôn Sách và một người vợ Chu Du..
Đông phong bất dữ Chu lang tiện, Đồng Tước xuân thâm tỏa nhị Kiều .
Hai câu thơ trên ngụ ý tả cảnh lầu Ngưng Bích như là nơi đó khóa kín tuổi xuân của Thúy Kiều.
Một đoạn khác khi Kim Trong trở về vườn Thúy để tìm Kiều, nhưng nàng đã không còn ở đó, chỉ còn ngàn cánh hoa đào hồng thắm đang cười như tiễn biệt gió đông:
Trước sau nào thấy bóng người Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông
Hai câu này lấy từ điển tích nho sinh Thôi Hộ đời nhà Đường, trở về Đào Hoa Trang để thăm người con gái năm xưa đã dâng cho chàng nước uống trong lúc dự hội Đạp Thanh. Nhưng người đẹp đã vắng bóng dù cảnh cũ vẫn còn đấy, chìm ngập trong
ngàn cánh hoa đào phe phẩy dưới nắng xuân. Thôi Hộ đã viết hai câu thơ nguyên văn văn :
Nhân diện bất tri hà xứ khứ , Đào hoa y cựu tiếu đông phong
Kết luận .
Tóm lại, nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du thật là muôn Hình vạn trạng. Nghệ thuật ấy chẳng khác gì nghệ thuật vẽ một bức tranh thủy mạc, nhiều khi chỉ một mảnh trời , một ánh trăng, một cành liễu, một dòng nước hay một áng mây hoàng hôn v.v.v . Chỉ thế thôi, nhưng chữ dùng về màu sắc và cách sắp đặt cảnh gần xa thật tài tình đó đủ lôi cuốn tâm hồn người đọc, như để cùng chung hòa vào cảnh vật. Một điều không thể chối cãi được là Nguyễn Du rất yêu cảnh thiên nhiên nên đã ban cho cảnh thiên nhiên một “hồn người” khiến cho không ai đọc thơ tả cảnh của Nguyễn Du mà không khỏi bồi hồi tấc dạ. Giá trị văn chương tả cảnh của Nguyễn Du đó đạt tới mức tinh diệu để chỉ riêng một lĩnh vực tả cảnh không thôi, cũng đủ truyện Kiều không hổ thẹn để xứng đáng là một tác phẩm văn chương quốc ngữ hay nhất trong kho tàng văn học của nước ta.
Hãy nghe học giả Đào Duy Anh nhận xét về truyện Kiều “Chúng ta sở dĩ yêu chuộng truyện Kiều không phải nó có thể làm quyển sách luân lý cho đời, mà chỉ vì trong sách ấy, Nguyễn Du đã dùng những lời văn kỳ diệu để rung động tâm hồn ta...” ( Khảo Luận về Kim Vân Kiều)..
Thật đúng như vậy, những rung động trong tâm hồn được khơi dậy khi đọc truyện Kiều hẳn là một điều không ai trong chúng ta có thể phủ nhận bởi vì chúng ta đó từng có những cảm giác này. Truyện Kiều vì thế đã sống mãi với thời gian và không gian, từ thế hệ này qua thế hệ khác, lúc nào cũng được mọi người trân trọng và yêu mến