Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất đai huyện Lai Vung giai đoạn 2005 - 2010 và dự báo đến năm 2015 (Trang 27 - 29)

Huyện Lai Vung có ngành nông nghiệp là ngành sản xuất chính. Sau đó mới đến các ngành thương nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề khác. Trong những năm gần đây với chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá thì ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển ngày càng tăng và ổn định.

KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI 2006 - 2010 HUYỆN LAI VUNG

0,00 5.000,00 10.000,00 15.000,00 20.000,00 25.000,00

Đất nông nghiệp (ha) 19.722,31 19.697,65 19.462,11 Đất phi nông nghiệp (ha) 4.071,23 4.117,65 4.331,44 Đất chưa sử dụng (ha) 0,00 0,00 0,00

Ngành nông nghiêp

Huyện Lai Vung phát triển khá mạnh, gồm cả trồng trọt và chăn nuôi. Trồng trọt có các cây chính là lúa, lúa màu, cây ăn quả. Ngoài ra còn có cây khác như cây dừa, rau màu.... Bên cạnh đó thủy sản cũng phát triển khá mạnh, chủ yếu nuôi cá.

+ Trồng trọt:

Cây ăn trái đã được trồng và có hiệu quả nhiều năm nay. Có những vườn cây ăn quả chuyên và có những vườn cây ăn quả trong vườn tạp và những cây ăn quả trong đất thổ cư. Trong đó các cây được chú ý phát triển là quýt, cam, xoài, nhãn. Nhưng do giá cả thị trường nhãn giảm thấp, hiện nay người trồng nhãn bị lỗ nên đầu tư cho cây này ít được chú ý, còn các cây khác như quýt hồng, bưởi, sầu riêng được đầu tư cao hơn nên năng suất và sản lượng khá tốt. Vùng này có thế mạnh cây ăn trái nhất là cây đặc sản. Mấy năm qua, cây quýt đã được chú ý và được trồng nhiều ở xã như: Tân Thành, Tân Phước và Long Hậu với năng suất khá cao.

Cây lúa ở đây được chú ý khá nhiều, năng suất khá cao, bình quân 48,4 tạ/ha gieo trồng. Diện tích có khả năng mở rộng không còn nhiều, vụ Đông Xuân lúa có năng xuất thường cao. Lúa Đông Xuân có năng suất xấp xỉ 7tấn/ha, Hè Thu năng xuất xấp xỉ 6 tấn/ha. (Phòng Thống Kê huyện Lai Vung, 2010).

+ Chăn nuôi: Đất rộng, cỏ nhiều có nhiều điều kiện phát triển đàn trâu, bò nhưng hiện nay còn ít. Đất nghèo dinh dưỡng nên cần đẩy mạnh chăn nuôi lấy phân bón làm ruộng để cải tạo đất.

+ Nuôi trồng thủy sản: Huyện có diện tích sông rạch khá nhiều là 1.551,17ha chiếm 7,06% diện tích tự nhiên toàn huyện nên rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản. (Phòng Thống kê huyện Lai Vung, 2010).

Thương mại – Dịch vụ

Mở rộng và nâng cấp chợ Lai Vung lên chợ loại 1; nâng cấp chợ Tân Thành, chợ Ngã 3 Phong Hoà thành chợ loại 2; mở rộng chợ Giao Thông (kinh Mương Khai), chợ Tân Dương; xây dựng các chợ loại 3 khác. Phấn đấu đến năm 2015 hoàn chỉnh mạng lưới chợ và qui mô thương mại. Tiếp tục phát triển chợ thị trấn Lai Vung trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2010 - 2015; tạo điều kiện và khuyến

khích tư nhân đầu tư xây dựng các siêu thị tại các trung tâm của huyện như: Thị trấn Lai Vung, Tân Thành và Phong Hoà. Phát triển các cảng sông, bến lên hàng cập sông Hậu cập Quốc lộ 54.

Tạo điều kịên thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ như: giao thông vận tải, ngân hàng, viễn thông….

Ngành nghề khác

Trong các năm qua huyện tăng cường các giải pháp kêu gọi đầu tư sớm lấp đầy khu công nghiệp sông Hậu; có cơ chế, chính sách thích hợp để kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gắn với dịch vụ và sản xuất nông nghiệp. Mở rộng cụm công nghiệp Tân Dương. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa trên các lĩnh vực như chế biến lương thực - thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, gia công may mặc… dọc theo tỉnh lộ 852 giáp Lấp Vò và Sa Đéc, dọc sông Hậu và Quốc lộ 54 giáp với huyện Lấp Vò và huyện Bình Tân (Vĩnh Long).

Một phần của tài liệu Đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất đai huyện Lai Vung giai đoạn 2005 - 2010 và dự báo đến năm 2015 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)